Cập nhật:  GMT+7

Đưa giáo dục địa phương vào chương trình dạy học sao cho hiệu quả?

Từ năm học 2020-2021, trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục địa phương (GDĐP) sẽ được đưa vào nội dung giảng dạy và có vị trí tương đương như một môn học bắt buộc. Về ý nghĩa, việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp… của địa phương để từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình GDĐP sao cho hiệu quả để đáp ứng các mục tiêu đề ra cần được cân nhắc, lựa chọn kỹ càng.

Ngoài ý nghĩa trên, nội dung của GDĐP còn giúp học sinh tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc địa phương; xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương ngày càng phát triển. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các trường học trên địa bàn tỉnh xây dựng mô hình trường học thực tiễn, góp phần hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Việc xây dựng chương trình GDĐP là cần thiết để góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất như: tự chủ và tự học, tăng khả năng giao tiếp, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức của học sinh.

Tùy theo từng cấp học, nội dung GDĐP sẽ được tích hợp trong các hoạt động trải nghiệm và trong việc tổ chức dạy học các môn học; bảo đảm yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, phù hợp với lứa tuổi. Cụ thể, từ lớp 1 đến lớp 5 nội dung GDĐP được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Từ lớp 6 đến lớp 12 thì chương trình GDĐP có 35 tiết/một lớp trong tổng số 245 tiết của một năm học. Theo đó tài liệu GDĐP sẽ được biên soạn, sắp xếp theo từng khối lớp, từng bài học, từng chủ đề hoặc theo nhóm chủ đề, có hình ảnh minh họa và hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài học phù hợp với đối tượng học sinh.

Tuy nhiên, việc quy định như vậy mới chỉ đảm bảo được phần “khung”, quan trọng là phần nội dung bên trong phải được xây dựng như thế nào cho hợp lý. Việc này (nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn, tổ chức biên soạn tài liệu cũng như thẩm định nội dung GDĐP) do UBND các tỉnh, thành quyết định. Nhưng để xây dựng được một chương trình GDĐP vừa góp phần hình thành các năng lực chung, vừa phát triển được năng lực đặc thù của học sinh theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là điều không hề đơn giản đối với các địa phương.

Ở Quảng Trị, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp các đơn vị liên quan trong tỉnh bắt tay vào việc xây dựng, biên soạn chương trình GDĐP theo hướng vừa bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học với mạch nội dung thống nhất về: văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị, xã hội, môi trường, chính sách an sinh xã hội, đạo đức… gắn với vùng đất Quảng Trị. Tuy nhiên, thách thức đặt ra ở đây là với một vùng đất có văn hóa, lịch sử đặc sắc cũng như nhiều vùng miền, nhiều dân tộc khác nhau, lựa chọn nội dung nào phù hợp nhất để xây dựng chương trình dạy học không hề dễ. Trên thực tế, để triển khai hiệu quả thì chương trình GDĐP không nên ôm đồm, nặng về kiến thức hàn lâm hay máy móc, rập khuôn, giống như nội dung giáo dục chính khóa mà cần có tính khái quát, chọn lọc phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử cũng như mảnh đất, con người của mỗi vùng đất. Vậy nên, chương trình cần được xây dựng theo hướng mở để học sinh dễ học, dễ hiểu, đồng thời cần mang tính đặc thù của từng địa phương để các trường học có thể dễ dàng vận dụng theo đặc trưng riêng nhưng vẫn phát triển được năng lực học sinh theo như mục tiêu đã đề ra.

Với Quảng Trị, ngoài những nội dung có tính khái quát của tỉnh cần có tính “địa phương trong địa phương”, bởi nếu nội dung GDĐP chung được biên soạn cho cả tỉnh thì rất khó có thể bao quát được tính đặc thù của từng huyện, xã… Vì thế, để nội dung GDĐP được học sinh tiếp nhận một cách thực chất, cần bổ sung thêm các nội dung liên quan trực tiếp đến địa phương nơi trường học đóng, nơi học sinh ở. Với những nội dung đặc thù riêng của từng huyện, xã nên để các trường học và giáo viên chủ động chuẩn bị các nội dung có liên quan đến địa phương mình để lồng ghép, tích hợp vào dạy học. Đặc biệt, trong thời đại cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển như hiện nay thì việc xây dựng một phần mềm trực tuyến phục vụ cho học sinh và giáo viên trong việc dạy và học nội dung GDĐP là rất cần thiết. Các bài giảng chương trình GDĐP cần được thiết kế giảng dạy bằng giáo án điện tử để có thể khai thác tích hợp, sử dụng các hình ảnh, video minh họa vừa trực quan sinh động, tạo hứng thú cho học sinh, vừa tiết kiệm được chi phí vì hạn chế in ấn tài liệu, giáo trình bằng giấy.

Lúc nào cũng vậy, để xây dựng, triển khai một chương trình giáo dục mới luôn gặp phải những khó khăn, bỡ ngỡ lúc bắt tay thực hiện. Đây cũng là dịp để những người làm công tác giáo dục của tỉnh cân nhắc, lựa chọn đưa nội dung gì của địa phương vào dạy học để mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm đào tạo ra những công dân Quảng Trị có năng lực, bản sắc trong xu thế hội nhập.

Lâm Thanh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chẳng lẽ chính quyền bất lực (?)

Chẳng lẽ chính quyền bất lực (?)
2020-04-17 06:15:00

QTO - Vụ tranh chấp đất đai giữa hộ ông Trần Văn Hưng, ông Nguyễn Duy Trinh với hộ ông Lê Hữu Phước đều trú tại thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu...

Tình nghĩa đồng bào

Tình nghĩa đồng bào
2020-04-11 05:17:15

QTO - Không ở đâu trên thế giới có tiếng gọi nhau thân thương hai tiếng “đồng bào” như người Việt Nam gọi nhau. Theo nghĩa đen, “đồng bào” có nghĩa là...

Tạo sự thích ứng với hoàn cảnh mới

Tạo sự thích ứng với hoàn cảnh mới
2020-04-06 06:14:49

QTO - Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020, hoàn cảnh,...

Hạt gạo mùa “Covid-19”

Hạt gạo mùa “Covid-19”
2020-04-04 07:35:17

QTO - Tổng cục Hải quan vừa phát công điện hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với mặt...

Sáng kiến kinh nghiệm, đừng như “gà đẻ trứng”!

Sáng kiến kinh nghiệm, đừng như “gà đẻ trứng”!
2020-03-28 06:11:58

(QT) - Trong một lần đi thực tế viết loạt bài về ngành Giáo dục, người viết có dịp đặt chân đến ngôi trường miền núi, gặp một giáo viên được phòng Giáo dục-Đào tạo huyện giới...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết