
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nhiệm kỳ 2011-2016, Ban Pháp chế- Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Trị đã tổ chức 20 đợt giám sát kết hợp thẩm tra các đề án, báo cáo phục vụ 18 kỳhọp HĐND tỉnh tại 119 địa phương, đơn vị; 35 đợt giám sát, khảo sát chuyên đề tại 133 địa phương, đơn vị; thẩm tra 57 nghị quyết trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Về cơ bản, Ban Pháp chế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, cùng với Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh hoàn thành chương trình hoạt động toàn khóa của HĐND tỉnh khóa VI, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của tỉnh. Tuy nhiên lĩnh vực hoạt động của Ban Pháp chế rất rộng, lại liên quan đến những vấn đề phức tạp, nhạy cảm như khiếu nại, tố cáo, hoạt động của các cơ quan thuộc khối nội chính, xây dựng chính quyền, an ninh và trật tự an toàn xã hội… Và thực tế trong nhiệm kỳ qua một số cuộc giám sát chất lượng chưa cao, kiến nghị sau giám sát chưa được thực hiện nghiêm túc, triệt để, một số bức xúc trong nhân dân chưa được giải quyết thấu đáo, hiệu quả chưa cao; điều kiện, phương tiện làm việc cũng có những khó khăn nhất định. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: 1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh. Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của các Ban HĐND, bởi các quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng của mình. Nếu luật không quy định cụ thể về thủ tục, trình tự, nhiệm vụ, quyền hạn... của các đối tượng liên quan đến hoạt động giám sát thì việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng chỉ là hình thức. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn phát triển của Luật Tổ chức HĐND và UBND (từ năm 2003, Luật Tổ chức HĐND và UBND đã cụ thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của HĐND nên trong thời gian vừa qua đã đem lại nhiều kết quả đáng kể). Nay đã có Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND nhưng việc ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn hai bộ luật này còn rất chậm. Do đó các cơ quan Trung ương cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND. 2. Kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động của HĐND tỉnh, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND. HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương, về mặt tổ chức lâu nay vẫn chưa được chú trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đại biểu HĐND chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động của HĐND. Để thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám sát, đòi hỏi HĐND phải có bộ máy tổ chức đủ mạnh và năng động, chất lượng các đại biểu HĐND ngày càng được nâng cao. Bố trí đủ cán bộ chuyên trách của Ban Pháp chế, đồng thời chú trọng chất lượng và hiệu quả hoạt động của các thành viên của Ban phải có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp chế. Thành viên kiêm nhiệm cần bố trí ở những cơ quan, đơn vị, địa phương có điều kiện để tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát của Ban. 3. Nâng cao năng lực giám sát của đại biểu HĐND tỉnh là thành viên Ban Pháp chế. Đại biểu HĐND phải gắn bó với cử tri, lắng nghe và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, vừa giám sát, vừa tác động và đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thoả đáng các ý kiến, nguyện vọng của cử tri. Đầu tư và tổ chức có chất lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đại biểu kỹ năng giám sát và tham gia đoàn giám sát cho các đại biểu HĐND; xác định cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề cần giám sát; kinh nghiệm nêu vấn đề, đặt câu hỏi hợp lý với cơ quan hữu quan để làm rõ các nội dung cần xem xét; thảo luận và đi đến kết luận giám sát; xây dựng kiến nghị giám sát và theo dõi kết quả thực hiện yêu cầu kiến nghị một cách triệt để, đến cùng của đoàn giám sát. Lĩnh vực pháp chế rất rộng, lại đụng chạm đến những vấn đề rất nhạy cảm và khó nên cần phải có những con người am hiểu pháp luật, có bản lĩnh để thực thi nhiệm vụ của mình. Cụ thể các thành viên Ban Pháp chế của nhiệm kỳtới phải là những người có trình độ, am hiểu pháp luật, có bản lĩnh chính trị, dám nghĩ, dám nói và thể hiện rõ vai tròlà người đại biểu nhân dân trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. 