
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Ít người chọn về với biển trong thời điểm “giao thoa” trước khi chuyển sang mùa gió chướng. Biển mùa này vắng lạnh. Vắng lạnh như những cơn mưa chiều miền biển không vồ vập mà liêu xiêu, thanh mảnh từ trên cao rơi xuống đồi cát dài chạy dọc bờ biển như mộ trời chốn kín bao bí ẩn của đại dương bao la. Và những chiếc thuyền nan gối mình lên bờ cát đợi chờ chuyến ra khơi để được vẫy vùng cùng sóng gió. Riêng tôi về với biển chỉ để được ngồi cùng vài “người bạn” vong niên mà nghe họ say sưa kể chuyện nghề, nghiệp biển…sau sự cố môi trường biển đã qua.
![]() |
Anh Nguyễn Duy Thủ hoàn thành các công đoạn để cho ra đời chiếc thuyền composite |
Tôi về làng biển Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh khi từng đợt áp thấp nhiệt đới cứ liên tiếp quần thảo trên biển khiến bà con ngư dân không thể ra khơi. Khác hẳn với không khí yên lặng vốn có của làng biển, tốp thợ ở cơ sở đóng thuyền composite của anh Nguyễn Duy Thủ với nhịp độ khẩn trương hoàn thành nhiều công đoạn để cho ra đời hàng chục chiếc thuyền composite kịp bàn giao cho bà con ngư dân ra biển đánh bắt thủy hải sản khi “trời yên, biển lặng”.
Ngồi nhớ lại quãng thời gian “chập chững” làm quen với nghề đóng thuyền nan rồi “khăn gói” lặn lội vào tận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để vừa làm biển, vừa học nghề đóng thuyền composite, anh Nguyễn Duy Thủ cho rằng đời anh có “duyên nghiệp” với nghề đóng thuyền, bởi từ năm 2007, khi đang là ngư dân vào lộng, ra khơi như bao trai tráng của làng biển Thái Lai…thì anh gặp cánh thợ đóng thuyền nan truyền thống của xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
Những ngày cánh thợ đóng thuyền xã Ngư Thủy Nam lưu lại thôn Thái Lai, cứ rảnh rỗi là anh Thủ đến xin phụ việc vặt để tìm cơ hội học nghề. Và rồi cách học “nhìn - ghi nhớ” của anh đã phát huy hiệu quả với riêng anh. Sau đó không lâu, anh Thủ mua sắm nguyên liệu rồi tự tay đóng cho gia đình mình chiếc thuyền nan trước sự “ngỡ ngàng” của bà con trong thôn. Thấy chiếc thuyền nan anh đóng đảm bảo chất lượng lại có kiểu dáng đẹp, có độ bền cao nên nhiều ngư dân thôn Thái Lai cũng như các thôn, xã khác của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong… tìm đến đặt anh đóng thuyền.
“Nhưng rồi, nghề đóng thuyền nan truyền thống với thu nhập bấp bênh không mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình như tôi từng kỳ vọng. Năm 2014, tạm gác lại nghề đóng thuyền nan, tôi vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để làm nghề “đi bạn” trên các tàu đánh bắt xa bờ. Chính những ngày “đi bạn” ấy, cái “duyên nghiệp” với nghề đóng thuyền lại đến với tôi thêm lần nữa. Trong một lần nghỉ biển, tôi lang thang vào các làng chài để chơi rồi thấy bà con sử dụng thuyền bằng vật liệu composite để đánh bắt gần bờ.
“Máu nghề nghiệp” nổi lên, tôi liền dò hỏi rồi tìm đến cơ sở đóng thuyền composite. Sau đó, tôi lại tiếp tục cách học nghề khá lạ của riêng mình là “nhìn - ghi nhớ”. Đến cuối năm 2014, tôi trở về quê hương với hành trang mang theo là những kiến thức khá vững vàng về công nghệ đóng thuyền bằng vật liệu composite”, anh Nguyễn Duy Thủ nhớ lại. Rồi anh Thủ giải thích cặn kẽ cho tôi hiểu công năng của vật liệu composite.
Theo anh Thủ thì vật liệu composite là loại vật liệu được tổng hợp từ nhiều vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có tính năng vượt trội vật liệu ban đầu. Vật liệu composite kế thừa những ưu điểm của vật liệu nhựa thông thường và cả của kim loại như có tính chất dẻo dai; rất dễ pha màu và đóng khuôn trong tạo hình. Vật liệu composite rất bền màu và chống chịu đặc biệt tốt với chất ăn mòn, oxy hóa nên được ứng dụng nhiều trong ngành Công nghiệp hóa chất dùng làm bồn đựng hóa chất, bọc bể chống ăn mòn, đồ gia dụng, ống nước, mái che…
Vật liệu composite rất nhẹ (chỉ bằng 40% so với nhôm nếu cùng thể tích). Chính ưu điểm này nên gần đây, vật liệu composite được sử dụng để thay thế kim loại trong các sản phẩm của ngành cơ khí, chế tạo máy, đóng tàu, thuyền... Khi đã nắm được công nghệ, anh Thủ bắt đầu đầu tư vốn để mở cơ sở đóng thuyền composite. Thuyền composite với những ưu điểm sử dụng rất ít nguyên liệu là gỗ, ván, tre già…nên thân thiện với môi trường; thuyền composite thường nhẹ hơn thuyền nan truyền thống nên khi gắn động cơ thì thuyền sẽ có vận tốc cao gấp nhiều lần…
Giá mỗi chiếc thuyền composite cũng tương đương với thuyền nan truyền thống đó là khoảng 20 - 25 triệu đồng/chiếc, nhưng thời gian sử dụng gấp đôi (thường thời gian sử dụng là 10 - 15 năm). Khách hàng từ nhiều vùng miền bắt đầu tìm đến cơ sở sản xuất thuyền composite của anh để đặt hàng. “Công việc làm ăn đang thuận lợi thì đến năm 2016, sự cố môi trường biển xảy ra. Khách hàng đóng thuyền composite giảm dần rồi hầu như không còn ai đến đặt hàng.
Nhìn đống vật liệu mua về phục vụ cho việc đóng thuyền composite nằm phơi nắng, phơi mưa mà lòng tôi xót xa. Không riêng gì nghề đóng thuyền composite mà nhiều nghề khác như lặn biển, đánh bắt thủy hải sản… tại xã Vĩnh Thái đều phủ gam màu hiu hắt, ảm đạm. Cánh thợ lặn thì phiêu bạt ra tận tỉnh Nghệ An, vào thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi để tiếp tục làm nghề lặn biển kiếm tiền gửi về cho vợ con.
Nhiều ngư dân xã Vĩnh Thái lâu nay quen với sóng gió biển khơi đành ngậm ngùi lên bờ nuôi lợn, nuôi gà, trồng rau màu…chờ ngày biển “sạch”. Mà ngư dân lên bờ làm nông nghiệp nên lóng ngóng là chuyện đương nhiên. Rồi biển dần hồi sinh trở lại. Bằng chứng là ngư dân bãi ngang xã Vĩnh Thái cũng như nhiều vùng miền khác lại ra biển đánh bắt thủy hải sản. Mà khi bà con ngư dân ra biển, thì nghề đóng thuyền composite của gia đình tôi cũng phục hồi trở lại.
Và đầu năm 2017 đến nay, cơ sở đóng thuyền composite của gia đình tôi nhận đóng mới hàng chục chiếc thuyền composite của bà con ngư dân xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh), Trung Giang, Gio Hải (huyện Gio Linh)… Bây giờ, tôi lại sống được bằng chính cái nghề đóng thuyền, anh Thủ cho biết. II. Tôi nhớ mãi buổi chiều cách đây vài tuần khi về làng biển Đông Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng.
Buổi chiều mà tôi cùng lão ngư Mai Văn Bảo ngồi trên bờ biển chỉ để nhìn ngắm những chiếc thuyền nan đang lách từng đợt sóng tiến vào bờ sau một ngày ra khơi đánh bắt thủy hải sản. Những chiếc thuyền nan truyền thống ấy như tôi biết là do chính tay lão ngư Mai Văn Bảo làm ra bằng cả tâm huyết và tình yêu ông dành cho biển khơi.
Lão ngư Mai Văn Bảo nói với tôi rằng biển có lúc yên, lúc trở chứng nhưng dù như thế nào đi nữa thì ngư dân vẫn một lòng với biển. Như chính bản thân ông, mãi đến năm 2003 khi tấm lưng trần không còn đủ sức chống chịu với sóng gió đại dương, đôi bàn tay đã bợt bạt đi vì nước biển thì ông mới thôi ra biển để bắt đầu làm nghề đóng thuyền nan cho đến tận bây giờ. Nghề đóng thuyền nan tuy không còn ở thời kỳ “vàng son một thuở”, nhưng ông vẫn say mê, tận tụy với cái nghề đã vận vào cuộc đời ông.
“Nghề đóng thuyền nan truyền thống cũng truân chuyên, thăng trầm lắm. Ví như năm 2016, khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra, ngư dân vùng biển bãi ngang đánh bắt chỉ cách bờ vài hải lý nên không bán được. Mà thủy hải sản không bán được thì ngư dân ra biển chẳng để làm gì nên nghề đóng thuyền nan như gia đình tôi cũng đình trệ đến nỗi nhiều lúc tôi cứ tưởng “mất nghề” đến nơi. Trước khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra, mỗi năm gia đình tôi đóng trên 30 chiếc thuyền nan có công suất 6 - 24 CV.
