
{title}
{publish}
{head}
Địa điểm chiến thắng Nam Đông - Đường 74 nằm giữa ranh giới hai xã Gio Hoà và Gio Sơn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; cách quốc lộ 1A chừng 8 km về phía Tây, cách trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà chừng hơn 15 km về phía Đông Nam.
Bia chứng tích chiến thắng Đường 74
Sau chiến dịch Lê Lai (1950), địch tăng cường phòng thủ, tích cực đánh phá ta về nhiều mặt nhằm giữ vững vùng đã chiếm đóng, vơ vét sức người, sức của và ngăn chặn sự phát triển của ta. Chúng ra sức bắt lính, đôn quân, xây dựng Việt binh đoàn và đưa các tiểu đoàn ứng chiến mạnh vào chiến trường vào Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Chúng bố trí ở Đông Hà 2 tiểu đoàn có nhiệm vụ trực tiếp ứng cứu các hệ thống chiếm đóng của chúng ở ba huệyn Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh; đồng thời mở nhiều cộc càn quét tìm diệt bộ đội chủ lực, dồn dân vào các Khu chiêu an, dùng máy bay, tàu chiến đánh phá vùng căn cứ, chiến khu của ta.
Trước tình hình đó, Đảng uỷ Mặt trận Liên khu IV đưa ra chủ trương "quyết định đẩy mạnh hoạt động ba thứ quân, tập trung đánh phá đường giao thông và quấy rối vùng đô thị, để phân tán lực lượng cơ động; đồng thời trung đoàn chủ lực đánh vào một cứ điểm trọng yếu cảu địch, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phối hợp với chiến trường chính có hiệu quả". Thực hiện chủ trương đó, Bộ Chỉ huy mặt trận Bình Trị Thiên chọn Trung đoàn 95 cùng tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng Trị và hai đại đội bộ đội địa phương huyện Gio Linh, Vĩnh Linh tổ chức đánh vào Nam Đông. Do tầm chiến lược quan trọng của miền Tây Gio Linh và vị trí Nam Đông nằm ở vùng giao điểm giữa ba con đường quan trọng: đường 74, đường75, đường76; nó án ngữ con đường giao thông của ta, tất cả cán bộ, bộ đội trong đi ra ngoài đi vào đều đi ngang Nam Đông trên dưới 3 km. Vì thế, từ sau năm 1947 thực dân Pháp tập trung xây dựng ở Nam Đông thành một cụm cứ điểm quân sự với hệ thống đồn bốt kiên cố. Tại đây, chúng huy động một đại đội chiếm đóng, canh giữ ngày đêm để kiểm soát khu vực này.
Đêm 03/3/1952, Trung đoàn 95 doTrung đoàn trưởng Lê Văn Tri cùng Chính uỷ Nguyễn Hữu Cần chỉ huy tiểu đoàn 310, 277 và Tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh cùng du kích địa phương đồng loạt tấn công vào hệ thống đồn bốt của địch ở Vạn Kim, Nam Tây. Sau hai giờ chiến đấu quân ta đã tiêu diệt 29 tên, làm bị thương 11 tên, bắt sống 22 tên.
Tiếp đến, ngày 17/3/1952 một bộ phận của Tiểu đoàn 320 cùng với bộ đội địa phương và một trung đội du kích và một trung đội du kích bao vây vị trí Nam Đông và các đồn lẻ, phá các cầu cống trên đường 75,76. Hệ thống đồn bốt Tây Gio Linh bị uy hiếp , địch đã huy động 80 xe chở 1.200 quân, một đại đội pháo 75 mm, 2 chiếc máy bay L.19, 4 chiếc máy bay Hen - cát lên cứa viện. Nắm bắt được ý đồ của thực dân Pháp, Trung đoàn 95, đại đội 384 của huyện cùng du kích các xã Linh Châu, Linh An, Linh Bình thiết lập trận địa phục kích trên đường 74 cách vị trí Nam Đông 3 km về phía Đông. Đúng 8 giờ sáng ngày 18/3/1952 địch cho 80 xe cơ giới chở quân ứng chiến, có máy bay yểm trợ từ Đông Hà lên giải toả Nam Đông đã bị lọt vào trận địa phục kích của ta. Sau 5 giờ chiến đấu quyết liệt, dũng cảm ta tiêu diệt gần 800 tên địch, bắt sống 24 tên, phá huỷ 15 xe cơ giới và 2 xe bọc thép, thu phần lớn vũ khí, quân trang quân dụng của địch, tiểu đoàn 27 lính Âu Phi bị thiệt hại nặng, tiểu đoàn 7 nguỵ binh bị xoá sổ hoàn toàn. Sau khi diệt xong viện binh quân ta tiếp tục tiêu diệt vị trí Nam Đông. Vào đêm 18/3/1952 quân ta đồng loạt tiến công vào đồn Nam Đông, sau hơn nữa giờ chiến đấu quân ta làm chủ căn cứ này; hệ thống tháp canh của địch ở Tây Gio Linh bị đánh sập hoàn toàn.
Chiến thắng Nam Đông - Đường 74 là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đồng thời là kết quả của nghệ thuật và trình độ chỉ huy "Vây đồn, diệt viện" của quân và dân Quảng Trị. Chiến thắng Nam Đông - Đường 74 làm sụp đổ hệ thống kìm kẹp của địch, vùng căn cứ được mở rộng, tạo điều kiện cho chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ; các đường hành lang Đông- Tây – Nam - Bắc của huyện Gio Linh được khai thông, vùng tự do của ba tỉnh Bình Trị Thiên nối nhau thành một dãy. Chiến thắng ấy kéo theo sự sụp đổ một loạt tổ chức hội tề, hương vệ trong huyện Gio Linh. Trung đoàn 95, huyện đội Gio Linh, Vĩnh Linh vinh dự được đón nhận thư khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngoài ra, Trung đoàn 95 còn được Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV tặng cờ danh dự.
Bia chứng tích chiến thắng Đường 74
Đây là chiến thắng tiêu biểu, gây được tiếng vang trong và ngoài nước và trở thành niềm tự hào của người dân Gio Linh nói riêng và của người dân Quảng Trị nói chung:
"Nam Đông cho đến Hà Thanh
Con đường bảy bốn hôi tanh máu thù"
Với thắng lợi đó, địa điểm chiến thắng Nam Đông - Đường 74 được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử. Để ghi nhớ sự kiện này, tại địa điểm xã Gio Hoà, người dân Gio Linh đã xây dựng bia công tích làm nơi giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hôm nay và mai sau.
Nguyễn Duy Hùng
Sau thắng lợi vang dội của cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam và đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc, ...
(QĐND) - Đảo Cồn Cỏ nằm trên vĩ tuyến 17, cách bờ biển làng Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị khoảng 28km. Năm 1965, giặc Mỹ leo thang ...
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lâu dài, gian khổ và vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam đã giành được thắng lợi hoàn toàn bằng chiến dịch ...
BPO - “Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9) và lực ...
Khu dân cư Đội 4, thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh nằm cạnh Dự án đường tránh phía Đông TP. Đông Hà đang thi công. Sau các đợt mưa lớn vừa qua, nơi ...
(QĐND) - Cách đây vừa tròn 46 năm, vào ngày 7-1-1979, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng ...
Câu chuyện “ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam” sau gần nửa thế kỷ vẫn như vẹn nguyên trong ký ức của những người dân Vĩnh Linh. Sau khi sông Bến Hải được chọn làm ranh ...
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không ...
QTO - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày cùng với không khí rộn ràng kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, các địa điểm di...
QTO - Trong bối cảnh hội nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế biển đang trở thành chiến lược then chốt của nhiều địa phương ven biển. Tỉnh...
Ngược đường về xã Đakrông, huyện Đakrông ,tỉnh Quảng Trị , nằm cách TP.Đông Hà khoảng 50km về phía Tây, vẻ hoang sơ của núi rừng, vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng lại chính là...
Cảng quân sự Đông Hà nằm ở bờ nam sông Hiếu, cạnh quốc lộ 1A và cầu Đông Hà trên địa phận làng Điếu Ngao nay là khu vực khu phố .. thuộc phường II, thị xã Đông Hà; cách cảng...
Thác Chênh Vênh nằm cách quốc lộ 9 khoảng 27km về phía Bắc, ngay dưới chân đèo Sa Mù, thuộc địa phận xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Men theo những con suối,...
Một Bàu nước rộng mênh mông được bao quanh bởi những cây xanh lớn nhỏ, tọa lạc ở xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh – vùng đất được mệnh danh là “cái nôi” của chuyện Trạng Vĩnh Hoàng....
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt đất nước. Mỹ - ngụy đã dùng mọi thủ đoạn để cấm bến ngăn sông, nhưng có một...
Giữa những ngày tháng Tám lịch sử, tôi có dịp cùng các bậc lão thành hành hương lên vùng đất Tân Tường, thắp nén hương nơi Khu di tích Nhà Tằm và có cả một buổi chiều đắm mình...