{title}
{publish}
{head}
Nuôi ước mơ đào tạo con trở thành những người giỏi toàn diện, nhiều phụ huynh không tiếc công sức, tiền của để đầu tư cho con học thêm từ các môn văn hóa đến năng khiếu. Vì đặt mục tiêu như thế nên không ít người sẵn sàng làm thay con từ ý tưởng đến cách triển khai khi tham gia một số cuộc thi để giành giải thưởng. Điều này đã tạo ra bảng thành tích ảo cho không ít học sinh, để lại nhiều hệ lụy về sau cho con trẻ.
Bơi lội là một trong những môn học được nhiều phụ huynh chú trọng để trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ -Ảnh: M.T
Tôi nhớ mãi trước thềm cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc của tỉnh, một phụ huynh cùng lớp với con gái mình đã gặp và nhờ tôi chuyện rất tế nhị, đó là giúp chị phân tích một số tác phẩm để làm tư liệu cho con mình đi thi.
Phụ huynh này thừa nhận con mình học các môn văn hóa tốt nhưng không chăm đọc sách và cảm nhận về một tác phẩm văn học chưa thực sự sâu sắc. Để chuẩn bị cho con tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc, phụ huynh phải lựa chọn sách, tham khảo các bài phân tích, cảm thụ tác phẩm sau đó mới cho con ôn luyện.
Dù biết sự tham gia của con hoàn toàn thụ động nhưng phụ huynh này vẫn muốn con mình thi và cố gắng giành được giải thưởng ở cấp tỉnh. Người này không ngần ngại chia sẻ ý muốn cho con đi du học nên ngoài học tốt văn hóa, các kỹ năng xã hội khác cũng phải hoàn thiện để có một bộ hồ sơ đẹp, như vậy cơ hội giành học bổng mới cao. Khi được hỏi tại sao không để con chọn một cuốn sách mình thích, đọc và nói lên cảm nhận của mình thì phụ huynh này đắn đo: làm thế liệu có đạt giải?
Cũng từ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc, trong quá trình tác nghiệp, tôi gặp không ít học sinh đạt giải cao nhưng khi được phỏng vấn lại tỏ ra ngơ ngác trước yêu cầu chia sẻ về ý tưởng, cách triển khai, cảm nhận của mình về tác phẩm đạt giải.
Có lẽ đối với không ít học sinh, cảm nhận về tác phẩm mình mang đến cuộc thi lại đến từ ý tưởng của người khác như phụ huynh hoặc giáo viên. Nói như thế không có nghĩa phủ nhận nhiều tấm gương học sinh khác giành được giải thưởng từ cuộc thi này. Được phát động từ năm 2019, đến nay cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc đã thu hút gần 4 triệu lượt người tham dự.
Qua những lần tổ chức, cuộc thi đã chọn và trao giải cho rất nhiều “đại sứ”, tạo nên một hành trình lan tỏa tri thức, truyền lửa, phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong cộng đồng, đặc biệt là trong giới trẻ. Cuộc thi đã trở thành một sân chơi, diễn đàn hữu ích để học sinh, sinh viên cũng như thanh niên, thiếu niên cùng các tầng lớp nhân dân chia sẻ về kinh nghiệm đọc sách hiệu quả, lan tỏa nguồn tri thức khổng lồ từ sách.
Từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách. Câu chuyện của phụ huynh trên và một số trường hợp chúng tôi gặp trong quá trình tác nghiệp có thể chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh”, tuy nhiên nó cũng phản ánh được phần nào câu chuyện phụ huynh cố khoác cho con “chiếc áo thành tích” mà không hề nghĩ rằng chiếc áo đó quá rộng so với con mình.
Không chỉ trong cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc mà ở nhiều cuộc thi năng khiếu khác, phụ huynh luôn có tư tưởng gửi gắm giám khảo để con mình được ưu ái.
Một họa sĩ từng chấm giải cuộc thi vẽ cho thiếu nhi cấp thành phố chia sẻ rất áp lực khi trước mỗi cuộc thi, nhiều phụ huynh đã điện thoại đặt vấn đề về việc “nới tay” cho tác phẩm của con mình hoặc xin chủ đề, ý tưởng để cho con luyện trước. Trước đây, nhiều người quan niệm con mình chỉ cần học giỏi các môn văn hóa, còn năng khiếu chỉ học cho biết.
Tuy nhiên, cuộc sống ngày một phát triển, yêu cầu của phụ huynh cũng ngày một cao, đó là con giỏi văn hóa nhưng cũng phải giỏi kỹ năng. Chị Nguyễn Thị Trang, Phường 5, TP. Đông Hà chia sẻ: Áp lực này một phần xuất phát từ nỗi lo của phụ huynh rằng nếu không trang bị cho con mọi kỹ năng có thể, chúng sẽ bị bỏ lại phía sau và không thể có được một cuộc sống đủ đầy trong tương lai. Mặt khác, phụ huynh gặp áp lực từ việc so sánh con cái với các bạn trong lớp, qua mạng xã hội hoặc các định kiến về nuôi con theo chuẩn xã hội.
