Cập nhật: Thứ 2, 26/11/2012 | 09:06 GMT+7

Giải pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

(QT) - Trong phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp Quảng Trị đến 2020, định hướng đến năm 2025” khẳng định mục tiêu phát triển công nghiệp với tốc độ cao, ổn định, bền vững, thân thiện với môi trường gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đạt tỷ trọng công nghiệp trong GDP toàn tỉnh là 25,3% (2015) và đạt 31,6% (2020). Muốn đạt được các mục tiêu quan trọng về phát triển công nghiệp cần đến những giải pháp cụ thể về kêu gọi đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các khu, cụm công nghiệp; mở rộng các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản, khai khoáng gắn với công tác bảo vệ môi trường một cách an toàn và bền vững... Hiện nay ở tỉnh Quảng Trị ngoài Khu KTTMĐB Lao Bảo còn có 2 KCN gồm: KCN Nam Đông Hà và KCN Quán Ngang với tổng diện tích là 341 ha. Nhiều nhà máy, công ty, cơ sở dịch vụ đã và đang được xây dựng, tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Hầu hết các cơ sở sản xuất và kinh doanh tập trung vào việc đầu tư cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực kinh doanh mà chưa quan tâm thích đáng đến công tác bảo vệ môi trường, xử lý các chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung...).

Khai thác vàng ở Đakrông gây ô nhiễm nặng về nguồn nước

Điểm đặc biệt cần quan tâm là trong thời gian qua, công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng cho hoạt động sản xuất công nghiệp chưa được đầu tư kịp thời so với quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Nhiều cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường nay đã nằm xen kẽ và rất gần khu dân cư nên có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, một số cơ sở sản xuất và chế biến cà phê, cao su nằm ở đầu nguồn các sông, suối nên nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt rất đáng lo ngại. Ngành nghề công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất đa dạng và phong phú, như chế biến nông sản thực phẩm, nuôi trồng thủy sản và khai thác khoáng sản. Để có được sản phẩm phải tiêu thụ nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu tốn năng lượng. Năng lượng của quá trình sản xuất là xăng, dầu, than nên thường gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ và phát thải khí nhà kính. Về môi trường nước, những đầu tư về xử lý nước thải công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng ở Quảng Trị còn rất hạn chế. Đến nay mới chỉ có một số cơ sở chế biến có hệ thống xử lý nước thải như các cơ sở chế biến tinh bột sắn, cà phê, cao su…Tuy nhiên, hiệu quả xử lý nước thải vẫn còn nhiều khó khăn trong khâu kiểm soát quy trình công nghệ do lưu lượng và đặc điểm nước thải không ổn định, kinh nghiệm giám sát liên tục hệ thống còn yếu kém… Hệ thống xử lý nước thải hiện tại chủ yếu là các hệ thống xử lý kết hợp lắng trọng lực với hồ sinh học ổn định nước thải và phần lớn là điều khiển hoạt động thủ công nên hiệu quả xử lý rất khó duy trì ổn định phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và khả năng giám sát hệ thống. Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển bền vững cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như thực hiện nghiêm quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường trong các KCN, CCN. Triển khai xây dựng hạ tầng các KCN, CCN đã quy hoạch; thực hiện nghiêm chủ trương di dời các cơ sở TTCN và các làng nghề gây ô nhiễm cao vào các CCN; tăng cường kiểm tra môi trường các cơ sở sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Tổ chức tốt hệ thống thu gom chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại; thực hiện xã hội hóa hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải đảm bảo về môi trường công nghiệp. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát môi trường đối với các doanh nghiệp, KCN, CCN; xây dựng hệ thống tiêu thoát nước mưa và xử lý nước thải tập trung ở các KCN, CCN, các doanh nghiệp nằm trong và nằm ngoài KCN, CCN. Ngành Công thương cần phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục thực hiện điều tra và phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để triển khai kế hoạch xử lý. Nâng cao năng lực quan trắc, giám sát môi trường, đánh giá tác động của các nguồn thải từ các KCN, CCN tập trung; triển khai hệ thống quản lý môi trường tại các KCN, CCN theo phương pháp hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác khoáng sản. Kiên quyết buộc các đơn vị khai thác khoáng sản phải áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm trong hoạt động khai thác và các biện pháp khắc phục, khôi phục hiện trạng môi trường sau khai thác nhằm giảm thiểu hậu quả và tăng hiệu quả sử dụng đất. Đưa ra những cơ chế, chính sách để khuyến khích các dự án sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; khuyến khích việc đầu tư các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp không khói và không nước thải; hạn chế các doanh nghiệp đầu tư ngoài khu công nghiệp đặc biệt là gần khu dân cư và khu du lịch. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ về sản xuất sạch, sạch hơn nhằm phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn trong các hoạt động sản xuất như: Tiết kiệm nguồn nhiên liệu, nguyên liệu và hạn chế phát sinh chất thải; giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN, khu đô thị, làng nghề, cơ sở chăn nuôi và TTCN. Tăng cường việc đầu tư các giải pháp kỹ thuật như đổi mới công nghệ, thiết bị kỹ thuật; ứng dụng và gia tăng hàm lượng công nghệ tiên tiến; áp dụng các biện pháp cải tiến quản lý nội vi, hợp lý hoá quy trình và quá trình sản xuất; thay thế nguyên liệu, nhiên vật liệu ô nhiễm bằng nguyên liệu, nhiên vật liệu sạch hơn; thực hiện và quản lý tiết kiệm năng lượng, điện, nước. Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm xây dựng các mô hình thân thiện môi trường trong phát triển công nghiệp, doanh nghiệp “xanh - sạch - đẹp” qua đó thúc đẩy tình hình sản xuất, kinh doanh phát triển và góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường sống trong lành cho cộng đồng. Bài, ảnh: TÂN NGUYÊN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
10:45 tối qua

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững

Chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững
10:35 tối qua

QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...

Mưu sinh mùa rau mứt biển

Mưu sinh mùa rau mứt biển
02:47 25/11/2012

(TNO) - Khi những đợt gió đầu tiên mang chút rét đầu đông tràn về cũng là lúc người dân Cửa Tùng (H. Vĩnh Linh, Quảng Trị) nô nức hái “lộc trời”.

Phát triển đồng cỏ để chăn nuôi

Phát triển đồng cỏ để chăn nuôi
03:21 22/11/2012

(QT) - Vùng gò đồi Quảng Trị có lợi thế về phát triển chăn nuôi. Những năm qua, phong trào chăn nuôi gia súc ở vùng gò đồi của tỉnh phát triển mạnh đưa lại hiệu quả kinh tế khá...

POWERED BY
Việt Long