
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nhằm giúp nông dân giảm công sức, chi phí và nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, vừa qua, Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị triển khai thực hiện cơ giới hóa sâu trong việc trồng sắn. Trước lợi ích mang lại từ sản xuất bằng công nghệ hiện đại này, nhiều người dân ở Hướng Hóa phấn khởi, đăng ký để được đơn vị hỗ trợ trồng sắn thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn.
![]() |
Trồng sắn theo công nghệ mới ở Hướng Hóa |
Nhiều năm qua, vùng Lìa là địa bàn cung cấp nguồn nguyên liệu sắn lớn cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. Mặc dù nhà máy tích cực hỗ trợ các điều kiện về khoa học kỹ thuật, giống, phân, tạm ứng kinh phí sản xuất…cho nông dân nhưng thời gian gần đây, diện tích sắn ở đây không tăng thêm mà có nguy cơ ngày càng thu hẹp. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn thanh niên trong vùng có sức khỏe đi làm ăn xa, dẫn đến lao động nông thôn ngày càng ít dần. Bên cạnh đó, trồng sắn theo cách thức truyền thống tốn nhiều công sức, chi phí khá cao mà lợi nhuận không nhiều. Sau một thời gian ấp ủ ý tưởng đưa cơ giới hóa vào trồng sắn và sau chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Israel, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị Hồ Xuân Hiếu quyết định đưa cơ giới hóa vào trồng thử nghiệm 20 ha sắn tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa.
Trên cơ sở thực tế đất đai ở vùng Lìa, công ty đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để mua sắm máy cày liên hợp, chế tạo một số bộ phận máy móc, thiết bị phù hợp để phục vụ trồng sắn. Quy trình trồng sắn bằng máy cày liên hợp khá đơn giản lại nhanh gọn, gồm có các bước: dùng chảo 3 lưỡi để cày sâu, vỡ đất. Sau đó tiến hành cày lần 2, dùng chảo cày 6 lưỡi để làm tơi đất và lấy độ bằng cho đất. Tiếp theo sử dụng giàn có tác dụng 4 trong 1 để tiến hành trồng sắn (gồm: bỏ phân, lên luống, rạch luống, cấp nước (khoảng 700 ml) ôm mắt (hom) sắn được cắt đồng thời đưa xuống đất). Cuối cùng, dùng 2 lưỡi chảo ở phía sau máy cày lên lại luống để đằn mắt sắn lấp xuống đất. Khoảng cách mỗi hàng sắn 0,8 m, mật độ cây cách cây 0,6 m. Sắn được trồng từ 7 - 10 ngày thì tiến hành phun thuốc diệt cỏ mầm, 2 tháng sau cây sắn lên được khoảng 0,5 m tiến hành làm cỏ, bón phân, tưới nước và phun thuốc diệt cỏ bằng cơ giới. Đến khi cây sắn được 9 tháng thì tiến hành thu hoạch, người dân chặt và gom cây lại, sau đó máy cày liên hợp sẽ chạy theo từng luống, dùng lưỡi cày đưa toàn bộ củ sắn lên mặt đất, người dân chỉ mất công nhặt củ sắn bỏ lên ô tô, đến nhà máy cân sắn và mang tiền về nhà.
Theo ông Hiếu, ở Israel điều kiện thời tiết không thuận lợi bằng Quảng Trị nhưng nông nghiệp của nước bạn vẫn phát triển tốt nhờ biết sử dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đối với vùng chuyên canh sắn ở Hướng Hóa, đa phần khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi nên việc đưa cơ giới hóa vào trồng sắn không mấy khó khăn lại giải quyết một lúc rất nhiều vấn đề như giảm công lao động, chi phí, giải quyết được vấn đề nhân lực ngày càng khan hiếm; tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, tối ưu hóa quá trình trồng sắn, cải tạo đất, giúp cho đất không bị bạc màu. Trước đây khi trồng sắn thủ công, nông dân ít khi đạt được năng suất 20 tấn/ ha nhưng nếu sử dụng công nghệ cao thì cây sắn sẽ được cấp đủ nước, bón đủ phân và chăm sóc dễ dàng, năng suất sắn sẽ cao gấp đôi. Với giá sắn như hiện tại là 2 triệu đồng/tấn, trồng sắn bằng cơ giới bình quân 1 ha sẽ đạt năng suất khoảng 40 tấn, thành tiền khoảng 80 triệu đồng, trừ chi phí người dân sẽ lãi ít nhất 50 triệu đồng/ha.
