Cập nhật: Chủ nhật, 03/03/2013 | 09:43 GMT+7

Giáo dục học sinh cá biệt như thế nào?

(QT) - Học sinh là lứa tuổi hiếu động và tinh nghịch. Lớp học được xem như một ngôi nhà chung mà ở đó thầy cô là người cha, người mẹ, còn học sinh là những đứa con thân yêu. Mỗi học sinh có một tính cách khác nhau mà thầy cô phải nắm bắt, hiểu biết. Có lẽ trong cuộc đời đi dạy, có không ít thầy cô lo lắng, nhất là khi phải vào dạy hay làm công tác chủ nhiệm ở một lớp có nhiều học sinh cá biệt. Theo quan niệm của giáo viên, học sinh cá biệt là những em có tính cách lì lợm, khó bảo, hay quậy phá trong lớp, thường kết nhóm, gây gổ, trốn học. Thật không may cho các thầy cô có những cô, cậu học trò như thế. Tất nhiên, không phải khi nào chúng ta cũng tỏ ra lo lắng, bi quan. Thực tế, bằng tình thương và ngọn lửa yêu nghề, có không ít thầy cô đã cảm hoá, giáo dục được những học sinh hư.

Minh họa: LÊ NGỌC DUY

Làm gì để giáo dục được học sinh cá biệt? Trước hết phải nghiêm khắc với các em. Nhưng không phải khi nào cũng to tiếng với những lời lẽ trách móc nặng nề. Một giao viên có kinh nghiệm lâu năm tâm sự: “Mình phải hiểu tâm lý, tính cách của từng học sinh, phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao em đó có những biểu hiện cá biệt như vậy”. Học sinh cấp 2, cấp 3 đang ở lứa tuổi dậy thì. Theo các nhà tâm lý học thì lứa tuổi này có đời sống tâm lý phức tạp, chưa ổn định. Các em đang ở ngưỡng cửa giữa trẻ em và người lớn, vì thế tính tự ái, lòng tự trọng cao. Một lời nói, một cử chỉ của người lớn trước mặt các em nếu không được cân nhắc thì dễ bị kích động. Những suy nghĩ của các em bồng bột, hành động một cách vô thức, nhất thời. Nếu giáo viên chỉ một mực lên tiếng chỉ trích gay gắt đối với các em mà thiếu sự gần gũi để khuyên nhủ thì khó đạt hiệu quả trong công tác giáo dục, uốn nắn những học sinh cá biệt. Xin được kể một câu chuyện: Phong là con của một gia đình có bố mẹ làm công nhân, kinh tế không mấy khá giả nhưng bố mẹ vẫn quyết tâm cho cậu con trai của mình học đến nơi đến chốn. Khổ nỗi Phong lại hay theo bạn, thường xuyên trốn học. Nhiều lần thầy giáo chủ nhiệm phê bình, nhắc nhở nhưng em vẫn “chứng nào tật ấy”. Vào một buổi chiều, thầy giáo chủ nhiệm quyết định tìm đến nhà Phong trực tiếp gặp bố mẹ rồi gặp riêng Phong, nhẹ nhàng khuyên nhủ, phân tích chuyện đúng, sai và tâm tình với Phong như một người anh trai. Kể từ hôm đó, Phong tiến bộ rõ rệt, không bao giờ em trốn học hay trốn tiết. Từ một học sinh yếu, Phong vươn lên trở thành một học sinh khá và cũng từ đó em xem thầy giáo chủ nhiệm như một người anh, người cha thật sự của mình. Với những học sinh cá biệt, không phải khi nào chúng ta cũng to tiếng hoặc nặng lời. Những điều đó có khi phản tác dụng. Nhiều khi một lời tâm sự, khuyên nhủ, một sự quan tâm bằng hành động, cử chỉ yêu thương, động viên từ phía giáo viên sẽ có tác dụng cảm hoá lớn. Có không ít học sinh hư đã hoàn toàn thay đổi, lớn lên, thành đạt từ cái nhìn trìu mến cùng những lời khuyên bảo chân tình của các thầy, cô giáo. Là giáo viên, mỗi chúng ta nên sâu sát với hoàn cảnh của học sinh, tạo điều kiện để được nghe lời chân thật trong tâm hồn bé thơ trong sáng của các em. Hãy đến với học sinh cá biệt bằng tất cả trách nhiệm, cái tâm và phương pháp giáo dục linh hoạt… của một người thầy. Đó là con đường cảm hoá tốt nhất đối với học sinh cá biệt. Ngành giáo dục đang thực hiện phong trào "Xây dựng truờng học thân thiện, học sinh tích cực", vì thế cảm hóa học sinh cá biệt bằng tình yêu thương là phương pháp giáo dục nhân văn, có hiệu quả. Có lẽ cũng đã đến lúc các trường phổ thông cần thực hiện cuộc vận động mang tên "Nói lời yêu thương" để góp phần cảm hóa, giáo dục học sinh. Nhà sư phạm Nga V.A Sukhomlinxki trong quyển sách "Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ" từng hết sức băn khoăn về lũ học trò bị các giáo viên khác đánh giá là "người không ra người, ngợm không ra ngợm", đã dùng tình yêu thương cảm hóa các em và rồi cuối cùng ông có những học trò tốt nhất, tử tế nhất. Thế mới biết, một khi người thầy, người cô có trái tim nồng ấm yêu thương cộng với phương pháp sư phạm mềm dẻo, linh hoạt thì việc giáo dục học sinh cá biệt không còn là nỗi lo, nỗi ám ảnh ở các trường phổ thông hiện nay. TRẦN VĂN TOẢN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ấm lành bát cháo học sinh
21:55 03/04/2023

Không để những bài học đạo đức chỉ nằm trên trang sách, ngày càng nhiều học sinh trong tỉnh đã hiện thực hóa lời dạy của thầy, cô bằng việc làm ý nghĩa. Đáng ...

Cô giáo như mẹ hiền
22:50 13/09/2024

Hai mươi năm dạy học tại địa bàn miền núi từ huyện Hướng Hóa đến Gio Linh, cô giáo Hồ Thị Bình (sinh năm 1981), người dân tộc Vân Kiều, luôn được phụ huynh, ...

Nâng bước học sinh vùng khó
22:40 08/05/2023

Công tác ở vùng cao, dẫu cuộc sống còn muôn vàn nỗi lo nhưng cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông vẫn luôn dồn toàn tâm, toàn ...

Các trường trung cấp tìm cách thu hút thí sinh

Các trường trung cấp tìm cách thu hút thí sinh
03:35 02/03/2013

(TNO) - Vấn đề cấp thiết nhất được đặt ra trong buổi họp bàn về công tác giáo dục chuyên nghiệp năm 2013 tại TP.HCM trong tuần này vẫn là một điều đã cũ: làm thế nào thoát khỏi...

Thuốc cắt cơn thèm rượu bia

Thuốc cắt cơn thèm rượu bia
03:35 02/03/2013

(TNO) - Liên minh châu Âu vừa bật đèn xanh, cho phép hãng dược Phần Lan sản xuất một loại thuốc giúp người nghiện rượu ngăn chặn cơn thèm rượu bia.

POWERED BY
Việt Long