
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mĩ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ có vai trò của nhà trường mà còn rất cần sự phối kết hợp chặt chẽ của gia đình và toàn xã hội để tạo sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục.
![]() |
Vệ sinh trước giờ vào học của học sinh Trường Trưng Vương. Ảnh: Ngọc Duy |
Hiện nay, trong thời kì hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bên cạnh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những tiêu cực của xã hội đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh. Hơn lúc nào hết, việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên rất quan trọng và cấp thiết.
Trước tác động của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến lứa tuổi HS,SV. Chính vì vậy đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên xuống cấp đến mức báo động. Nhiều học sinh ngang bướng, vô lễ, không còn biết tôn trọng bạn bè, thầy cô và người lớn tuổi. Tình trạng học sinh nói tục, chửi thề, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp, bạo lực học đường, đánh nhau (cả nam và nữ) còn diễn ra. Điều đáng nói ở đây là những học sinh khác đứng ngoài cổ vũ rất nhiệt tình và còn sử dụng điện thoại quay video và đưa lên mạng xã hội khi thấy các bạn đánh nhau. Nhiều học sinh, sinh viên có thái độ bất cần, không tôn trọng đạo lí, tỏ ra khinh thường mọi người xung quanh, thách thức pháp luật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng mà không lường trước được.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do nhiều gia đình bố mẹ bận bịu cả ngày nên ít có cơ hội gần gũi, trò chuyện, dạy dỗ con cái và có tư tưởng phó mặc trách nhiệm giáo dục cho nhà trường và xã hội. Trong những năm gần đây, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS,SV trong các nhà trường được tăng cường, đổi mới cả nội dung, phương pháp thực hiện và thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên việc giáo dục đạo đức cho HS,SV ở nhà trường chưa thực sự hiệu quả. Nhà trường thường xuyên giáo dục đạo đức lối sống cho các em thông qua các môn học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống nhưng dường như ngược lại với một số điều mà các em được chứng kiến đang diễn ra trong đời sống xã hội. Trong thời kì 4.0, HS,SV được tiếp cận với quá nhiều phương tiện hiện đại như điện thoại di động thông minh, Internet, phim ảnh đồi trụy nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho HS,SV trong bối cảnh hiện nay, đối với gia đình, các bậc cha mẹ cần nắm thông tin, hiểu rõ tâm lí của các con. Nếu con mắc lỗi, cha mẹ hãy phân tích góp ý và tạo cho con những cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Cha mẹ nên thể hiện sự công bằng, yêu thương các con như nhau. Mỗi người con đều có mặt mạnh yếu, phải biết khen chê đúng lúc, đúng nơi, hãy tìm khen những ưu điểm để động viên con phát huy. Thường xuyên quan tâm đến tâm tư, tình cảm, mối quan hệ bạn bè của con. Giúp con tự chủ, có tính độc lập, không ỷ lại vào cha mẹ và người khác. Cha mẹ cần làm gương cho con noi theo. Bên cạnh đó, gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị đạo đức, lối sống cho các em, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường và xã hội.
Nhà trường là môi trường tốt nhất để giáo dục chuẩn mực đạo đức cho học sinh, ý thức công dân và hình thành những kĩ năng sống và nhân cách cho học sinh. Bởi vậy nâng cao chất lượng giáo viên cả về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nhà giáo là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chuyên trách, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là nhà tâm lí, người mẹ thứ hai thấu hiểu học sinh mới định hướng giáo dục tốt. Nhà trường hỗ trợ phụ huynh về phương pháp giáo dục con cái trong gia đình một cách cụ thể và thiết thực. Môi trường xã hội là nơi giúp học sinh kiểm nghiệm thực tiễn những điều đã được học. Bởi thế cần xây dựng xã hội với môi trường lành mạnh. Môi trường xã hội lành mạnh sẽ có tác động tốt vào việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Học sinh được sống trong một xã hội với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, duy trì, phát triển thì mới có được chuẩn mực đạo đức, lối sống tốt. Mặt khác, các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện học sinh, sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của học sinh, đồng thời cần xây dựng chế tài xử lí nghiêm những học sinh vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống. Cần xây dựng về những chuẩn mực đạo đức xã hội rõ ràng và thiết thực. Thường xuyên truyền thông về những tệ nạn xã hội và biểu dương gương người tốt việc tốt để định hướng cho toàn xã hội, nhất là giới trẻ.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần đảm bảo phương thức “kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội” giúp cho mỗi học sinh có được trình độ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống để từ đó tự điều chỉnh hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội. Trong phương thức kết hợp đó, gia đình là yếu tố đầu tiên, đóng vai trò quan trọng nhất.
Minh Hiền
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện ...
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị triển khai nhiều giải pháp để thực hiện công tác GD chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ ...
Xác định chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ vừa là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt, thường xuyên, ...
Trong bối cảnh an ninh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, để bảo vệ hòa bình cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân và để “Ước ...
Bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo ...
Hơn 16 năm qua, Trường tiểu học thị trấn Krông Klang (xã Hướng Hiệp) đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo ...
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong tỉnh chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh.
Hôm nay 25/10, tại TP. Đông Hà, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam, Sở GD&ĐT Quảng Trị tổ chức ...
Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
QTO - Không phải bệnh truyền nhiễm song số ca bệnh tim mạch ghi nhận được tại các bệnh viện đang ngày càng tăng và diễn tiến nặng hơn. Đáng lo ngại, căn...
QTO - Bố mẹ chia tay khi Trần Đình Vũ ở Khu phố 7, vẫn còn nhỏ. Em sống cùng người bố bị bệnh tâm thần, mãi đến năm lên lớp 3 ông bà nội mới đưa cả hai bố...
QTO - Những ngày vừa qua, dường như tất cả cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đều mong chờ đến thời khắc diễn ra sự kiện công bố nghị quyết, quyết...
QTO - Vinh dự được thay mặt cả nước chăm sóc chu đáo cho hơn 74.000 mộ liệt sĩ tại 157 nghĩa trang lớn nhỏ trên địa bàn, những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn...
QTO - Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội...
QTO - Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn và cho vay phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa...
(QT) - Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, dễ gây các biến chứng nguy hiểm. Điều đáng nói là phần lớn bệnh nhân không biết mình mắc bệnh tăng...