
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đồng chí Phan Chung, sinh ngày 15/8/1939; quê quán: Thôn Hải Chữ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh; Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được bác sĩ, gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng vì tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 15 giờ 30 phút ngày 16/5/2019, hưởng thọ 81 tuổi. Để tưởng nhớ đồng chí Phan Chung, Báo Quảng Trị đăng lại một số chi tiết trong bài báo “Những chiến sĩ cộng sản không mặc áo”, hồi ức về những năm tháng sống, công tác, hoạt động cách mạng và bám trụ chiến đấu của đồng chí Phan Chung trên quê hương Gio Linh anh hùng gần 60 năm trước.
![]() |
Tháng 2/1973, tại sông Thạch Hãn, những chiến sĩ cách mạng từ lao tù của địch chiến thắng trở về trong vòng tay đồng đội. Ảnh: SĨ SÔ |
Đối với những người làm Báo Quảng Trị sau ngày tỉnh nhà lập lại (tháng 7/1989), đồng chí Phan Chung là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh với phong cách chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, nhưng cũng rất tình cảm, gần gũi, thân tình. Từ năm 1989 - 1990, đồng chí Phan Chung là Ủy viên Thường vụ trực Đảng, kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh, cho đến giai đoạn 1990 - 1996 là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị, Phó Bí thư Đảng ủy Công an, Ủy viên Uỷ ban MTTQVN tỉnh, phụ trách công tác nội chính dân vận tỉnh. Với những trọng trách đó, đồng chí Phan Chung luôn quan tâm đến sự phát triển của báo chí tỉnh nhà và thường chia sẻ những tình cảm, tâm huyết của mình, nhất là mỗi dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn của quê hương, đất nước.
Vào tháng 4/1995, tòa soạn Báo Quảng Trị xuất bản nguyệt san số 436 kỉ niệm 23 năm ngày giải phóng huyện Gio Linh và đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Tôi được phân công gặp đồng chí Phan Chung, lúc bấy giờ là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy để ghi lại kí ức một thời đánh giặc nơi “vành đai lửa” Gio Linh. Trong cuộc trò chuyện ngót 24 năm trước, tôi vẫn nhớ mãi phong cách gần gũi, giọng nói trầm ấm, hào sảng và lời kể chuyện khúc chiết, mạch lạc của ông. Gắn bó với thực tiễn sống, chiến đấu, công tác nơi vùng đất khốc liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1953 đến ngày quê hương giải phóng, ông là con người của hành động với tất cả sự quyết đoán, kiên định, nắm chắc, biết chắc đến từng công việc, sự việc, con người cụ thể và chỉ đạo hoàn thành thắng lợi với sự nỗ lực cao nhất.
Suốt cả cuộc trò chuyện, ông say sưa kể về những năm tháng hoạt động cách mạng, bám trụ giữa lòng dân nơi vùng giới tuyến. Những tên đất, tên người, những trận đánh, những hi sinh, mất mát ở miền đất đôi bờ Bến Hải thuở đất nước còn chia cắt hai miền như những trang sách lật giở từ kí ức sâu dày của ông, trầm ấm qua giọng nói khiến người kể, người nghe đều xúc động, bồi hồi.
Sau khi đọc hai câu thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: “Những thế hệ xoay trần đánh giặc; mang quần đùi, cởi áo lội qua sông” , ông chia sẻ, bây giờ mà nói chuyện ra đường không mặc áo, các bạn trẻ thường nghĩ ngay đến những người có lối sống lập dị. Vậy nhưng trong chiến tranh, để đánh thắng kẻ thù, dễ bề hoạt động trong lòng dân, những chiến sĩ cộng sản kiên trung phải luôn ở trần để tránh mọi cái bẫy giăng ra của kẻ thù. Còn nhớ, quê hương Quảng Trị thời kì 1955-1960, khi Hiệp định Giơ- ne-vơ bị đế quốc Mỹ phá hoại, sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Bắc - Nam, rồi tay sai Ngô Đình Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam tìm diệt những người cộng sản, lập trại tập trung hòng “tát nước bắt cá” cho đến lúc hàng rào điện tử Mắc namara hình thành… Gio Linh quê hương ông, nơi nhát dao chia cắt ngang mình đất nước, địch tập trung toàn bộ sức mạnh chiến tranh khổng lồ với tất cả những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm nhất hòng đối phó với Vĩnh Linh, với miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chính nơi được mệnh danh là “vành đai lửa”, “vành đai trắng” ấy, những chiến sĩ cộng sản vẫn kiên cường bám trụ địa bàn, bám dân, bám đất để móc nối cơ sở, gây dựng phong trào cách mạng. Dưới “trận đồ bát quái” dây kẽm gai, mìn, lựu đạn dày đặc của địch, trước “đôi mắt thần” nơi hàng rào điện tử khống chế một vùng giới tuyến, đêm đêm vẫn có hàng trăm chiến sĩ cách mạng ở trần dầm mình dưới nước, dưới lòng đất, dưới cỏ cây… chỉ cần một tích tắc tắt ánh hỏa châu, ngớt loạt đạn bom địch dội xuống là bật dậy, lên đường, tìm về với địa bàn, về với dân. Màu lưng trần đen xạm của họ dễ lẫn vào màu bùn đất quê hương và cũng chỉ có ở trần, họ mới nhạy bén nhận ra chỗ nào địch cài bẫy, mới lọt qua được các lớp hàng rào kẽm gai, hàng rào điện tử. Lối thâm nhập bằng cách ở trần của chiến sĩ ta thì đến bộ óc siêu đẳng của các nhà khoa học quân sự Mỹ khi tính toán xây dựng hàng rào điện tử cũng không ngờ tới. Họ huênh hoang rằng đến con ruồi cũng không lọt được qua hàng rào điện tử bởi hệ thống bùng nhùng, cảm biến, phát hiện nhanh nhạy đối phương xâm nhập và sẽ bị thương vong bởi các loại mìn tối tân với độ sát thương cao, thì chỉ với cách ở trần, các chiến sĩ cách mạng đã tận dụng mọi giác quan, mọi cảm giác trên da thịt để có thể cảm nhận, xử lí, len lõi vào tận yết hầu của địch, đánh “nở hoa trong lòng địch”, làm cho địch phải bạt vía kinh hồn.
Cũng nhờ ở trần mà những lúc bị địch phục kích, đánh xáp lá cà, ta vẫn có lợi thế cơ động hơn do không bị vướng víu quân trang, quân dụng như địch, vẫn có đường tránh được bàn tay địch muốn nắm lấy, bắt sống ta; đến lúc nằm hầm bí mật cũng tránh được mùi hôi, ẩm mốc lâu ngày của áo quần. Ở trần vừa nhẹ người, vừa tạo sự nhanh nhạy, cơ động trong chiến đấu, công tác là cả một “nghệ thuật” đánh giặc nơi vùng giới tuyến. Bởi nếu nằm hầm bí mật mà giặt giũ, phơi phong quần áo, địch sẽ dễ dàng phát hiện, truy lùng. Có đến ba lần các chiến sĩ của ta bị lọt vào ổ phục kích của địch ở thôn Xuân Long, nhờ ở trần theo kiểu trai làng ra ruộng cày mà ta đã thoát được ngoạn mục ngay trước mũi súng của địch. Có nhiều chiến sĩ cách mạng ban ngày ở trần, thản nhiên vào làng, tìm diệt ác ôn mà mạng lưới bảo vệ của chúng không ngờ tới. Hình ảnh những chiến sĩ cộng sản ở trần chắc các bạn trẻ đã được nhìn thấy qua bức ảnh lịch sử chụp tại điểm trao trả tù binh trên sông Thạch Hãn tháng 2/1973. Bức ảnh này cần đưa vào sách giáo khoa để thế hệ trẻ hôm nay thấy được tinh thần bất khuất, không chịu khuất phục trước kẻ thù của những người cộng sản...
Kể đến đây, ông Phan Chung bộc bạch: “Tôi cũng là một trong những người thuộc thế hệ “ở trần đánh giặc” ấy. Cứ mỗi độ tết đến, xuân về, vào các dịp lễ hội của dân tộc, ngày khải hoàn của đất nước, được thấy vô vàn sắc màu y phục, màu hoa tươi rực rỡ, tôi lại nhớ đến một thời đất nước mình chịu bao đau thương, mất mát; nhớ đến đồng đội đã yên nghỉ trong lòng đất chưa từng được mang chiếc áo đẹp bao giờ! Trong niềm vui hạnh phúc hôm nay, tôi muốn các bạn trẻ cùng tôi ôn lại một thời để hiểu hơn về người cộng sản suốt đời chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân…”.
Đào Tâm Thanh
Câu chuyện “ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam” sau gần nửa thế kỷ vẫn như vẹn nguyên trong ký ức của những người dân Vĩnh Linh. Sau khi sông Bến Hải được chọn làm ranh ...
Nhà báo Phan Quang, cây đại thụ của nền báo chí nước nhà quê ở làng Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 95 năm tuổi đời và hơn 75 năm ...
Xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong nằm bên bờ sông Thạch Hãn, cách thành phố Đông Hà chỉ một dòng sông. Mặc dù là xã thuần nông, nhưng Triệu Thuận mang dáng dấp ...
Lần lên thăm Tuyên Quang, tôi được nghe một cán bộ tỉnh giới thiệu rằng: ở Tuyên Quang có đồng chí Trần Hoài Quang, nguyên Bí thư Tỉnh ủy nhiều năm liền, là ...
Câu chuyện vợ chồng cựu tù nổi tiếng ở Côn Đảo và Phú Quốc Võ Thị Hường (75 tuổi) và Mai Văn Lớp (80 tuổi) không chỉ là một phần lịch sử hào hùng của dân tộc, ...
Chiều nay 9/4, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam và các cơ quan báo chí trong tỉnh tổ chức tọa đàm với chủ đề “Báo chí đồng ...
Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Gio Linh tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,“CCB tham ...
Cách đây 80 năm, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời. Gần một năm sau, ngày 23/8/1945, ...
QTO - Xác định công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ then chốt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của...
QTO - Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp để nâng cao chất...
(Chinhphu.vn) - Tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh về nêu gương thể hiện rất phong phú, sinh động, rộng lớn, cụ thể, thống nhất trong mọi suy nghĩ, hành động, lời nói, việc làm từ...
(VOV) - Đoàn đại biểu thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta.
(QT) – Chiều nay 18.5.2019, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Quảng Trị phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng và gia đình tổ chức trọng thể lễ truy điệu đồng chí Phan...
(Tin Tức) - Sáng 18/5, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã bế mạc, sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, hoàn thành toàn bộ...
(QT) - Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đi qua giữa lòng thị trấn miền núi Bến Quan của huyện Vĩnh Linh đã tạo ra một động lực mới mẻ cho quá trình phát triển của thị trấn này. Phố...
(QT) - Thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, lực lượng Công an Quảng Trị đã đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo...