
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Thành phố Đông Hà có địa kinh tế, địa chính trị quan trọng, là địa bàn động lực trong phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị. Nằm trên ngã ba Quốc lộ 1- Quốc lộ 9, nối với các nước trong khu vực qua Hành lang kinh tế Đông- Tây (EWEC), Đông Hà được Chính phủ phê duyệt quy hoạch là đô thị động lực trên tuyến EWEC. Hiện Đông Hà phấn đấu đạt đô thị loại II đến năm 2020. Gần đây tỉnh và thành phố Đông Hà đề xuất với Trung ương Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đông Hà đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng đô thị hiện đại, đô thị thông minh và bền vững, kiến trúc xanh, “thành phố bên sông nước”.
![]() |
Thành phố Đông Hà ngày càng đổi mới. Ảnh: PV |
Đến nay, cơ cấu kinh tế của thành phố Đông Hà được xác định là thương mại - dịch vụ, dịch vụ - công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao. Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ. Công tác quy hoạch, quản lí, xây dựng, chỉnh trang đô thị ngày càng được quan tâm. Thành phố đã được điều chỉnh quy hoạch chung giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; gắn các vùng, đô thị trên tuyến thuộc các quốc gia ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông, qua Quốc lộ 9 đến Đông Hà - một thành phố trung tâm buôn bán sầm uất của miền Trung, kết nối các hướng Đông - Tây, Nam - Bắc; cửa ngỏ phía Tây sang các nước Lào, Thái Lan, Mianma, cửa ngỏ phía Đông ra cảng biển Cửa Việt (Quảng Trị) và hệ thống cảng biển của miền Trung; cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình); Phú Bài (Thừa Thiên Huế); kết nối các tuyến giao thương, các trung tâm kinh tế động lực của quốc gia; gắn với Hành lang kinh tế Đông - Tây, “Con đường di sản miền Trung”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” và hai đầu di sản thế giới: Phố cổ Hội An (Quảng Nam), khu di tích Đại Nội (Thừa Thiên Huế), động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Đông Hà còn có chợ Đông Hà, trung tâm thương mại - dịch vụ của tỉnh và của khu vực; có các đô thị của tỉnh làm vệ tinh như các thị trấn: Cam Lộ (huyện Cam Lộ), Cửa Việt, Gio Linh (huyện Gio Linh), Ái Tử (huyện Triệu Phong), thị xã Quảng Trị, có trên 3.200 doanh nghiệp, nhiều chợ, siêu thị, các khu công nghiệp của tỉnh và các địa phương.
20 năm qua, tính từ khi EWEC được khai mở, Chính phủ và các địa phương Việt Nam có nhiều nỗ lực quyết tâm triển khai theo các hiệp định, chương trình mục tiêu, dự án, cam kết quốc tế nhằm kết nối trên tuyến hành lang và đã đạt một số kết quả nhất định. Trong đó, có dự án phát triển đô thị trên tuyến EWEC và tiểu vùng sông Mê Kông. Tại Việt Nam, Đông Hà là thành phố duy nhất được lựa chọn tham gia dự án (Dự án với tổng mức viện trợ không hoàn lại 2,5 triệu USD của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia). Trong giai đoạn 2012 - 2015, Nhật Bản có khoảng 1.000 doanh nghiệp (DN), đăng kí tham gia làm hội viên của Hiệp hội các DN Nhật Bản tại khu vực Mê Kông (theo chương trình hợp tác Mê Kông - Nhật Bản) năm 2014, kim ngạch đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào khu vực đạt 6,8 tỉ USD và trong 3 năm tiếp theo Nhật Bản dành 750 tỉ yên vốn ODA cho các nước thuộc khu vực Mê Kông; năm 2015, Thái Lan đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký gần 6,8 tỉ USD.
Một sự kiện nổi bật là ngày 13/1/2010, đoàn Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã đến Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nhân chuyến đi đường bộ từ thủ đô Băng Cốc của Thái Lan sang Việt Nam để quảng bá Hành lang kinh tế Đông - Tây và tham dự hội nghị cấp cao Bộ trưởng Ngoại giao tại thành phố Đà Nẵng trong hai ngày (13 và 14/1/2010).