Riêng năm 2016, cơ sở của gia đình tôi chỉ đóng được 7 - 8 chiếc. Các tháng đầu năm 2017, khi biển đang dần hồi sinh và nhiều ngư dân nhận được tiền đền bù đã dùng số tiền ấy để đóng thuyền nan tiếp tục ra biển. Từ đầu năm đến nay, cơ sở đóng thuyền nan của gia đình tôi nhận đóng mới 40 - 50 chiếc thuyền nan gắn máy có công suất từ 10 - 24 CV (giá bình quân 20 - 30 triệu đồng/chiếc) của ngư dân xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong), xã Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng). Vậy là tôi lại sống được bằng nghề…”, lão ngư Mai Văn Bảo phấn khởi nói.
Hiện tại, hàng chục làng nghề, hàng trăm ngư dân làm nghề đóng thuyền, chế biến nước mắm suốt dọc miền chân sóng đang nhộn nhịp trở lại. Với ông Bảo vẫn luôn có tâm nguyện giữ lấy nghề đóng thuyền nan truyền thống này để tiếp tục lưu truyền lại cho con cháu mai sau.
Hoàng Tiến Sỹ
Cách đây vài năm, ngư dân vùng biển bãi ngang vẫn còn nhọc nhằn dùng sức lực để đưa chiếc thuyền nan nặng vài tấn xuống biển hoặc lên bờ trong những chuyến ...
Không trực tiếp ký thác đời mình với biển, nhưng các anh: Phan Thanh Thiềm (sinh năm 1978), Phan Thanh Minh (sinh năm 1982) ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện ...
Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp mưu sinh với ...
Cơn bão giá xăng, dầu “quét qua” nhiều làng biển thời gian vừa qua khiến nhiều tàu đánh bắt xa bờ phải la liệt nằm bờ. Tuy nhiên, nghề câu vàng ở rạn biển, lừ ...
“Giảm hao hụt đá lạnh lên đến hơn 30% so với trước đây, kéo dài thời gian chuyến biển lên thêm 7 - 10 ngày, giảm tỉ lệ hao hụt sản phẩm sau khai thác, chất ...
Từng đợt gió cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làm cho cái lạnh thêm buốt giá. Vậy nhưng thời tiết đó không ngăn được cánh thợ lặn ở thị trấn Cửa Tùng, ...
Từ tháng 3-7 âm lịch hằng năm, khi gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn ràn rạt thổi về phía biển thì cũng là lúc ngư dân thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh ...
Từng đợt gió mùa đông bắc lạnh giá cứ liên tiếp quần thảo trên biển khiến ngư dân vùng biển bãi ngang không thể ra khơi. Khác hẳn với không khí tĩnh lặng của ...
Năm thứ 5 liên tiếp đồng hành cùng Tiền Phong Marathon, SABECO tiếp tục khẳng định cam kết của mình trong việc mang đến những giá trị tích cực, thúc đẩy sự phát triển bền vững...
QTO - Giữa những nếp nhà sàn lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn có một sự đổi thay đang âm thầm lan tỏa. Đó là sự thay đổi trong tư duy, trong hành động,...
(QT) - Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, huyện và Đảng bộ thị trấn Lao Bảo nhiệm kỳ 2015 - 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2016 - 2021 của UBND...
(QT) - Với những nỗ lực, quyết tâm cao, huyện Cam Lộ được UBND tỉnh chọn thí điểm xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020. Để thực hiện có...
(QT) - Đến thăm khu dân cư số 1 huyện đảo Cồn Cỏ sau gần nửa năm 7 hộ dân ra lập nghiệp trên đảo, chúng tôi cảm nhận được cuộc sống mới đang bắt đầu với người dân nơi đây....
(QT) - Tỉnh Quảng Trị có đường biên giới tiếp giáp với 2 tỉnh Savannakhet và Salavan của nước Cộng hòa DCND Lào với chiều dài hơn 179 km. Trong những năm qua đã xảy ra tình...
(QT) - Trong thời đại ngày nay, quá trình phát triển được xem là bền vững khi và chỉ khi đảm bảo hài hoà giữa 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu chỉ chú trọng phát...
(QT) - Sau bài viết “Người dân Vân Hoà thấp thỏm nỗi lo ung thư” đăng trên Báo Quảng Trị, số 5176, thứ 3, ngày 9/5/2017 cùng phóng sự truyền hình “Nỗi lo từ nguồn nước ô nhiễm”...