“Cũng như nhiều phụ huynh khác, ngoài các môn học chính, tôi phải cho con học bơi, học nhảy cho bằng bạn bè. Tuy nhiên, tôi quan điểm học chỉ để trang bị kỹ năng chứ không để thi thố vì các con tôi không có năng khiếu nổi trội”, chị Trang nói.
Nhiều phụ huynh cũng đồng ý với quan điểm đó để tránh áp lực cho con. Yêu cầu đối với con trẻ ngày càng cao, đòi hỏi các em phải nỗ lực rất nhiều để vừa lòng ba mẹ. Đây chính là áp lực lớn nhất mà trẻ phải đối mặt trực diện.
Vì thế, khi không đáp ứng được kỳ vọng của ba mẹ, không ít em sẽ có xu hướng buông xuôi hoặc có suy nghĩ tiêu cực. Một số em sẵn sàng từ bỏ cuộc sống, từ bỏ tương lai của mình vì những sự cố trong học tập, trong cuộc sống. Nguyên nhân không hẳn vì các em kém mà do phải chạy theo những mục tiêu quá cao, không phù hợp với mình.
Bà Lê Thị Quỳnh Trang, Thạc sĩ chuyên ngành Phát triển quốc tế và thay đổi xã hội, Trường Đại học Clark, Worcester Massachusetts (Mỹ), cho rằng kỳ vọng về con cái luôn là điều tốt nhưng phụ huynh phải đánh giá đúng khả năng của con mình. Khi phụ huynh đặt kỳ vọng cao hơn năng lực, mong muốn của con dẫn đến trẻ bị áp lực và dễ thất bại.
“Quan điểm của phụ huynh thay đổi theo sự phát triển của xã hội là điều cần khuyến khích. Một đứa trẻ không chỉ học tốt các môn văn hóa mà phải biết nhiều kỹ năng khác trong xã hội để tự bảo vệ bản thân và thích ứng với môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, phụ huynh không nên có quan điểm nặng nề về việc con mình học đâu giỏi đó mà phải biết lượng sức. Các con cần thêm nhiều thời gian, công sức để bồi dưỡng, đào tạo thực chất chứ không phải cố “bơi” trong những “chiếc áo thành tích” quá rộng do ba mẹ tạo ra.
“Phụ huynh chỉ nên đồng hành chứ không nên làm thay con. Trong các cuộc thi, nếu con có năng lực thì động viên, khuyến khích tham gia chứ không đặt nặng mục tiêu thi là phải có giải, từ đó tìm cách nhờ vả, can thiệp. Khi được đắp bồi bởi bảng thành tích không do chính sức mình làm nên, một số em sẽ trở nên ảo tưởng về bản thân hoặc xấu hổ khi bị bạn bè bàn tán, chê bai. Điều đó nảy sinh nhiều hệ lụy mà phụ huynh cần phải lường trước”, bà Trang chia sẻ.
Hoài Nam
QTO - Tháng 11/2024, Chính phủ ban hành quyết định công nhận xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là xã An toàn khu của trung ương đặt tại tỉnh...
QTO - Nhờ công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) được quan tâm nên nhiều con em người DTTS đã theo đuổi được ước mơ...
QTO - Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, mô hình “Móc khóa an ninh” của xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã tiếp nhận được 500 nguồn tin của quần chúng nhân dân...
QTO - Hầu hết những người lao động ngoài trời tại các đô thị trong tỉnh không có bất kỳ nguồn dự trữ nào hoặc rất ít để đối phó với những giai đoạn khó...
QTO - Thời gian gần đây, báo Quảng Trị đã nhiều lần phản ánh về tình trạng bò thả rông trên các tuyến giao thông từ đường nông thôn, tỉnh lộ đến quốc lộ....
QTO - Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tích cực phối hợp triển khai...
QTO - Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua,...
QTO - Sau nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị vào cuộc và sự đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án, vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở...
QTO - Làm nông nghiệp là một nghề chính thống và truyền thống của nông dân từ trước tới nay. Tuy nhiên, để lao động nông nghiệp của tỉnh có trình độ chuyên...
QTO - Hơn 10 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Mùi (sinh năm 1991), Trường Tiểu học Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là...
QTO - Phát huy vai trò, vị trí của mình, thời gian qua, nhiều cán bộ mặt trận ở huyện Đakrông đã trở thành những nhân tố tích cực trong phát huy sức mạnh...
QTO - Những năm gần đây, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm của người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến khá...