Gần đây, một số nhà khoa học, nhà kinh tế đề xuất: Thành phố Đông Hà tương lai sẽ là một thành phố hiện đại tầm cỡ quốc gia, quốc tế, làm nhiệm vụ trung tâm thu hút đầu mối, kết nối, giao lưu, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia và chuỗi đô thị dọc đường Hồ Chí Minh và EWEC. Chức năng của thành phố “đầu cầu” hành lang, trung tâm kết nối là: Đầu mối giao thông quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển); đầu mối quá cảnh (thương mại, dịch vụ, du lịch) quốc tế; đầu mối đầu tư trong nước và quốc tế....
Để đảm nhận vai trò trên, nhiều nhà chính trị, chuyên gia cho rằng: Về mặt quy hoạch tổng thể thành phố Đông Hà cần được mở rộng về không gian (phía tây bao gồm huyện Cam Lộ, phía đông là thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh), phía bắc gồm khu công nghiệp Quán Ngang (huyện Gio Linh), phía nam là thị trấn Ái Tử (huyện Triệu Phong), với diện tích khoảng 400km2 trở lên, dân số trên 20 vạn người). Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như Cảng biển Mỹ Thủy, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, cần xây dựng sân bay lưỡng dụng, mở rộng ga Đông Hà, các cầu vượt, đường sắt trên tuyến kết nối với EWEC, các kho, bãi quá cảnh. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách đủ mạnh, khuyến khích thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào cơ sở hạ tầng và sản xuất, thương mại dịch vụ để tạo ra nhiều hàng hóa tại chỗ với chất lượng tốt, giảm chi phí sản xuất, chi phí quá cảnh và tham gia vào chuỗi sản xuất, xuất nhập khẩu, chuỗi giá trị cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế.
Vấn đề đặt ra, để khỏi bỏ lỡ cơ hội “vàng”, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, có nhiều diễn biến phức tạp, vừa có cơ hội, vừa có thách thức; các cấp có thẩm quyền cần đề ra chủ trương và giải pháp thích hợp, sát đúng, hiệu quả cùng với sự nỗ lực, quyết liệt của địa phương về tư duy, hành động để cùng chung tay xây dựng thành phố Đông Hà trở thành đô thị hiện đại, đô thị thông minh, đảm nhận được tốt hơn nhiệm vụ trung tâm kết nối ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế trong tương lai trên tuyến EWEC.
Hồ Ngọc Hy
Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là một trong 5 hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được thành lập vào tháng 10/1998, đi qua 13 tỉnh, ...
Khai thác sản phẩm du lịch trải nghiệm các nước trên Hành lang kinh tế Đông- Tây (EWEC) bằng đường bộ là một chủ trương luôn được tỉnh Quảng Trị quan tâm, được ...
Khép lại sự kiện Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” lần thứ I do Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức ...
Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh ...
Nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan (2013-2023), 47 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan (1976-2023), trong ...
Nằm ở điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam, tỉnh Quảng Trị có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, trọng yếu về quốc phòng, an ...
Khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị có vị trí đặc biệt quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội bao gồm Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và tuyến dịch ...
Đô thị Đông Hà bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỷ XX nhưng quá trình đô thị hóa với tốc độ phát triển nhanh và mạnh thì phải đến sau năm 1989 - khi Đông Hà ...
QTO - Xã Triệu Phong hiện có 2 cụm công nghiệp (CCN) là Ái Tử và Đông Ái Tử với hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động ổn định. Bước sang giai đoạn mới, địa...
QTO - Thường xuyên cấu kết với các đầu nậu để chặt phá nhiều ha cây gỗ quý, tham gia bẫy, bắt các loài muông thú ở rừng Động Châu - khe Nước Trong...,...
QTO - Xã Tuyên Hóa được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã: Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng và Văn Hóa (huyện...
QTO - Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Quảng Trị vẫn duy trì được sự ổn định và hiệu quả trong hoạt...
QTO - Bằng kinh nghiệm và khả năng làm chủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông dân huyện Hải Lăng cũ đã xây dựng vùng đất này trở thành vựa lúa của tỉnh....
Dự kiến từ ngày 1/8 tới đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex sẽ thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 (xăng E10) ở các cửa hàng thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh (trước sáp...
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam - ông Nicolai Prytz vừa có chuyến thăm và làm việc chính thức với UBND TP. Huế, tiếp tục khẳng định mối quan hệ ngoại giao và kinh tế tốt đẹp giữa...
(QT) - Đầu năm 2018, sau khi tìm hiểu trên các nguồn thông tin thấy dế là vật nuôi có vốn đầu tư thấp, diện tích nhỏ hẹp cũng có thể nuôi được, lại là vật nuôi dễ chăm sóc,...