Cập nhật: Thứ 7, 28/11/2020 | 05:59 GMT+7

Ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore tại Quảng Trị

QTO - Bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn. Tại các tỉnh miền Trung, sau các đợt mưa lũ liên tục kéo dài làm cho môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore khiến người dân hoang mang, lo lắng.

Cán bộ y tế tiến hành khảo sát nguy cơ và điều kiện môi trường sau bão lụt tại huyện Hải Lăng -Ảnh: T.H​

Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh thường gặp ở Bắc Úc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925, sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương trong cả nước và gần đây được ghi nhận gia tăng tại một số địa phương.

Ông Lê Đức Dũng, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Quảng Trị khẳng định: “Bệnh Whitmore do vi khuẩn gram âm gây ra và có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương hay xước ngoài da, niêm mạc chứ không phải “bệnh vi khuẩn ăn thịt người” như cộng đồng đồn thổi. Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu để nhận biết sớm như: loét da, áp xe dưới da, mụn mũ rải rác, viêm mô tế bào, viêm cân mạc, áp xe cơ. Biểu hiện lâm sàng hay gặp viêm phổi với các triệu chứng như bệnh nhân sốt cao, rét run, ho đờm mủ… Bệnh diễn tiến nhanh, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền (tiểu đường, gan, thận, phổi mạn tính…). Hiện nay bệnh đã có kháng sinh đặc hiệu để điều trị.

Theo báo cáo từ đầu tháng 10/2020 đến nay, tại khu vực các tỉnh miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh này. Theo thông báo số 1921/BVH ngày 19/11/2010 của Bệnh viện Trung ương Huế về việc thông báo tình hình bệnh Whitmore thì tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 9 ca bệnh đang được điều trị tại bệnh viện này, trong đó có 2 trường hợp diễn biến nặng.

Trước tình hình đó, ngành y tế đã triển khai các giải pháp nhằm chủ động, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mắc và tử vong do bệnh Whitemore gây ra. Ông Lê Đức Dũng cho biết thêm: “Sở Y tế đã có văn bản giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị tăng cường công tác tổ chức điều tra ca bệnh, đánh giá yếu tố dịch tể, phân tích nguy cơ; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp phòng chống bệnh tại cộng đồng, đặc biệt khu vực đánh giá có nguy cơ cao và có điều kiện môi trường bị ô nhiễm sau bão, lũ. Tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống bệnh Whitmore cho người dân. Các cơ sở y tế phát hiện sớm các triệu chứng lâm sàng của bệnh, đặc biệt là những trường hợp sống tại vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Whitmore để chuyển tuyến kịp thời. Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Khu vực Triệu Hải tăng cường phát hiện sớm ca bệnh, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp bị nghi ngờ, đối tượng nguy cơ cao. Chủ động cập nhật phác đồ điều trị bệnh Whitmore của Bộ Y tế; tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực, hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh Whitmore.

Cũng theo ông Lê Đức Dũng, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là xử lý môi trường bị ô nhiễm sau lũ, bão. Sử dụng các thiết bị bảo vệ như găng tay, ủng không thấm nước để bảo vệ. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước nhiễm bẩn, đặc biệt tại những nơi bùn lầy nước động ô nhiễm... Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Những người có bệnh nền như tiểu đường, gan, thận, phổi mạn tính... cần chú trọng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tốt hơn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Phan Thanh Hải



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hai cháu bé ở Quảng Trị mắc bệnh Whitmore
07:36 07/08/2024

SKĐS - Hai cháu bé ở Quảng Trị nhiễm vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) sau khi được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế ...

Chủ động phòng ngừa bệnh dại
21:55 17/03/2023

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử ...

Phòng tránh dịch bệnh mùa đông – xuân
23:16 01/12/2023

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang chuyển qua thời điểm giao mùa đông - xuân, tạo ra sự thay đổi lớn về môi trường, nhiệt độ và độ ẩm. Đây ...

Tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
10:52 28/08/2024

Thực hiện Công văn số 4849/BYT-DP ngày 19/8/2024 của Bộ Y tế về tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ, để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp ...

Khó khăn bủa vây gia đình chị Hành

Khó khăn bủa vây gia đình chị Hành
11:05 tối Thứ 6

QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...

Thời tiết

20°C - 30°C
Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 21°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long