
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Những ngày hè gió Lào quạt lửa, tôi rải bước dưới chân đồi Động Tri, nơi miền Tây Khe Sanh, Hướng Hóa. Chính nơi đây, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhạc sĩ Huy Thục đã viết nên ca khúc “Tiếng đàn Ta Lư” để biểu dương tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta. Trong bài hát có đoạn: “Bộ đội giải phóng quân ơi/Anh thắng trận miền Tây Khe Sanh/Đồn Tà Cơn hôm nào bốc cháy/Đồi Động Tri xác Mỹ chất đầy…”. Nay, ngót nửa thế kỷ kể từ ngày Khe Sanh được giải phóng, cuộc sống của người dân dưới chân đồi Động Tri đang dần đổi thay và khởi sắc từng ngày…
![]() |
Các em nhỏ ở xã Hướng Tân tung tăng đến trường |
Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Hướng Hóa cùng tỉnh Quảng Trị và cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đây hai huyện Nam - Bắc Hướng Hóa tiếp nhận hàng nghìn dân ở huyện Triệu Phong lên xây dựng vùng kinh tế mới, cùng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bước ra từ những hoang tàn, đổ nát của chiến tranh, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Hướng Hóa từng bước vượt qua khó khăn, kiến thiết, xây dựng lại quê hương.
Trong ký ức của cựu chiến binh Hồ Thanh Tam trú tại thôn Trằm, xã Hướng Tân, những ngày đầu sơ khai trên quê hương sau ngày giải phóng vẫn còn vẹn nguyên. Từng dấu mốc thời gian in đậm trong trí nhớ của ông. Năm 19 tuổi, ông Tam đã tham gia phục vụ kháng chiến ở Ban Thống nhất Trung ương B của miền Nam Việt Nam với công việc vận chuyển công văn, giấy tờ, thuốc thang… từ Bắc vào Nam. Nhờ sự lanh lợi, linh hoạt trong công việc nên ông luôn được đồng chí, đồng đội và cấp trên đánh giá cao. Trong thời gian tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, ông từng kinh qua nhiều đơn vị, chức vụ khác nhau. Sau ngày hòa bình, ông đảm nhiệm các vị trí Bí thư Đảng ủy xã Hướng Tân, Phó Công an huyện rồi đến Phó Ban Kiểm tra Huyện ủy Hướng Hóa. Từ năm 1995 đến nay, ông là già làng và là người có uy tín của thôn Trằm.
Ông nhớ lại, năm 1972, xã Hướng Tân mới được thành lập. Địa giới xã Hướng Tân được tách ra từ các xã Hướng Thọ, Hướng An, Hướng Trung, Hướng Mỹ và Hướng Phùng. “Bấy giờ, người dân từ ấp chiến lược lên, bộ đội, dân quân từ rừng núi kéo về khai hoang phục hóa, định canh định cư. Cả làng ở chung trong một ngôi nhà sàn dài. Bom đạn còn sót lại trên mặt đất nhiều vô kể, đến mức cứ đi vài bước chân là thấy bom đạn lộ thiên. Trong quá trình cuốc đất trồng cây, người dân vẫn thường xuyên đụng phải bom, mìn. Thế rồi khổ cực cũng qua đi. Nay, đời sống người dân đã khởi sắc hơn trước rất nhiều rồi”, ông Tam kể.
Trò chuyện với chúng tôi tại trụ sở UBND xã Hướng Tân, Bí thư Đảng ủy Võ Công Khánh cho biết, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, người dân xã Hướng Tân nói riêng và miền Tây Khe Sanh nói chung ra sức khai hoang, phục hóa, san lấp hố bom để dựng nhà lập nghiệp. Vượt qua bao gian khó những ngày đầu, nay đời sống của người dân xã Hướng Tân đang trên đà phát triển. Hiện xã Hướng Tân có 7 thôn, trong đó thôn Trằm và thôn Của tọa lạc ngay dưới chân đồi Động Tri. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 7-8 triệu đồng/người. Cây trồng chủ lực là cà phê chè với diện tích 474 ha. Từ năm 2012 đến nay, người dân đã tái canh được 17% và tiếp tục tái canh. Từ khi Nhà nước có chương tình di dân từ các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng lên Hướng Hóa làm kinh tế mới năm 1992 thì cây lúa nước cũng phát triển mạnh với diện tích 131,6 ha. Nếu như trước đây, cứ đến mùa giáp hạt, người dân xã Hướng Tân lại lo nơm nớp, chờ trợ cấp của nhà nước, thì nay nguồn lương thực tại chỗ đã được giải quyết. Trong đó, diện tích lúa nước ở 2 thôn Trằm và Của chiếm nhiều nhất xã với 80 ha. Ngoài ra, người dân còn trồng thêm cây gừng, nghệ để lấy ngắn nuôi dài. Người dân đã từ bỏ hoàn toàn tập tục phát, đốt, cốt, trỉa trong canh tác mà thay vào đó là áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mua sắm máy móc cơ giới nhằm giảm sức lao động, tăng hiệu quả và năng suất… Hiện nay, cơ sở hạ tầng của xã đạt trên 50% kiên cố hóa. Địa phương phấn đấu đến năm 2019 đưa Trường Tiểu học Hướng Tân đạt chuẩn quốc gia.
![]() |
Cuộc sống hôm nay dưới chân đồi Động Tri |
Dưới chân đồi Động Tri hôm nay, đời sống của người dân xã Hướng Linh cũng đang dần khởi sắc bởi những dự án công nghiệp lớn được đầu tư. Đưa chúng tôi ra trước tiền sảnh trụ sở xã, anh Võ Khánh Minh, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hướng Linh khoát tay về phía những trụ phong điện lừng lững với cánh quạt khổng lồ chậm chậm quay, nói: “Hướng Linh là nơi duy nhất trong tỉnh có nhiều dự án lớn đầu tư như thủy điện Quảng Trị (triển khai từ năm 2016), điện gió Hướng Linh 1, 2 (Hướng Linh 2 đã đi vào hoạt động), thủy điện Khe Nghi và trồng thành công cây sa chi với diện tích 2 ha… Những dự án này không chỉ giúp tỉnh nhà phát triển về nhiều mặt mà còn giúp người dân địa phương phần nào nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống”.
Ngoài ra, Hướng Linh cũng là nơi có thế mạnh về ngành chăn nuôi với tổng đàn gia súc hơn 2.100 con, trong đó đàn trâu có 801 con, đàn bò 904 con, đàn lợn 259 con, đàn dê 221 con… Tổng đàn gia cầm các loại có 4.500 con (tăng 200 con so với đầu năm). Tính đến thời điểm hiện tại, xã Hướng Linh có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 53,66%, giảm 8% so với năm ngoái. “Mặc dù đời sống kinh tế vẫn còn một số khó khăn nhất định như địa bàn bị chia cắt, đất đai cằn khô sỏi đá chiếm phần lớn, là nơi cửa gió nên khó canh tác hoa màu… nhưng người dân Hướng Linh vẫn luôn tin theo Đảng, Nhà nước và cần cù, chăm chỉ trong lao động sản xuất, không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống. Hiện nay, khi nhắc đến điện gió thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Hướng Linh và muốn ngắm điện gió cũng phải đến Hướng Linh. Khi đường sá thuận tiện hơn thì phong điện Hướng Linh cũng có thể phát triển du lịch lắm chứ…”, Bí thư Đảng ủy Võ Khánh Minh nói với tôi trên niềm tin có cơ sở.
Trần Tuyền
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày Chiến thắng Khe Sanh - Giải phóng Hướng Hóa 9/7 (1968 - 2023), tối nay 3/7, tại Sân vận động thị trấn Khe Sanh, Sở Văn hóa, Thể thao ...
Trong chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị năm 1973, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã đến thăm Cứ điểm 241 ở thôn Tân Phú, xã Cam Thành, ...
Nhắc đến chị Trịnh Thị Mỹ Liên ở Khối 5, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa người dân địa phương luôn ngưỡng mộ nghị lực vượt khó vươn lên để phát triển kinh ...
Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2025), một ngày giữa tháng 3/2025, tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, hơn 200 cựu ...
Một ngày đầu tháng 11/2023, nắng rải vàng trên những ngọn đồi ở miền Tây Hướng Hóa. Đây cũng là thời điểm cà phê vào vụ. Trong những vườn cây, cà phê chín đỏ, ...
Ruộng bậc thang xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, được đánh giá có cảnh quan, cấu trúc ruộng đẹp bậc nhất của tỉnh Hòa Bình. Nơi đây phong cảnh hữu tình, làm mê đắm ...
Đầu năm 1968, Khe Sanh - Hướng Hóa trở thành tâm điểm, được cả thế giới chú ý, theo dõi khi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Đường 9 - ...
Được hình thành ngay sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, qua gần nửa thế kỷ phát triển, từ một vùng đất hoang vu và đầy rẫy đạn bom còn sót lại, đến nay khu ...
QTO - Bám sát Chỉ thị số 18 ngày 20/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 05 ngày 24/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh...
QTO - Dự án Trạm biến áp 500kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị- rẽ Vũng Áng-Đà Nẵng đã được Tổng công ty Truyền tải điện (EVNPT) triển khai thi...
(QT) - Là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, địa hình hiểm trở, đời sống người dân còn khó khăn nhưng bằng những cách làm...
(QT) - Là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, người dân ở huyện miền núi Hướng Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhiều...
(QT) - Cách đây tròn 15 năm, trên mảnh đất Khe Sanh, Hướng Hóa anh hùng, công trình Thủy lợi - Thủy điện Quảng Trị được khởi công xây dựng. Sự kiện này không chỉ làm nức lòng...
(QT) - Nhà máy Điện gió Hướng Linh 2 (Hướng Hóa) đã khai thác nguồn tài nguyên gió để biến thành nguồn năng lượng điện sạch, không gây ô nhiễm môi trường và thân thiện với con...
(QT) - Với lợi thế của điều kiện khí hậu và đất đai màu mỡ, huyện Hướng Hóa đã tập trung phát triển cây cà phê, hồ tiêu, gừng, nghệ và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế...
(QT) - Nhằm giúp nông dân giảm công sức, chi phí và nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, vừa qua, Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị triển khai...