4. Phải chủ động xây dựng chương trình hoạt động toàn khóa, chương trình hoạt động hàng năm, hàng quý và từng tháng theo đúng từng chuyên đề cụ thể. Khi có chương trình hoạt động chuyên đề cụ thể thì lãnh đạo Ban Pháp chế và các thành viên của Ban mới sắp xếp được thời gian để nghiên cứu tài liệu, tham gia đầy đủ các cuộc giám sát, khảo sát; có chương trình hoạt động cụ thể thì đội ngũlàm công tác tham mưu, phục vụ mới chủ động trong tham mưu, chuẩn bị tài liệu, nội dung giám sát để các thành viên có cơ sở, số liệu và chủ động hơn trong hoạt động giám sát. 5. Tăng cường phối hợp giám sát giữa các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể. Tăng cuờng hơn nữa sự phối hợp hoạt động giám sát giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với HĐND và các cơ quan, đoàn thể ở địa phương. Tích cực tham gia các đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội đến giám sát tại địa phương và việc tham gia hoạt động giám sát, việc tiếp xúc với cử tri sẽ tạo điều kiện cho các đại biểu HĐND trao đổi thông tin về kiến thức pháp luật, về tình hình chấp hành pháp luật nói chung, cũng như trao đổi về kinh nghiệm trong hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giám sát của HĐND trong lĩnh vực pháp chế. 6. Năng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho Ban Pháp chế HĐND tỉnh. Văn phòng HĐND tỉnh là cơ quan trực tiếp tham mưu và tổ chức phục vụ hoạt động cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát của HĐND nói riêng cần phải nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy tổ chức Văn phòng. Công chức, nhân viên tham mưu, phục vụ cho Ban Pháp chế cần được bố trí chuyên sâu, am hiểu pháp luật, có kỹ năng tốt trong việc nắm bắt tình hình và tham mưu có chất lượng trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tiếp tục thực hiện cơ cấu tổ chức Văn phòng HĐND tỉnh có Phòng Pháp chế để trực tiếp tham mưu, phục vụ hoạt động của Ban. Cần bố trí phương tiện và kinh phí theo hướng chủ động cho Ban để thuận lợi trong các hoạt động giám sát, khảo sát… Thực tế đang đặt ra những yêu cầu mới về chất lượng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh nói chung, Ban Pháp chế nói riêng nên cần có những giải pháp đồng bộ, thiết thực để thực hiện có hiệu quả vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. NGUYỄN VĂN CẦU (Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh)
Sáng nay 22/11, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Khởi chủ trì buổi làm việc với Công an tỉnh để giám sát kết quả hoạt động của ngành trong ...
Sáng nay 14/11, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Khởi chủ trì buổi làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh để giám sát hoạt động của ...
Sáng nay 20/11, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi chủ trì buổi làm việc với Sở Tư pháp để giám sát công tác thi hành Hiến pháp, các văn bản quy ...
Sáng nay 15/11, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi chủ trì buổi làm việc với Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh để giám sát hoạt động của ngành năm 2024, ...
Hôm nay 10/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh do Trưởng Ban Nguyễn Văn Khởi làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh về thực hiện chức ...
Sáng nay 8/11, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi chủ trì buổi làm việc với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh để giám sát việc tiếp ...
Sáng nay 24/1, Thường trực HĐND tỉnh làm việc với Ban Dân tộc và Ban Pháp chế HĐND tỉnh về kết quả hoạt động năm 2023 và chương trình công tác trọng tâm năm ...
QTO - Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, đôi khi chỉ một hành động nhỏ bé, xuất phát từ trái tim nhân ái cũng đủ sức tạo nên những điều phi thường. Ở...
Giới chuyên môn nhận định, hành động của quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường và quản lý chất lượng môi trường không khí nói chung và Chỉ thị 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ...
Tình trạng lừa đảo công nghệ ngày càng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại cho người dân. Hiện có một số công cụ công nghệ trợ giúp việc cảnh báo, phát hiện sớm các nguy cơ lừa...
QTO - Từ đầu tháng 7/2025, hơn 1.500 cán bộ, công chức, viên chức từ Quảng Trị (cũ) chuyển ra trung tâm của tỉnh Quảng Trị mới để phục vụ công việc sau khi...
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
QTO - Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi...
(QT) - Suốt tuần qua, nhiều người dân trong cả nước chăm chú theo dõi vụ việc em Lê Thị Hà Vi (15 tuổi), học sinh lớp 10, Trường THPT Y Jut, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk trên...