
{title}
{publish}
{head}
(SGGP) - Đổi mới cách dạy và học, nhiều trường học ở TPHCM không chỉ đầu tư dạy học theo dự án, tích hợp, liên môn mà còn mở rộng hoạt động trải nghiệm thực tế, đưa lớp học ra bên ngoài cổng trường. Từ những giờ học sáng tạo này, cách cho điểm và đánh giá năng lực học sinh cũng khác.
Tiết học ngoài lớp được tính điểm
Tham dự những tiết học ngoài nhà trường, trải nghiệm thực tế sinh động bằng trực quan, học sinh các khối lớp đều hào hứng và thích thú. Điển hình như giờ học Sinh vật, nếu được trải nghiệm thực tế, khám phá ở khu du lịch sinh thái Cần Giờ, Thảo Cầm viên Sài Gòn… học sinh sẽ hiểu, thấm bài học sâu hơn.
![]() |
Học sinh Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình, TPHCM) trải nghiệm tiết học ngoài nhà trường với môn Lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam |
Theo cô Lê Thị Bội Ngọc, giáo viên môn Sinh vật, Trường THCS Nguyễn Du, tiết học ngoài nhà trường không chỉ mang ý nghĩa đổi mới phương pháp dạy học mà còn đổi mới cách kiểm tra, đánh giá. Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, học sinh lớp 7 sẽ làm bài thu hoạch theo nhóm và kết quả được tính vào điểm số 15 phút.
Tương tự, học sinh Trường THCS Nguyễn Gia Thiều quận Tân Bình cũng có những giờ học ngoại khóa - trải nghiệm môn Lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Dưới sự hướng dẫn, giới thiệu tỉ mỉ của hướng dẫn viên, học sinh vừa tham quan khám phá các hiện vật trưng bày tại bảo tàng vừa hiểu sâu từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Điều khiến học trò cảm thấy thú vị là khám phá nhiều kiến thức bổ ích, phong phú mà sách giáo khoa còn thiếu.
Theo các giáo viên dạy Sử, đi trải nghiệm thực tế như đến bảo tàng, tham quan di tích lịch sử trên địa bàn TPHCM, học sinh sẽ thấy môn học này ít khô khan và thích học hơn. Không những thế, các em có thêm cơ hội trau dồi thêm kiến thức, tăng kỹ năng thực hành khi làm bài thu hoạch.
Từ năm học này, Sở GD-ĐT TPHCM đã khởi động chương trình tiết học ngoài nhà trường tại Thảo Cầm viên Sài Gòn nhằm tăng cường kỹ năng thực hành, thực nghiệm, đồng thời nâng cao ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học cho học sinh từ lớp 6 đến 12. Theo chủ đề gắn với chương trình đã học ở môn Sinh nhưng được Hội đồng bộ môn Sinh học của TP Trung tâm Giáo dục vườn thú thiết kế khoa học, thống nhất, học sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu, khám phá môn học này một cách bài bản, thiết thực.
Kiểm tra học kỳ ở phòng… “khủng”
Tiếp nối thành quả đổi mới giáo dục từ năm học trước, trong học kỳ 1 của năm học này, nhiều trường THCS, THPT ở TPHCM đã đẩy mạnh chủ trương dạy và học theo hướng sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm. Cụ thể như dạy học theo dự án, theo chủ đề, dạy tích hợp, lồng ghép kiến thức liên môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhờ được nhúng vào môi trường học tập sáng tạo, thoát khỏi lối mòn tiếp thu kiến thức một chiều, học sinh như được “sổ lồng”, thể hiện năng lực, sở trường riêng của mình. Không chỉ làm chủ tiết học bằng công nghệ, mở rộng kiến thức đã học từ khám phá thực tế, thu thập tư liệu phong phú từ nhiều nguồn, học sinh của nhiều trường như THPT Lê Quý Đôn, Đinh Thiện Lý, Nam Sài Gòn… còn thể hiện tính chuyên nghiệp trong làm phim, quay video, đóng kịch và hóa thân vào từng nhân vật lịch sử, văn học...
Theo các hiệu trưởng, với những tiết học sáng tạo, học theo dự án hoặc trải nghiệm thực tế, ngoại khóa, các tổ bộ môn đều đưa ra tiêu chí đánh giá học sinh và cho điểm 15 phút hoặc 1 tiết đối với cá nhân hoặc cả nhóm (tùy theo hiệu quả, năng lực riêng). Cách đánh giá mới này đã khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài trường học, phát huy tinh thần đồng đội, làm việc theo nhóm, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết.
