Cập nhật: Thứ 7, 16/07/2011 | 07:32 GMT+7

Để sông nước không còn là nỗi ám ảnh của con trẻ

(QT) - Việt Nam là nước có nhiều sông ngòi ao hồ và hệ thống bờ biển kéo dài từ bắc tới nam. Hầu như trên các sông, hồ lớn nhỏ tại các điểm du lịch luôn mọc lên nhiều bến đò đưa khách đi du ngoạn bằng phương tiện ghe, thuyền. Tuy nhiên, chứng kiến nhiều chuyến thuyền, ghe, đò chở khách đi tham quan, du ngoạn trên sông nước, nhiều người không khỏi thấy bất an, lo lắng cho sự an toàn tính mạng của các du khách trước nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.

Ông Trần Văn Thành, Trưởng Phòng bảo vệ trẻ em, Sở LĐ-TB&XH cho biết: Nhằm tuyên truyền phòng chống đuối nước ở trẻ em, từ năm 2007 đến nay, Sở LĐ-TB&XH thực hiện việc cắm biển báo nguy hiểm tại 25 “điểm nóng” là sông, hồ, ao, đập trên địa bàn tỉnh thường xảy ra tai nạn; xây dựng pa-nô tuyên truyền tại 5 điểm trường THCS; tổ chức 50 buổi nói chuyện, tập huấn về phòng tránh nguy cơ đuối nước tại các trường học trên địa bàn.

Qua vụ chìm tàu Dìn Ký, ta thấy người bị nạn chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, nhóm có nguy cơ tai nạn sông nước cao nhất do không biết bơi. Vì vậy, đào tạo kỹ năng bơi cho trẻ là việc làm cần thiết, để sông nước không còn là nỗi ám ảnh của trẻ em. Một cuộc khảo sát mới đây do UNICEF thực hiện tại các trường phổ thông cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, dưới 10% học sinh trong trường có thể bơi được khoảng 25m; đa số học sinh trả lời không biết bơi và thường chơi đùa gần khu vực có sông, hồ, ao suối trong mùa hè. Điều này cho thấy nguy cơ đuối nước ở trẻ em rất cao. Tại Quảng Trị, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh có hơn 20 trường hợp trẻ tử vong do đuối nước. Nguyên nhân chính của các vụ đuối nước là do phần đông trẻ em không biết bơi trong khi đó Quảng Trị là địa phương có hệ thống sông ngòi khá lớn, trải đều khắp ở các huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu sân chơi cho trẻ em, nhất là khu vực nông thôn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đuối nước ở trẻ em. Ông Trần Văn Thành, Trưởng Phòng bảo vệ trẻ em, Sở LĐ-TB&XH cho biết: Nhằm tuyên truyền phòng chống đuối nước ở trẻ em, từ năm 2007 đến nay, Sở LĐ-TB&XH thực hiện việc cắm biển báo nguy hiểm tại 25 “điểm nóng” là sông, hồ, ao, đập trên địa bàn tỉnh thường xảy ra tai nạn; xây dựng pa-nô tuyên truyền tại 5 điểm trường THCS; tổ chức 50 buổi nói chuyện, tập huấn về phòng tránh nguy cơ đuối nước tại các trường học trên địa bàn. Cũng theo ông Trần Văn Thành, việc đầu tư nguồn lực cho công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em, đặc biệt là phòng tránh đuối nước của tỉnh còn hạn chế. Hiện nguồn lực đầu tư phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em ở tỉnh chỉ đạt 400 đồng/năm/1 trẻ em. Chính vì vậy, phòng tránh đuối nước ở trẻ em mới dừng lại ở mức độ tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao. Theo chúng tôi, về lâu dài cần có hoạt động đào tạo kỹ năng bơi cho trẻ em. Bộ GD-ĐT đã có công văn chỉ đạo về việc tổ chức thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học trong cả nước. Hiện hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh đang triển khai thí điểm, còn các tỉnh thành khác, trong đó có Quảng Trị do còn khó khăn về cơ sở vật chất nên việc dạy bơi chưa thể triển khai đại trà trong các trường Tiểu học, THCS mà chỉ mới dừng lại ở dạy bơi tại một số trung tâm sinh hoạt hè dành cho thiếu nhi. Trung tâm thi đấu và huấn luyện TDTT tỉnh từ năm 2008 đến nay tổ chức được 4 lớp với hơn 100 học viên là trẻ em, các giáo viên dạy là những huấn luyện viên giỏi, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao, sau khoá học 100% các em có thể bơi tối thiểu với chiều dài 25 mét. Về lâu dài, Trung tâm đang có kế hoạch phối hợp với ngành giáo dục tổ chức dạy bơi cho học sinh một số trường trên địa bàn thành phố Đông Hà sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh khi hội đủ các điều kiện về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế thì con số trên không nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng nhiều phụ huynh lại không mấy quan tâm đến việc cho con cái đi học bơi, chỉ đến khi hậu quả xảy ra mới đau khổ và ân hận vì đã không làm điều đó sớm hơn. Thiết nghĩ, trong khi việc đào tạo kỹ năng bơi cho học sinh chưa được triển khai rộng rãi trong nhà trường, tranh thủ vào mỗi dịp hè, phụ huynh cần chủ động trang bị kỹ năng bơi cho trẻ em, các gia đình có con em trẻ nhỏ nên cho trẻ đi học bơi ở các trung tâm, nếu ở các vùng quê thì nên có người lớn dạy kèm, hướng dẫn. Mặt khác, ngành GD-ĐT cần khẩn trương khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất để đưa quy trình dạy bơi, học bơi cho trẻ em vào trường phổ thông, lồng ghép các kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. LÊ MINH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ngăn ngừa nỗi đau đuối nước
22:15 29/05/2023

Mặc dù các cấp, ngành, đơn vị liên quan đã nỗ lực vào cuộc nhưng thời gian qua, tình trạng đuối nước vẫn xảy ra trên địa bàn tỉnh, để lại nỗi đau không bao giờ ...

Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh
03:20 11/07/2011

(QT) - Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển toàn diện về kinh tế, môi trường kinh doanh và khả năng...

Đi trước đón đầu

Đi trước đón đầu
04:46 09/07/2011

(QT) - Quảng Trị là một trong mười tỉnh, thành vừa được Thủ tướng Chính Phủ khen có thành tích tốt trong việc giảm thiểu TNGT về cả ba mặt: số vụ TNGT, số người chết và số...

Thời tiết

28°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long