
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Từ tượng đài chiến thắng Khe Sanh theo đường Hồ Chí Minh về phía Bắc, chúng tôi vượt hơn 65 km đường đèo dốc trở lại xã Hướng Lập, một trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hoá.
![]() |
Cơ sở vật chất trường lớp các bậc học ở xã Hướng Lập đã được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang |
Dẫn chúng tôi tham quan khu tái định cư ở thôn Tri, Chủ tịch UBND xã Hướng Lập Hồ Đức Vân cho biết, toàn xã hiện có 347 hộ với 1.627 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, sinh sống ở 8 thôn, bản. Hướng Lập có tổng diện tích tự nhiên 16.094,49 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 276,97 ha, đất lâm nghiệp 15.011,27 ha; điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận cho sự phát triển các loại cây trồng và vật nuôi. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các chương trình dự án như: Chương trình 134, 135, chương trình biên giới, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, dự án kinh tế - quốc phòng 337 và các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ, các công trình cơ sở hạ tầng như điện lưới quốc gia, đường giao thông, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, nhà sinh hoạt cộng đồng, thuỷ lợi, nước tự chảy... đã được đầu tư xây dựng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trong huyện đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hình trình diễn, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tạo thuận lợi để người dân trên địa bàn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế. Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể địa phương tích cực tuyên truyền vận động dân bản thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, vươn lên giảm nghèo, làm giàu.
Nhằm đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ, được sự quan tâm của nhà nước đầu tư xây dựng và sửa chữa hệ thống thuỷ lợi và các mô hình sản xuất lúa nước ở các thôn Cù Bai, Sê Pu, Tri, xã đã chỉ đạo và tạo điều kiện để dân bản khai hoang đất bằng gieo cấy lúa nước hai vụ, đưa phân chuồng vào chăm bón, đưa các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy đại trà. Nhờ vậy, diện tích và sản lượng lúa nước đều tăng. Đến nay toàn xã có trên 68 ha lúa nước, sản lượng thu hoạch 217,6 tấn, tăng 27,2 tấn so với năm 2016. Mặt khác, tận dụng đất ven triền đồi nương rẫy, người dân tập trung thâm canh, mở rộng diện tích cây sắn, ngô, khoai lang, gừng, các cây họ đỗ, trồng cây ăn quả, bời lời. Toàn xã đã trồng 625 ha cây bời lời, 38 ha sắn, 90 ha lúa rẫy, 30 ha ngô, 5,5 ha gừng, 10 ha cây ăn quả.
Tận dụng địa hình có nhiều đồi bãi, nguồn thức ăn nông sản dồi dào, được sự quan tâm hỗ trợ con giống gồm 60 con bò, 28 con dê, 980 con gà của dự án Tầm nhìn Thế giới, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo do Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện làm chủ đầu tư cho các hộ ở các thôn Cựp, Tri, Cù Bai, A Xóc, xã đã tích cực tuyên truyền vận động dân bản làm chuồng trại, chăn dắt, trồng cỏ, tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi. Đến nay đàn trâu đã có 218 con, bò 320 con, 438 con lợn, 240 con dê, hơn 2.300 con gia cầm các loại, 1,4 ha diện tích mặt hồ nuôi cá nước ngọt.
Bên cạnh đó, Hướng Lập có tổng diện tích có rừng hơn 12.000 ha, trong đó rừng trồng 131,2 ha, rừng đặc dụng 10.236 ha, rừng phòng hộ 1.567 ha, rừng sản xuất 135, 5 ha. Để thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng, chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân về bảo vệ và phát triển vốn rừng, nâng cao ý thức, chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại 8 thôn, bản; thành lập các tổ bảo vệ rừng; phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng và ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. UBND xã phối hợp với Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá giao khoán bảo vệ rừng cho nhân dân 7 thôn với diện tích 1.374,9 ha, dân bản 2 thôn Tri và A Xóc đã trồng 98 ha rừng theo Dự án BCC, nhờ vậy đến nay tỷ lệ che phủ rừng của xã đạt 74,8%.
Cùng với những đổi thay về kinh tế, văn hoá- xã hội cũng có những chuyển biến tích cực. Số lượng và chất lượng của các bậc học hằng năm đều tăng. Hiện xã có 118 cháu mầm mon, 165 học sinh tiểu học, 133 học sinh trung học cơ sở. Cơ sở vật chất trường lớp các bậc học đều được đầu tư xây dựng kiên cố khang trang, các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được tăng cường. Trạm y tế của xã đã phối hợp với quân y Đồn Biên phòng Cù Bai triển khai có hiệu quả các chương trình y tế, thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được đông đảo nhân dân tích cực tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực. 6/8 thôn, bản đã được công nhận danh hiệu văn hoá các cấp. Các hoạt động tình nghĩa và chính sách xã hội luôn được quan tâm. Tình đoàn kết của các dân tộc trong các thôn bản ngày càng thắt chặt. Thông qua triển khai phát động đăng ký thực hiện khu dân cư thôn, xã, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; xây dựng mô hình “Không có tội phạm” ở thôn Cựp, Cuôi; “Mô hình tự quản” ở thôn Cù Bai, Ta Păng. Duy trì tốt mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân xã Hướng Lập với Cụm bản Pa Păng (Lào) và quy chế kết nghĩa bản- bản đối diện qua biên giới giữa bản Cù Bai của xã với bản Cóoc Rạc; bản Ta Păng của bạn Lào. Lực lượng công an, dân quân xã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan và Đồn Biên phòng Cù Bai tăng cường tuần tra, kiểm soát, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý các vụ việc xảy ra, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nguyễn Đình Phục
Nguyên là cán bộ xã và hiện tại là người có uy tín của thôn, ông Hồ Văn Tỉu - 68 tuổi đời, 40 năm tuổi Đảng - ở thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, ...
Từ thành phố Đông Hà, chúng tôi ngược đường số 9 lên Hướng Hóa trong cái nắng oi ả vào một ngày cuối tháng Tám. Đường số 9- con đường xuyên Á luôn tấp nập với ...
Nhìn lại chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển 9/7 (1968 - 2023), phải trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ nhưng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện ...
Hơn 20 năm trước, khi nghe tin có một đàn cò hàng vạn con cứ đêm đêm lại về trú ngụ trong vườn nhà của một lão nông ở thôn Bắc Phú, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh ...
Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước, ...
Đồn Biên phòng Hướng Lập được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài gần 29 km với 16 vị trí mốc quốc giới và 5 cọc dấu nhận biết đường biên giới; ...
Từ một loài cây mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân các xã phía Bắc huyện Hướng Hóa xóa đói giảm nghèo, hiện các hộ dân trồng cây bời lời đang mắc kẹt ...
Những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, trên con đường hướng về Khe Sanh miền Tây Quảng Trị, chúng tôi theo nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, đi qua xã Hướng Phùng, huyện ...
QTO - Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 tấn công mạnh mẽ, sâu rộng và đa chiều vào toàn diện nền KT-XH của quốc gia và từng địa phương. Tham gia cuộc cách...
QTO - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện ở địa phương, đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,...
(QT) - Thành phố Đông Hà hiện có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 2.100 ha gồm rừng tự nhiên, rừng trồng với các loại cây chủ yếu là thông, keo, rừng hỗn giao và đất...
(QT) - “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vùng vành đai thành phố Đông Hà là yêu cầu tất yếu, tác động đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá, cân...
(QT) - Cầu An Mô nối hai bờ sông Thạch Hãn, từ thị trấn Ái Tử đi về các xã vùng đồng bằng thuộc huyện Triệu Phong được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt và khởi công xây dựng từ...
(QT) - Được sự quan tâm hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), từ năm 2015 Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Quảng Trị đã triển khai Chương trình Bò giống sinh...
(QT) - 5 năm qua, các cấp Hội Nông dân ở huyện Gio Linh đã tuyên truyền, phổ biến các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; tìm nhiều biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ nông...
(QT) - Đến bây giờ, cây bời lời không còn xa lạ với người dân huyện Hướng Hóa. Chính cây trồng này đã góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.