Cập nhật:  GMT+7

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Sáng nay 20/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng, buổi thảo luận tại Tổ 12 về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các vị ĐBQH tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng nêu một số vấn đề chung cần quan tâm, nghiên cứu trong dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - Ảnh: PT

Tổ 12 gồm các đại biểu của Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Trị và TP. Cần Thơ. Tại buổi thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng nêu một số vấn đề chung cần quan tâm, nghiên cứu trong dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sự cần thiết ban hành luật trong bối cảnh các cấp, các ngành đang thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của BCH TƯ Đảng về tinh giản biên chế; với mục tiêu không tăng ngân sách, không phát sinh thủ tục hành chính, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng khác ở cơ sở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, để công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đạt hiệu quả tốt, cần thiết có một đạo luật thống nhất quy định về xây dựng, quản lý, tổ chức hoạt động tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - Ảnh: PT

Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật cần xem xét đã khái quát đầy đủ và thống nhất với nội dung dự thảo luật, đã phù hợp với mục tiêu xây dựng luật không? Sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến; tính thống nhất với hệ thống pháp luật; tính khả thi của dự thảo luật.

Phát biểu tại buổi thảo luận, ĐBQH Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị bày tỏ đồng tình sự cần thiết phải ban hành dự thảo luật này, bởi hiện nay trước diễn biến phức tạp của tình hình an ninh, trật tự, vấn đề an ninh, trật tự ở cơ sở với tình hình tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội ... ở các địa phương vẫn là vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ, phức tạp. Các vụ việc vi phạm cần được phát hiện, ngăn chặn, xử lý từ sớm, kịp thời đặc biệt là như vấn đề Tây Nguyên vừa qua đã cho chúng ta một bài học quá đắt.

Mặc dù, đội ngũ công an chính quy đã cơ bản được thực hiện ở các xã, phường, thị trấn, nhưng vẫn cần có sự tham gia, phối hợp của quần chúng nhân dân ở cơ sở, nhất là đội ngũ bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách trước đây.

Vì vậy, đại biểu cho rằng để công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đạt hiệu quả tốt, cần thiết có một đạo luật thống nhất quy định về xây dựng, quản lý, tổ chức hoạt động tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tuy nhiên, cần chú ý để việc ban hành luật này không tăng biên chế, tăng gánh nặng ngân sách nhà nước, không làm ảnh hưởng đến hoạt động hành chính trong các cơ quan nhà nước ở cơ sở.

Góp ý về tên gọi của dự thảo luật, đại biểu cho rằng trong dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhưng điều chỉnh chủ yếu là bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách, dân phòng.

Bên cạnh đó còn có các lực lượng tự quản khác như bảo vệ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn xã, phường, thị trấn; các bác bên hội cựu chiến binh; hội phụ nữ; Đoàn thanh niên... Tất cả đều chung một mục đích là tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Do vậy, đề nghị xem xét sửa đổi tên của luật này nên gọi là “Luật Tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”.

Dự thảo tại Điều 2 vị trí chức năng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đại biểu cũng đề nghị cần thể hiện rõ hơn “vị trí”, “địa vị pháp lý” của lực lượng này, làm căn cứ cho việc xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bảo đảm điều kiện hoạt động. Về vấn đề lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành người tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại Điểm a và b, Khoản 1, Điều 5 dự thảo luật vẫn chưa tường minh về thẩm quyền quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo và cơ chế phối hợp hoạt động, quan hệ công tác của lực lượng này.

Vì vậy, cần chỉnh lý lại điều này theo nguyên tắc: Hoạt động của lực lượng (những người) tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự chỉ huy, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan công an (trực tiếp là công an xã, phường, thị trấn).

Đối với Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng nên được gọi là “Tổ tham gia bảo vệ an ninh trật tự thôn…(hoặc làng, bản). Vì việc bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn xã, phường, thị trấn là chức năng nhiệm vụ của lực lượng công an và để đạt hiệu quả cao thì cần có sự tham gia của các thành viên là bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách, dân phòng. Nhiệm vụ của tổ này được quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12 của chương II dự thảo chỉ là thu thập thông tin, tuyên truyền tham gia và hỗ trợ các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự. Cho nên tổ chức của tổ này phải được quy định là sự tham gia của các thành viên theo tinh thần tự nguyện tự giác, đóng góp và cống hiến.

Kết luận phiên họp, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng đánh giá các ý kiến tham gia của các vị ĐBQH rất đầy đủ, cụ thể và có tính thực tiễn cao. Đa số các ý kiến tập trung nhiều vào các nội dung đối với các vấn đề chung, theo đó cơ bản các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành luật trong điều kiện của đất nước ta hiện nay.

Về những nội dung cụ thể, các đại biểu đã quan tâm nhiều đến các nội dung về ngân sách đảm bảo cho lực lượng này; về quan hệ công tác, phối hợp của lực lượng này với các lực lượng khác hiện nay ở cơ sở. Đề nghị Tổ thư ký của các Đoàn ĐBQH tổng hợp đầy đủ, trung thực để chuyển Văn phòng Quốc hội tổng hợp.

Phương Thanh

Tin liên quan:
  • Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
    Cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

    Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã được tổ chức xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV và cơ quan, tổ chức, Chính phủ, Ban biên soạn thuộc Cục pháp chế và cải cách hành chính - Bộ Công an đã nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ dự án luật. Qua đó cho thấy việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là thực sự cần thiết.

  • Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
    Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận tại tổ về Luật Nhà ở (sửa đổi)

    Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, sáng nay 5/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tham gia thảo luận tại Tổ 12 gồm ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình và TP. Cần Thơ.


Phương Thanh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023): Những cống hiến vô giá của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với Báo chí cách mạng Việt Nam

Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam...
2023-06-19 15:19:00

(Chinhphu.vn) - Những cống hiến của Hồ Chí Minh với tư cách là người sáng lập, tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam cũng như với tư cách một...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết