Cập nhật: Thứ 6, 21/10/2011 | 06:06 GMT+7

Để không còn tình trạng “mất mùa trong nhà”

(QT) - Liên tiếp những cơn mưa, lũ hơn một tháng qua đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh, nhất là người dân ở vùng ngập lụt. Ngoài số diện tích lúa bị ngập lụt không thu hoạch được thiệt hại đã đành, số lượng thóc hàng chục, hàng trăm tấn của người dân ở các địa phương đã thu hoạch được đều rơi vào tình trạng không có nắng để phơi, gây thiệt hại lớn. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị. Tại diễn đàn các cuộc họp của các cấp, ngành, nhiều đại biểu đã nêu vấn đề cần có chủ trương đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch, nhất là công nghệ sấy lúa, giúp nông dân không phải chịu tình trạng “mất mùa trong nhà”. Được biết thời gian qua, lãnh đạo Liên minh HTX&DN ngoài quốc doanh tỉnh Quảng Trị đã trực tiếp đi tham quan học tập cách sấy lúa ở các tỉnh phía nam. Điều rút ra là nhìn chung công suất những lò sấy lúa ở đồng bằng sông Cửu Long có quy mô lớn, hiện đại, phù hợp với sản lượng lúa có nhu cầu sấy sau thu hoạch rất lớn. Mặt khác mùa vụ ở các tỉnh phía nam rải đều, hoạt động của máy sấy kéo dài, do đó việc đầu tư cho công nghệ sấy lúa đảm bảo thu hồi vốn đầu tư nhanh.

Mới đây, anh Cao Văn Hướng, một nông dân ở thôn Tiên Lai, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh sáng chế ra một lò sấy lúa bằng cách làm đơn giản từ những vật liệu tre nứa, đất, xi măng... với quy mô hộ gia đình, số tiền đầu tư chỉ vài trăm ngàn đồng, tận dụng nguồn chất đốt sẵn có, có thể sấy vài ba tấn lúa cho một hộ gia đình trong một thời gian ngắn. Nhờ đó lúa của các hộ gia đình ở Tiên Lai không sợ bị nảy mầm, giảm cấp. Tuy chỉ là mô hình lò sấy lúa quy mô nhỏ nhưng được người dân trong vùng học hỏi, làm theo và đem lại hiệu quả.

