Cập nhật: Thứ 3, 27/11/2012 | 12:53 GMT+7

Đến với Ba Tầng

(QT) - Vượt qua chặng đường dài hơn 40 km đang trong giai đoạn thi công, vất vả lắm chúng tôi mới tới được Ba Tầng, xã nằm về phía nam huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trên tuyến biên giới Việt- Lào. Ba Tầng có 9 thôn bản, dân số 610 hộ với gần 3.500 nhân khẩu, trong đó 98% là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Trước đây, khi tuyến giao thông vào vùng Lìa chưa được xây dựng, vấn đề đi lại ở Ba Tầng hết sức gian nan vất vã, nhất là vào mùa mưa. Vì vậy hàng chục năm sau ngày đất nước hòa bình nhưng Ba Tầng vẫn gần như biệt lập với bên ngoài. Muốn đến Ba Tầng không có cách nào hơn là phải đi bộ vượt qua hàng chục cây số đường rừng. Vì không có điều kiện giao lưu với thế giới bên ngoài, Ba Tầng chẵng khác nào một ốc đảo, người dân quanh năm chỉ biết phá rừng làm rẫy mặc dù tiềm năng đất đai của địa phương hết sức dồi dào và màu mỡ. Nhưng sau khi giao thông vào vùng Lìa được khai thông, cùng với sự đầu tư của nhà nước và nhiều chương trình dự án phục vụ sản xuất và dân sinh, cuộc sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều đổi thay và tiến bộ.

Thu hoạch sắn ở Ba Tầng

Đến Ba Tầng bây giờ, nhìn những ngôi nhà sàn khang trang, những con đường bê tông rộng rãi nối từng thôn bản lại với nhau, nhìn vườn sắn, vườn chuối xanh tươi ít ai nghĩ nơi đây đã từng là một vùng quê nghèo khó. Đặc biệt khi Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa đi vào hoạt động, cây sắn đã trở thành cây nguyên liệu công nghiệp, cây xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Và không chỉ cây sắn, từ khi cây cà phê bén rễ xanh cây trên vùng đất này thì cuộc sống của người dân Ba Tầng đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, đầy đủ, giàu có hơn, đồng bào thêm gắn bó với đất đai, ruộng vườn, từng bước hạn chế dần tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy và đang hướng tới phát triển một nền kinh tế nông nghiệp bền vững. Chúng tôi đến thăm mô hình trang trại lúa- cá của Ăm Thố ở thôn Xa Truông và thật sự ngỡ ngàng trước những nỗ lực vượt khó của người cán bộ xã này. Để có được mô hình thâm canh lúa kết hợp với nuôi cá như hiện nay, ban đầu Ăm Thố chỉ mày mò khai phá đất hoang ven suối để trồng lúa nước với hy vọng có đủ lương thực cho gia đình. Về sau, thấy điều kiện nguồn nước và diện tích đất đai thuận lợi cùng với kinh nghiệm học hỏi được qua sách báo, truyền hình và nhất là từ những mô hình sản xuất giỏi trên địa bàn, Ăm Thố đã mạnh dạn đầu tư cải tạo vùng đất hoang bước đầu thành khu trang trại nhỏ phù hợp với khả năng của gia đình. Anh cho biết, là cán bộ địa phương, thu nhập từ lương rất hạn chế, không thể đủ để chăm lo cho cuộc sống gia đình, trước những bức xúc của cuộc sống, Ắm Thố đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, vay thêm bạn bè, họ hàng, thuê mướn nhân công khai hoang đất bằng trồng lúa nước, nuôi cá, phát triển chăn nuôi gia súc và trồng sắn. Hiện nay trên diện tích hơn 0,5 ha là ruộng nước, gần 0,5 ha mặt nước nuôi cá và các nguồn thu khác từ trang trại, mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên 60 triệu đồng. Với nguồn thu nhập ổn định, gia đình anh đã xây dựng được nhà cửa khang trang, đầu tư cho con cái học hành và mua sắm được nhiều phương tiện đi lại, nghe nhìn hiện đại. Là một địa bàn vùng sâu vùng xa, trước đây người dân Ba Tầng chỉ quen với công việc đốt nương làm rẫy, mỗi năm chỉ làm một vụ lúa nhưng hết sức bấp bênh, cuộc sống mang nặng tính tự cung tự cấp, tình trạng thiếu đói gần như diễn ra quanh năm. Song chính nhờ những con người dám nghĩ dám làm như Ắm Thố, mà đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Ba Tầng đã thay đổi nhận thức, mạnh dạn đầu tư cải tạo hơn 140 ha đất bằng để trồng lúa nước 2 vụ, khai thác những khe suối thuận tiện để nuôi cá nước ngọt, đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Để khai thác quỹ đất dồi dào vốn có của địa phương, từ khi Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hoá đi vào hoạt động, mỗi năm đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Ba Tầng đã khai hoang hàng chục héc ta đất đồi để trồng sắn. Từ chỗ mỗi năm toàn xã chỉ trồng chưa đầy 100 ha, đến nay diện tích sắn cao sản đã lên 450 ha, nhờ biết đầu tư thâm canh nên năng suất sắn ở đây đạt khá cao, bình quân từ 25 đến 30 tấn/ha, mang về một nguồn thu không nhỏ cho địa phương. Điển hình có Ắm Ting ở bản Xa Truông, người đạt kỷ lục về sản lượng thu hoạch cũng như nguồn thu nhập từ trồng sắn. Ắm Ting cho biết, năm vừa qua gia đình ông đã đầu tư nhiều nhất cho việc trồng sắn, với diện tích 7 ha, nhờ đầu tư thâm canh nên năng suất sắn của ông cao nhất bản, với gần 180 tấn sắn thu được bán cho nhà máy, ông thu về gần 230 triệu đồng. Ông xúc động nói rằng, cây sắn, nhà máy chế biến tinh bột sắn đã thực sự làm thay đổi cuộc đời ông, nếu như trước đây gia đình chật vật với cái ăn, đổ ra không biết bao nhiêu công sức nhưng vẫn đói nghèo, thì nay nhờ bám vào đất đai, nhờ thay đổi phương thức canh tác mà gia đình ông đã trở nên giàu có, no đủ. Ắm Ting tâm sự, dù mai đây cây cao su, cây cà phê và những cây trồng khác có thể sẽ được phát triển mạnh mẽ ở Ba Tầng, nhưng cây sắn vẫn sẽ là cây quan trọng với nhiều hộ gia đình người dân nơi đây vì ngoài ưu điểm dễ trồng, cây sắn còn là cây công nghiệp ngắn ngày và dễ làm giàu vì nhà máy chế biến tinh bột sắn đã cam kết gắn bó lâu dài với vùng Lìa. Người dân Ba Tầng tin tưởng ở cách làm ăn đúng đắn của nhà máy nên đang mở rộng diện tích thâm canh cây sắn và nhiều người đã có nguồn thu nhập cao từ việc trồng sắn. Ở Xa Truông ngoài Ắm Ting còn có hộ gia đình Ăm Múa, hay Hồ La Hích ở bản Loa trong niên vụ vừa qua cũng đã bán được trên 120 tấn sắn, thu được gần 170 triệu đồng. Bên cạnh cây sắn, cây cà phê là một cây trồng chủ lực ở Ba Tầng. Nếu như có sự đồng thuận sớm giữa doanh nghiệp trồng cà phê với người dân thì đến nay diện tích cây cà phê ở đây không chỉ dừng lại ở 350 ha, mà chắc chắn sẽ còn cao hơn vì vùng đất Ba Tầng rất phù hợp với cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế này. Theo dự kiến trong thời gian tới bằng sự hỗ trợ của huyện, người dân địa phương sẽ chuyển một số diện tích đất đồi đất vườn sang trồng cây cà phê, trong đó số diện tích do đồng bào tự trồng trên 150 ha. Theo nhiều người dân ở đây, do điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi, cây cà phê ở Ba Tầng không thua kém bất kỳ vùng đất chuyên canh nào. Giống cà phê catirmo trồng ở Ba Tầng có năng suất cao, chất lượng tốt và ngày càng khẳng định về hiệu quả kinh tế, không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn mang lại hy vọng có thể giúp đồng bào vươn lên làm giàu. Ba Tầng hôm nay đã thực sự có những bước tiến đáng kể trên con đường xây dựng cuộc sống mới. Người dân nơi tận cùng biên giới này đã có đường giao thông tương đối thuận tiện, đã có điện thắp sáng, có nước sạch sinh hoạt, có trạm y tế và con em trong độ tuổi đều đã được đến trường. Song muốn vươn lên xóa đói giảm nghèo, thật sự thay đổi cuộc sống cho người dân, cũng cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía, vấn đề cốt lõi là làm sao huy động được mọi nguồn lực để khai thác tốt nhất lợi thế của một vùng đất giàu tiềm năng, với những con người chân chất, cần cù và luôn mang trong mình khát vọng về một ngày mai tươi sáng. Bài, ảnh: HOÀNG ĐỨC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đổi thay ở xã biên giới Ba Tầng
22:30 17/12/2024

Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước, ...

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ
22:10 31/05/2024

Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh ...

Ăm Neng - “bóng cả” ở thôn Vầng
22:10 27/05/2024

“Mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút nhưng Ăm Neng - người có uy tín ở thôn Vầng vẫn tích cực đi đầu trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia ...

Săn cá mát ở suối Tà Puồng

Săn cá mát ở suối Tà Puồng
10:20 tối qua

QTO - Suối Tà Puồng vào mùa khô bắt đầu cạn nước, trơ ra những bãi đá qua tháng năm bị dòng nước bào mòn, điểm xuyết ít rêu xanh đẹp tựa tranh vẽ. Cũng có...

Người tiên phong trồng cây cao su ở Hải Lăng

Người tiên phong trồng cây cao su ở Hải Lăng
05:52 27/11/2012

(QT) - Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm làm giàu trên vùng đồi hoang vu, ông đã chinh phục được vùng đồi đầy sỏi đá, đạn bom để gây dựng nên một cơ ngơi với gần 35 ha rừng...

Mưu sinh mùa rau mứt biển

Mưu sinh mùa rau mứt biển
02:47 25/11/2012

(TNO) - Khi những đợt gió đầu tiên mang chút rét đầu đông tràn về cũng là lúc người dân Cửa Tùng (H. Vĩnh Linh, Quảng Trị) nô nức hái “lộc trời”.

Phát triển đồng cỏ để chăn nuôi

Phát triển đồng cỏ để chăn nuôi
03:21 22/11/2012

(QT) - Vùng gò đồi Quảng Trị có lợi thế về phát triển chăn nuôi. Những năm qua, phong trào chăn nuôi gia súc ở vùng gò đồi của tỉnh phát triển mạnh đưa lại hiệu quả kinh tế khá...

POWERED BY
Việt Long