play mutemax volume previousplaystopnext repeatshufflefull screen Update RequiredTo play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin .Vừa qua, Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị tiến hành thí nghiệm trồng sắn ở khu đất có diện tích 500 m2 cằn cỗi, thiếu nước trầm trọng ở phường Đông Lương, thành phố Đông Hà để nghiên cứu xem tỉ lệ cấp nước như thế nào là ổn định. Kết quả, công thức thứ nhất trồng không tưới nước với 20 hom sắn, tỷ lệ sắn mọc mầm chỉ 3 hom/20 hom; công thức thứ hai trồng 22 hom sắn, tưới 300 ml nước/1 hom tỷ lệ sắn mọc mầm được 6 hom/22 hom; công thức thứ ba, trồng 24 hom sắn, tưới 500 ml nước/1 hom tỷ lệ sắn mọc mầm được 12 hom/24 hom. Kết quả, giữa ba công thức rất khác biệt, luống có nước cây sắn lên đều, tốt hơn, luống không có nước thì cây sẽ chết hoặc phát triển rất kém. Điều đó chứng minh rằng, khi trồng sắn cấp nước cùng mặt sắn thì sắn phát triển khả quan hơn. Do đó, dự kiến nếu trồng sắn ở vùng Lìa tưới 1 hom sắn khoảng 0,7 lít nước thì tỷ lệ cây lên tốt hơn 70%. Hiện nay, công ty đang nghiên cứu phương án tưới cho cây sắn vào mùa khô bằng cách đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt (kinh phí khoảng 25 triệu đồng/ha, có thể sử dụng được 3 vụ). Theo tính toán của ông Hiếu, nếu tưới nước đủ (trồng theo công nghê cao) thì năng suất sắn sẽ tăng thêm 20 tấn/ha nhưng nếu người dân chịu khó đầu tư thêm hệ thống tưới nước nhỏ giọt thì năng suất có thể đạt 55 - 60 tấn/ha, trừ chi phí sẽ lãi khoảng 65 triệu đồng/ha. Trồng sắn ở vùng Lìa tập trung vào 2 vụ (tháng 4 và tháng 10). Vụ tháng 4 lượng mưa khá đảm bảo cho cây sắn sinh trưởng nhưng vụ tháng 10 trồng xong trời nắng thường kéo dài đến khi thu hoạch, do đó cây rất khó phát triển. Vì vậy, trên trần máy cày, công ty sẽ chế thêm hệ thống cấp nước với bình chứa khoảng 400 lít nước, có 1 xe thường xuyên tiếp nước cho máy cày. Cơ cấu hệ thống tưới tự động khi cắt mắt sắn xuống đất thì kèm theo có 0,5 lít nước cấp xuống, nuôi mắt sắn mọc mầm khi trời hạn, không có mưa.
