
{title}
{publish}
{head}
QTO - Một tín hiệu đáng mừng trong công tác phòng, chống COVID-19 là kết quả bước đầu đạt được qua đợt dịch lần thứ tư. Các tâm dịch đã dần được kiểm soát, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An; số ca bệnh nặng, ca tử vong đều giảm sâu. Các tỉnh kiểm soát được dịch có tăng trưởng khá, các dự án lớn vẫn được khởi công xây dựng. Việc tiêm chủng đạt tỉ lệ cao trong tháng 10 và sắp đến tập trung trong tháng 11/2021 sẽ thay đổi cục diện phòng, chống dịch, chuyển sang thích ứng an toàn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/ NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19” để vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Theo đó, các địa phương sẽ ban hành văn bản cụ thể hóa để thực hiện với yêu cầu phải bám sát theo đúng và không trái với các quy định của trung ương; tổ chức thực hiện phải thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chấm dứt tình trạng cát cứ, mỗi nơi thực hiện một kiểu theo quy định riêng.
Những kinh nghiệm ban đầu từ đợt bùng phát dịch thứ tư là rất quan trọng. Bài học rút ra là cần coi trọng hơn sự tự cường, y tế là trụ cột, nhất là y tế cơ sở và cần đầu tư nhiều hơn. Cùng với đó là phát triển ngành công nghiệp dược, trang thiết bị y tế; đẩy nhanh chuyển đổi số; thúc đẩy phát triển bền vững; sự linh hoạt, thích nghi nhanh. Mục đích cuối cùng của công tác phòng, chống dịch là đưa cuộc sống trở lại bình thường, trong đó giải pháp y tế là quan trọng, giải pháp hành chính phải đảm bảo đúng luật, gây ảnh hưởng nhỏ nhất có thể đến đời sống và quyền lợi của các đối tượng chịu tác động. Một cuộc sống bình thường trở lại phải được tạo dựng từ sự bình tĩnh, nhất quán trong ứng xử với dịch bệnh của các cấp chính quyền, từ thái độ, tâm thế và kỹ năng của mỗi người dân trong việc tự kiểm soát, tự bảo vệ mình và cộng đồng trong sinh hoạt hằng ngày. Các địa phương cần triệt để không lạm dụng việc cách ly, ngăn sông cấm chợ làm tác động tiêu cực đến tâm lý, cuộc sống của người dân và doanh nghiệp. Việc thống nhất các biện pháp hành chính trên phạm vi toàn quốc phải đảm bảo sự nhất quán, tránh tình trạng khi thực hiện có địa phương áp dụng những biện pháp cực đoan, hà khắc hơn cả chính sách chống dịch chung.
Qua đại dịch, cũng cần thấy rằng doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng đã chung sức chia sẻ khó khăn với Nhà nước bằng những đóng góp hết sức quan trọng trong thời gian qua. Bản thân rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân gặp vô vàn khó khăn, có doanh nghiệp phải dừng hoạt động. Do đó phải có hình thức thích hợp tôn vinh những đóng góp, sự hy sinh của các doanh nghiệp, doanh nhân, đồng thời có chính sách để giúp đỡ, bảo vệ doanh nghiệp trong khôi phục, mở cửa nền kinh tế thời gian sắp tới. Về mặt xã hội, cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tinh thần của người dân bị tổn thương, rối loạn do dịch bệnh và những hệ quả kinh tế - xã hội kèm theo do giãn cách kéo dài, do cuộc sống mưu sinh và hoàn cảnh kinh tế bị đảo lộn; tìm giải pháp khắc phục, hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng bị ảnh hưởng. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để thích ứng trong tình hình mới; thực hiện nghiêm 5K, không lơ là, chủ quan, tự giác, tích cực cùng cộng đồng và xã hội kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh tại nơi sinh sống. Chính quyền và ngành chức năng có kế hoạch giúp công nhân, người lao động tin tưởng, yên tâm, quay trở lại nơi đã gắn bó với sản xuất, với doanh nghiệp, khôi phục kinh tế; hoặc hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm được việc làm ổn định ở quê nhà.
