Cập nhật:  GMT+7

Ghi nhận từ những “trường học nhân dân”

(QT) - Với các hoạt động học tập phù hợp nhu cầu của người dân, thời gian qua, các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương tham gia học tập. Những nội dung thiết thực từ TTHTCĐ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho một bộ phận người dân. Với vai trò là một cơ sở giáo dục thường xuyên tại địa phương, những năm qua, TTHTCĐ thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa đã phát huy hiệu quả, trở thành trường học hữu ích của người dân địa phương. Ông Trần Văn Bạch, Giám đốc TTHTCĐ thị trấn Khe Sanh cho biết: “Để việc học tập ở TTHTCĐ phát huy hiệu quả, ngay từ đầu năm, trung tâm đã xây dựng kế hoạch, khảo sát nhu cầu học tập của nhân dân và các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn. Mẫu khảo sát được in sẵn các chuyên đề cơ bản, trên mỗi biểu mẫu khảo sát cũng đề cập rõ về thời gian và địa điểm. Trên cơ sở biểu mẫu đăng ký, trung tâm sẽ sắp xếp học theo thứ tự ưu tiên để xây dựng kế hoạch mở lớp cho phù hợp, liên hệ mời giảng viên theo các chuyên đề, xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí và thông báo chiêu sinh. Với phương pháp khảo sát thông qua các tổ chức, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, các trưởng thôn, khu phố trưởng... nên nhu cầu học tập mà TTHTCĐ nắm được luôn phù hợp với tình hình thực tế, thu hút nhiều học viên tham gia học tập”.

Học nghề thêu ren tại Trung tâm học tập cộng đồng

Từ những cách làm hiệu quả trên, trong 2 năm 2014, 2015, TTHTCĐ thị trấn Khe Sanh đã mở được 20 lớp học tập cho người dân trên địa bàn, trong đó có 7 lớp kiến thức về áp dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi với trên 200 học viên tham gia; 8 lớp về giáo dục pháp luật cho các khu dân cư với trên 500 người tham gia; 1 lớp đào tạo nghề làm chổi đót cho hội viên Hội Người mù với 30 người theo học; 1 lớp xóa tái mù chữ cho phụ nữ người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô với 30 theo học trong thời gian 3 tháng... Từ những lớp học tại TTHTCĐ đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội tại địa bàn thị trấn Khe Sanh. “Trong năm 2016, Trung tâm sẽ phối hợp với Hội Phụ nữ thị trấn xây dựng kế hoạch tiếp tục mở các lớp “Sử dụng internet gia đình” cho phụ nữ địa phương, đồng thời lập kế hoạch mở lớp về bảo tồn nghề dệt truyền thống của đồng bào Vân Kiều và một số lớp học khác theo nhu cầu của người học”, ông Bạch cho biết thêm. Không chỉ ở thị trấn Khe Sanh, tại nhiều địa phương khác trong tỉnh, TTHTCĐ cũng đã trở thành “trường học nhân dân”, là địa chỉ tin cậy để người dân tham gia học tập suốt đời. Thông qua TTHTCĐ của thôn, nhiều người dân trên địa bàn thôn Văn Quỹ, xã Hải Hòa (Hải Lăng) đã được tập huấn, đào tạo nghề thêu ren để nâng cao thu nhập cho gia đình. Hiện tại, đã có trên 30 lao động nữ của thôn có việc làm ổn định từ nghề thêu ren với thu nhập bình quân gần 2 triệu đồng/người/tháng. Chị Đặng Thị Mai ở thôn Văn Quỹ cho biết: “Nghề thêu ren đã có từ lâu tại thôn Văn Quỹ tuy nhiên chỉ thêu ren nhỏ lẻ, tranh thủ thời gian nông nhàn, chị em phụ nữ trong các gia đình thường gia công các sản phẩm nhỏ để đem ra chợ bán. Tuy nhiên, sản phẩm khó tiêu thụ do chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Từ khi có TTHTCĐ của thôn, chính quyền địa phương mở thêm các lớp tập huấn, dạy nghề ngắn hạn, từ đó nhiều lao động nông thôn đã được tiếp thu thêm nhiều kiến thức, cách làm mới trong thêu ren. HTX cũng đã đứng ra hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp nhận mẫu để lao động địa phương thêu ren. Từ đó, nghề thêu ren dần được khôi phục và nhân rộng tại thôn Văn Quỹ. Hiện nay, hàng chục lao động nữ trong thôn đã có thêm thu nhập ngay tại địa phương và TTHTCĐ trở thành địa điểm để các lao động tập trung thực hiện các mẫu thêu gia công”. Thời gian qua, đi đôi với việc tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào xã hội học tập, chính quyền các cấp trong tỉnh đã chỉ đạo thành lập và duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ. Để thực hiện có hiệu quả vai trò của TTHTCĐ, hàng năm, Ban giám đốc các TTHTCĐ đã bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, nhu cầu học tập thực tế của người dân trên địa bàn để xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động cụ thể. Đồng thời, chủ động, tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Đến nay, toàn tỉnh đã có 909 TTHTCĐ, trong đó có 141/141 trung tâm cấp xã, đạt tỷ lệ 100%; 768 trung tâm vệ tinh. Các TTHTCĐ trên địa bàn tỉnh đã mở được 1.481 lớp học với 67.981 lượt người tham gia học tập. Các TTHTCĐ đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ... mở các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về pháp luật, chăm sóc sức khỏe, chuyển giao KHKT, dạy nghề ngắn hạn, giới thiệu các giống lúa mới, các loại phân bón cho năng suất cao, các kiến thức về bảo vệ rừng cho người dân. Từ những kiến thức học tập được thông qua TTHTCĐ đã đem lại hiệu quả rõ nét trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần tích cực vào thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Để tạo thuận lợi cho các TTHTCĐ hoạt động, hàng năm tỉnh đều có nguồn kinh phí hỗ trợ phù hợp, riêng trong năm 2015, ngân sách nhà nước cấp cho các TTHTCĐ trên địa bàn tỉnh trên 4,1 tỷ đồng, tăng trên 300 triệu đồng so với năm 2014. Ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước, các TTHTCĐ đã huy động thêm nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án khác để phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập. Bên cạnh những TTHTCĐ hoạt động hiệu quả, mô hình TTHTCĐ ở các địa phương vẫn còn tồn tại một số hạn chế như cơ sở vật chất chưa được đầu tư đầy đủ, kinh phí hoạt động còn thấp. Sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở một số địa phương còn thiếu chặt chẽ. Vẫn còn những nội dung học tập chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân, hình thức học tập thiếu đa dạng nên chưa thu hút đông đảo nhân dân tham gia học tập thường xuyên. Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ, thiết nghĩ các địa phương, nhất là chính quyền cấp xã cần quan tâm hơn nữa đến vai trò của TTHTCĐ. Nội dung hoạt động của TTHTCÐ cần đa dạng, linh hoạt hơn để phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn dân cư, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu học tập đang thay đổi của của xã hội. Ngoài ra, để các nội dung học tập sát với nhu cầu của nhân dân, các TTHTCĐ cần chủ động nắm bắt nhu cầu học tập thông qua sinh hoạt của các hội, đoàn thể, qua các cuộc họp thôn, bản hay nhu cầu của thực tế sản xuất, kinh doanh... từ đó nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân đều có cơ hội học tập. Bài, ảnh: LỆ NHƯ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trọn vẹn nghĩa tình đồng chí, đồng đội