Qua tìm hiểu, được biết một lò sấy quy mô trung bình của một cơ sở sấy lúa ở tỉnh Tiền Giang dạng đốt trấu có diện tích hơn 600 m 2 , công suất 20 tấn/mẻ, mỗi ngày sấy được 40-50 tấn lúa, một tấn lúa thơm khi sấy có chi phí 150 ngàn đồng, còn lúa thường 130 ngàn đồng. Lò sấy giải quyết được hàng chục lao động ở địa phương với mức thu nhập từ 1,5-3 triệu đồng người/tháng. Nhờ những lò sấy như thế nên vụ hè thu nông dân trong vùng không sợ trời mưa không phơi được lúa, chất lượng hạt lúa cũng đảm bảo, không bị tư thương ép giá. Những lò sấy này có thời điểm phải hoạt động liên tục 24/24 giờ. Đối với Quảng Trị, do diện tích canh tác của hộ gia đình ít, sản lượng không nhiều, mùa vụ gặt lại tập trung chỉ trong vòng một tháng, do đó việc đầu tư công nghệ sấy lúa quy mô lớn là không khả thi, khó có thể thu hồi vốn đầu tư, cho nên phù hợp nhất là nên đầu tư lò sấy có tính chất nhóm hộ nông dân với quy mô vừa và nhỏ, chỉ phục vụ cho sản lượng lúa vài ba tấn của mỗi hộ gia đình trong thời gian ngắn. Vụ hè thu năm nay nhiều hộ nông dân ở Gio Linh, Triệu Phong thu hoạch được từ 3-5 tấn lúa nhưng gặp trời mưa, lũ kéo dài, không có nắng phơi nên lúa có hiện tượng lên mộng, nảy mầm. Một số hộ có sáng kiến làm lò sấy tạm bằng cách đi mua bìa gỗ ở các cơ sở cưa xẻ gỗ đem về làm chất đốt, bỏ lúa lên tấm tôn, mỗi ngày sấy một ít. Giải pháp này xem ra chỉ là tình thế, bởi hầu hết hạt thóc thu hoạch đã nhiều ngày không có nắng phơi nên đã nảy mầm, sau khi sấy chất lượng giảm, phần lớn chỉ dùng cho chăn nuôi. Nếu các nhóm hộ gia đình ở vùng trọng điểm lúa biết hợp tác đầu tư công nghệ sấy thì có lẽ tình trạng “mất mùa trong nhà” vụ hè thu sẽ không còn xảy ra. Mới đây, anh Cao Văn Hướng, một nông dân ở thôn Tiên Lai, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh sáng chế ra một lò sấy lúa bằng cách làm đơn giản từ những vật liệu tre nứa, đất, xi măng... với quy mô hộ gia đình, số tiền đầu tư chỉ vài trăm ngàn đồng, tận dụng nguồn chất đốt sẵn có, có thể sấy vài ba tấn lúa cho một hộ gia đình trong một thời gian ngắn. Nhờ đó lúa của các hộ gia đình ở Tiên Lai không sợ bị nảy mầm, giảm cấp. Tuy chỉ là mô hình lò sấy lúa quy mô nhỏ nhưng được người dân trong vùng học hỏi, làm theo và đem lại hiệu quả. Có thể xem đây là mô hình hay cần tham khảo, nâng cấp để chọn lựa một mô hình lò sấy lúa hiệu quả cho nông dân, tận dụng những chất đốt dạng phế thải có sẵn ở địa phương để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, từ đó nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh. Lâu nay bà con nông dân ta gặt lúa xong, cách truyền thống là chờ trời nắng để phơi mà chưa tính tới việc đầu tư làm lò sấy lúa. Nhưng đó là vào vụ đông xuân, thu hoạch xong vào dịp mùa nắng, còn vụ hè thu lại trùng vào mùa mưa lũ, do đó không năm nào không có cảnh lúa bị nảy mầm, lên mộng, gây thiệt hại lớn cho nông dân sau thu hoạch gặp trời mưa lũ. Trong điều kiện thời tiết ngày càng diễn biến bất thường, chất lượng hạt lúa đòi hỏi ngày càng cao thì việc đẩy mạnh đầu tư lò sấy lúa là rất cần thiết. Muốn làm được điều này, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần nghiên cứu, tổ chức mô hình máy sấy lúa thí điểm (công nghệ hiện đại hoặc thủ công), giúp người nông dân thấy được tiện ích, có sự đầu tư vốn phù hợp, để tránh đi tình trạng “mất mùa trong nhà” như hiện nay, góp phần hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. PHƯƠNG MINH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cam Lộ: Cây lạc vừa mất mùa vừa mất giá
10:29 20/05/2024

Vụ đông xuân 2023 - 2024, toàn huyện Cam Lộ gieo trồng được gần 530 ha lạc, đạt 105,1% kế hoạch, tăng so với vụ đông xuân 2022 – 2023 là 6,2 ha. Mặc dù người ...

Khi người đứng đầu tiếp tay cho sai phạm

Khi người đứng đầu tiếp tay cho sai phạm
10:05 tối Thứ 6

QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...

Lách luật

Lách luật
21:36 07/10/2011

(QT) - 1. Thực hiện những giải pháp chủ yếu nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, Ngân...

Cần quy hoạch và tái cơ cấu lại cây cao su

Cần quy hoạch và tái cơ cấu lại cây cao su
21:26 06/10/2011

(QT) - Liên tiếp mấy năm trở lại đây, vùng trọng điểm cao su của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) thường xuyên gặp lốc xoáy gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Gần đây, ngày 30/9/2011,...

Thời tiết

25°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long