Không chỉ đổi mới cách dạy và học, mới đây Trường THPT Đinh Thiện Lý còn thí điểm cách tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh. Theo đó, tại phòng đa năng rộng lớn, 350 học sinh khối lớp 9 và 10 cùng tham dự kỳ kiểm tra học kỳ 1 năm học 2016-2017. Đây là hình thức kiểm tra mới và phòng này bố trí 14 giám thị cùng một số thành viên ban giám hiệu, ban điều hành thi của trường giám sát. Phòng thi đảm bảo nguyên tắc học sinh cùng lớp không ngồi gần nhau và hai học sinh ngồi gần nhau sẽ làm hai mã đề khác nhau. Nếu đề thi theo tự luận thì mỗi khối lớp có hai mã đề; còn theo trắc nghiệm thì mỗi khối lớp có 4 mã đề.
Theo cô Phan Thị Bích Thủy, cách tổ chức theo kiểu mới này nhằm rèn luyện cho học sinh tính trung thực, nghiêm túc trong thi cử. Hơn nữa, thi ở phòng lớn cũng giúp học sinh có tâm lý thoải mái hơn và công tác điều hành chung cũng thống nhất, thuận lợi, giảm bớt nhân sự.
Thực tế cho thấy, “mắt xích” kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng mục tiêu đổi mới cách dạy - học hiện nay. Mặc dù đã có nhiều cải tiến nhưng khâu kiểm tra đánh giá năng lực người học nhìn chung vẫn bộc lộ sự yếu kém, nghèo nàn về phương pháp, cách thức. Đặc biệt là nó chưa gắn với thực tế đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Vì thế, công việc cấp bách đặt ra là Bộ GD-ĐT phải đổi mới quy chế đánh giá xếp loại học sinh, trong đó vẫn chú trọng mục tiêu dạy chữ, coi trọng điểm số là chính. Để đánh giá học sinh một cách toàn diện, nhà trường cần được trao quyền, chủ động đổi mới, đa dạng hóa cách đánh giá năng lực người học thông qua hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Khánh Bình
Từ năm học 2022 - 2023, môn Tiếng Anh và Tin học chính thức trở thành môn học bắt buộc của học sinh lớp 3. Nhiều địa phương gặp phải khó khăn về nhân lực và ...
Môn Ngữ văn 10 của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được bắt đầu dạy từ năm học 2022 - 2023, có nhiều thay đổi trong cách dạy học và kiểm tra đánh ...
Tiếp cận, áp dụng những thành quả của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào việc dạy và học là xu thế tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Những năm gần đây, nhiều ...
Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị đã đa dạng hóa cách thức, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các trường. Tùy theo đặc ...
Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên thực hiện giảng dạy môn Tiếng Anh và Tin học bắt buộc cho khối lớp 3 theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Tuy ...
Trường Trung học Đệ nhị cấp Quảng Trị - THPT Đông Hà ngày nay trải qua chặng đường 50 năm hình thành và phát triển (1973 - 2023). Trong 50 năm ấy, nhà trường ...
Bên cạnh việc học lý thuyết tại lớp, hiện nay, có một số trường học triển khai cho học sinh học văn hóa, lịch sử qua những trải nghiệm thực tế tại các di tích ...
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 triển khai năm đầu tiên đối với lớp 10 năm học 2022-2023. Theo đó, ngoài 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học ...
QTO - Xác định phát triển quỹ khuyến học góp phần quan trọng vào thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, vì vậy các cấp hội...
QTO - Nghĩa tình tháng 7 là hành trình tri ân của Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Quảng Trị để nhân lên tình cảm, sự ghi nhớ công lao của các gia đình chính...
(QT) - Trong những năm qua, cùng với việc quan tâm chăm lo, bảo đảm tốt chế độ, chính sách thì công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu học nghề cho bộ đội xuất ngũ luôn được...
(QT) - Báo Quảng Trị số 5053 ra ngày 20/12/2016 có bài “Bị chết khi đang làm nhiệm vụ phục vụ kháng chiến có được suy tôn liệt sĩ?”, nói về trường hợp ông Nguyễn Văn Thất và...
(QT) - Ngay từ khi mới thành lập huyện, Đảng ủy, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đakrông (Quảng Trị) đã khẩn trương cử các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, xã đội trưởng...
(SGGPO).- Bác sĩ Huỳnh Cao Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết Đồng Nai mới phát hiện thêm 1 ca nhiễm virus Zika.
(NLĐO) - Một người đàn ông bị té nhưng đến 3 tháng sau mới phát hiện bị chấn thương sọ não, vừa được các bác sĩ Bệnh viện quận 11 TP HCM phát hiện cứu kịp.
(NLĐO) - Một người đàn ông trẻ bị đâm thấu ngực, rách gan, nguy kịch vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á rượt đuổi thời gian phẫu thuật cứu sống.