Hay tin Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị triển khai trồng sắn bằng cơ giới, hàng chục hộ dân ở vùng Lìa đã đến tham quan mô hình này và rất mong được đơn vị hỗ trợ, đưa máy móc vào tận rẫy của gia đình mình để trồng sắn. Pả Phương ở bản 6, xã Thuận cho biết: “Nhà vốn ít người, sức khỏe của vợ chồng tôi không tốt nên thời gian gần đây chúng tôi không đủ sức đầu tư trồng sắn như mọi năm. Tận mắt thấy máy cày liên hợp của công ty làm đất, bón phân, tưới nước, trồng sắn rất nhanh gọn, tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí, tôi và bà con trong xã Thuận nói riêng, vùng Lìa nói chung rất vui vì từ nay người trồng sắn đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Do đó, khi Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thông báo ai có nguyện vọng hỗ trợ trồng sắn theo công nghệ cao, chúng tôi liền đăng ký ngay cho vụ sắn tới”.
Việc trồng sắn theo công nghệ mới của Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị sẽ góp phần duy trì diện tích sắn hiện có ở Hướng Hóa hiệu quả; góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. “Với địa hình đồi dốc ở Hướng Hóa thì có thể đưa cơ giới hóa thực hiện khoảng 1/2 tổng diện tích sắn hiện có. Chúng tôi cam kết hỗ trợ trồng sắn theo công nghệ mới cho những hộ có nhu cầu và thu mua toàn bộ sản phẩm với mức giá ngang bằng hoặc cao hơn thị trường. Đặc biệt, đối với những hộ khó khăn, công ty sẽ cho nợ chi phí sản xuất cho đến khi có sản phẩm đem nhập và trả nợ cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa”, ông Hồ Xuân Hiếu cho biết thêm.
Kô Kăn Sương
Cây sắn là một trong những cây trồng chính của tỉnh, mang lại thu nhập cao cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Hướng Hóa, Đakrông. ...
Hiện đang là thời kỳ cuối vụ thu hoạch sắn tại các địa phương miền núi của tỉnh. Năm nay, giá sắn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 500.000 - 700.000 ...
Nhận thấy những giá trị kinh tế mà cây đót mang lại, nên thay vì phải vất vả lên rừng lấy đót mang về bán cho các thương lái như trước đây, một số người dân ...
Năm 2022, hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế được chọn đầu tư thực hiện vườn ươm cây giống lâm nghiệp từ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ “Hoàn thiện công ...
Chiều nay 24/9, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị đầu bờ “Đánh giá một số giống sắn mới có triển vọng trên địa bàn tỉnh ...
Tại nhiều xã ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa, tình trạng nắng nóng kéo dài đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước sinh ...
Với quyết tâm vượt lên đói nghèo làm giàu chính đáng, đảng viên trẻ người Vân Kiều Hồ Văn Tròn ở thôn Loa, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đi đầu ...
Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua anh Lê Đức Vưỡng, Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa (thuộc Công ty Cổ phần ...
QTO - Nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh được triển khai, trong đó có việc chú trọng đưa sản phẩm vào các...
QTO - Khác với không khí phấn khởi vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch hồ tiêu của năm 2024 - khi cây hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá, những ngày này, tại...
(QT) - Những năm qua, nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Vĩnh Linh...
(QT) - Nhờ sự đoàn kết, đồng lòng, chung sức và sáng tạo của cán bộ và nhân dân xã Vĩnh Sơn; sự ủng hộ nhiệt tình về vật chất cũng như tư vấn nhiều ý tưởng mới của con em trong...
(QT) - Chế biến nông, lâm sản là ngành công nghiệp chủ lực có thế mạnh của tỉnh Quảng Trị. Với lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ, trong những năm gần đây, công...
(QT) - “Sản phẩm gạo sạch Triệu Phong thơm, ngon và có vị ngọt tự nhiên”, “Gạo hữu cơ Quảng Trị có hương vị thơm ngon đặc trưng một cách tự nhiên đồng thời chứa nhiều thành...
(QT) - Tân Thành là một trong 7 xã, thị trấn vùng kinh tế mới dọc Quốc lộ 9 của huyện Hướng Hóa, được thành lập sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước...
(QT) - Xác định công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất, thời gian qua Công ty Thủy điện Quảng Trị đã quan tâm thực hiện công...