Từ bài học kinh nghiệm đúc rút thời gian qua, cần phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Quá trình thực hiện tuyệt đối bình tĩnh, tỉnh táo, không được lơ là, chủ quan, nóng vội, phấn đấu kiểm soát về cơ bản được dịch bệnh để khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung ưu tiên triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả cho Nhân dân, người lao động và doanh nghiệp, nâng cao sức chống chịu, vượt qua khó khăn, thách thức, ổn định đời sống và phục hồi sản xuất kinh doanh. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế. Có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó quán triệt quan điểm sản xuất phải an toàn, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong sản xuất an toàn; phát huy tính chủ động, tự chủ và nêu cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp, người dân đối với cộng đồng, xã hội, với đất nước.
Mặt khác, tập trung tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Xác định vắc xin là yếu tố cốt lõi trong phòng, chống dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19 để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Từ nay đến cuối năm 2021, các tỉnh có dịch chuyển sang thích ứng an toàn; từ năm 2022, chuyển trạng thái bình thường mới, chung sống an toàn, vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành chức năng, các địa phương nghiên cứu, xây dựng kịch bản tăng trưởng cho thời kỳ “hậu COVID-19”, các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, rà soát, không để sót, lọt đối tượng, địa bàn cần hỗ trợ; chăm lo sức khỏe, đời sống của Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục.
Khi cuộc sống đã chuyển giai đoạn thích ứng an toàn, các cơ quan, ngành chức năng cần chú trọng hướng dẫn thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn đối với người dân, như tham gia hoạt động tập trung ngoài trời, trong nhà, đi lại, học tập, đến trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng… của người dân giữa các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau. Nhưng trước hết, mỗi một người dân phải tự giác, tích cực trong phòng, chống dịch, nâng cao nhận thức để thích ứng an toàn trong tình hình mới.
Phương Minh
Trước bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng cao và xuất hiện biến thể mới, việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp phòng dịch hữu ...
Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương đang dần được kiểm soát. Tuy nhiên, đây là loại dịch bệnh tái lại nhiều lần trong những năm gần đây mà nguyên ...
Tình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp, do đó, ngoài việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, ngành nông ...
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn quốc và trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, đưa các hoạt động kinh tế-xã hội trở lại bình thường. ...
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh loại hình kinh doanh dịch vụ nấu ăn lưu động phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới, đám giỗ... phát triển mạnh, đáp ứng kịp thời nhu ...
Nhằm ứng dụng hiệu quả việc chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất-kinh doanh, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã đưa vào sử dụng hệ thống tự động kiểm ...
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ ...
Hôm nay 28/6, huyện Đakrông tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công ...
QTO - Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc vào ngày 10/4/2025 đã thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung, trong đó tập...
QTO - Chỉ trong chưa đầy nửa tháng, lực lượng chức năng đã liên tiếp lập biên bản xử phạt ba trường hợp vi phạm giao thông từ clip của người đi đường cung...
QTO - Hai năm nay, COVID-19 bùng phát mạnh mẽ đã làm thay đổi phương thức mua bán hàng hóa từ trực tiếp sang trực tuyến (online) trên mạng xã hội và các...
QTO - Năm 2021, Quảng Trị là một trong ba tỉnh được Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam và Tổ chức Oxfarm tại Việt Nam lựa chọn thí điểm thực hiện chuyển...
QTO - Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận, thống nhất ban hành Kết luận tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị...
QTO - Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục xuất hiện những clip ghi lại cảnh giáo viên nổi nóng, la mắng, xúc phạm người học hoặc sinh viên chửi tục,...
QTO - Ông L.P.T. ở thôn Lâm Lang 2, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ bị nhiễm COVID-19 được công bố vào sáng 28/9/2021. Trước khi phát hiện mắc bệnh, ông T. từng...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về...