Trọn vẹn nghĩa tình đồng chí, đồng đội
2016-01-19 19:37:39

(QT) - Bước vào cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Lê Đức Phán ở thôn Duy Viên, Vĩnh Lâm, Vĩnh Linh (Quảng Trị) vẫn miệt mài tìm lại từng bộ hồ sơ, từng người đồng chí, đồng đội...

“Thôn văn minh” giữa đại ngàn

“Thôn văn minh” giữa đại ngàn
2016-01-19 19:37:03

(QT) - Nhắc đến các bản làng vùng sâu, vùng xa, nhiều người nghĩ ngay tới hình ảnh những ngôi nhà sàn tuềnh toàng, nheo nhóc con cháu. Vì thế, ai cũng bất ngờ khi biết đây là...

Nguyễn Thanh Hải tận tụy với nghề

Nguyễn Thanh Hải tận tụy với nghề
2016-01-19 18:26:41

(QT) - Đó là nhận xét của cán bộ, chiến sĩ Phòng Chính trị - Sư đoàn 968 (Quân khu 4) về Trung úy - quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thanh Hải, nhân viên câu lạc bộ Ban Tuyên...

Nhiều nỗi lo trong sử dụng “thủy điện mini”

Nhiều nỗi lo trong sử dụng “thủy điện mini”
2016-01-18 07:42:26

(QT) - Đến nay huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn còn những thôn, bản “trắng” về lưới điện quốc gia. Để có nguồn năng lượng thắp sáng và sử dụng các thiết bị điện dân...

Địa chỉ cần giúp đỡ: Nỗi đau chồng chất

Địa chỉ cần giúp đỡ: Nỗi đau chồng chất
2016-01-16 22:29:06

(QT) - Cuộc sống gia đình anh Ngô Văn An ở thôn Nhĩ Thượng, Gio Mỹ, Gio Linh (Quảng Trị) lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc kể từ khi anh bị tai biến mạch máu não vào tháng...

Rước họa do kiêng khem quá mức

Rước họa do kiêng khem quá mức
2016-01-16 22:24:00

(QT) - Mấy hôm nay, bà con xã A. cứ xôn xao chuyện con gái bà Liên vừa sinh con chưa được chục ngày đã phải nhập viện cấp cứu vì bị bỏng trong lúc xông hơ. Các bà lớn tuổi thì...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết