{title}
{publish}
{head}
Sáng 25/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển KT- XH và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.
Tham gia phần thảo luận, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với COVID-19 là chưa từng có tiền lệ và nằm ngoài các nghiên cứu kinh tế.
Công thức chung chính sách vĩ mô là khi kinh tế suy giảm thì nới lỏng tài khoá, tiền tệ, mà khi lạm phát lên cao thì thắt chặt. Khi COVID ập đến, hoạt động kinh tế suy giảm, thất nghiệp tăng, đa số các nước cũng áp dụng đúng công thức trên, tức là nới lỏng chính sách tài khoá, tiền tệ.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng phát biểu tại Quốc hội - Ảnh - NL
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế do COVID-19 khác với khủng hoảng kinh tế thông thường, khủng hoảng thông thường đến là do một thời gian trước đó người ta kỳ vọng quá cao, nên đã đầu tư quá nhiều. Đến khi các khoản đầu tư không đạt được như kỳ vọng thì dừng đầu tư.
Sự suy giảm đầu tư này kéo theo thất nghiệp và giảm thu nhập của các hộ gia đình. Do thu nhập giảm nên sau đó là giảm tiêu dùng. Như vậy, đầu tư giảm, thu nhập giảm dẫn đến tiêu dùng giảm và tiếp tục cái vòng luẩn quẩn đó.
Khủng hoảng do COVID-19 thì xuất phát từ lo ngại dịch bệnh, lockdown, dẫn đến suy giảm tiêu dùng. Tiêu dùng giảm khiến doanh thu của các doanh nghiệp giảm, khiến họ không đầu tư nữa, vì thế người dân mất việc làm và giảm thu nhập. Vòng luẩn quẩn thì giống nhau, nhưng điểm xuất phát thì khác nhau. Khủng hoảng COVID-19 xuất phát từ tiêu dùng, chứ không xuất phát từ đầu tư.
Sự khác biệt này dẫn đến việc một số nước đưa ra chính sách tài khoá tiền tệ bị sai lệch như: hạ lãi suất, tăng trợ cấp, giảm thuế trong giai đoạn COVID-19 nhằm kích thích chi tiêu nhưng do dịch bệnh nên người dân không tiêu tiền được, số tiền nhàn rỗi này rơi vào các kênh chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, trái phiếu... Kết quả là nền kinh tế hình thành bong bóng tài sản.
Việt Nam cũng không ngoại lệ khi giai đoạn các năm 2020 – 2022, VNIndex tăng kỷ lục, tiền vào ngân hàng cũng cao kỷ lục, tăng trưởng nóng của bảo hiểm (20% mỗi năm), bất động sản sốt, trái phiếu doanh nghiệp cũng có bong bóng. Thu ngân sách nhà nước các năm này rất ổn, không phải do kinh tế tăng trưởng tốt mà chủ yếu là thuế từ các khoản chuyển nhượng chứng khoán, bất động sản.
Đối với việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43 vào đầu năm 2022 và dự kiến thực hiện trong năm 2022-2023 với mục tiêu phục hồi kinh tế sau COVID-19, đại biểu nhận xét, nếu chỉ có COVID-19, các gói chính sách này là không cần thiết, do năm 2022 nền kinh tế thời điểm đó thừa vốn, lãi suất rất thấp, các gói hỗ trợ cũng không có tác dụng kích thích tăng trưởng, nhưng ngoài COVID-19 thì kinh tế giai đoạn 2022 và 2023 có những vấn đề khác (chiến tranh, kinh tế toàn cầu biến động, vỡ bong bóng tài sản), nên cuối cùng gói hỗ trợ này lại phần nào phát huy hiệu quả.
Thêm nữa, chính việc chậm triển khai Nghị quyết 43 khiến nó mang lại hiệu quả. Vì nếu triển khai mạnh vào đầu 2022 khi mới ban hành thì Nghị quyết 43 sẽ bơm thêm vào bong bóng tài sản lúc đó đang phình to.
Theo đại biểu, do việc triển khai Nghị quyết 43 chậm, vào lúc bong bóng đã qua đỉnh và bắt đầu quá trình hạ cánh, nên nghị quyết này có tác dụng giúp Việt Nam hạ cánh mềm, thay vì hạ cánh cứng như nhiều nước khác.
Đồng thời, sự thất bại của gói hạ lãi suất 2% (chỉ giải ngân được 3,05%) cũng là một may mắn. Nếu gói này hoạt động tốt, thì chắc chắn việc đối phó với lạm phát trong năm 2022 của Việt Nam khó khăn hơn nhiều (như giai đoạn gói kích cầu 2009 đã gây lạm phát của năm 2011).
Vì những yếu tố có phần may hơn khôn đó, Việt Nam đã không lâm vào lạm phát cao như nhiều nước phát triển như Mỹ và EU. Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng khá. Dù thấp hơn chỉ tiêu của Quốc hội nhưng vẫn được coi là ổn và Nghị quyết 43 đưa ra các giải pháp hợp lý vào thời điểm đó. Sau này Chính phủ có nhiều giải pháp điều hành khác mang lại hiệu quả tốt như giảm thuế xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới tăng là giải pháp tốt.
Về một số bài học rút ra sau khi thực hiện Nghị quyết số 43, ý kiến đại biểu nêu bật:
Các chính sách nên ưu tiên tính khả thi, gói giảm lãi suất 2% không thực hiện được do không khả thi, trong khi các gói giảm VAT phát huy hiệu quả cao do biện pháp này dựa trên các thủ tục thuế có sẵn. Bản thân gói giảm VAT cũng gặp vấn đề khi phân loại hàng nào giảm 8%, hàng nào giảm 10%, lẽ ra gói VAT nên giảm đồng loạt xuống 8% thì sẽ tốt hơn.
Điều hành của Chính phủ khá linh hoạt, đã chủ động đưa ra thêm các giải pháp khác để ứng phó với tình hình. Giảm thuế xăng dầu là giải pháp vô cùng thiết thực khi giá nhiên liệu toàn cầu tăng, lại giúp cho quá trình phục hồi kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.
Gia hạn nộp thuế đến cuối năm, giải pháp này cũng rất thiết thực, vì doanh nghiệp như được vay một khoản ngắn hạn lãi suất 0%. Có tác dụng rất lớn đối với các doanh nghiệp khi lãi suất tăng cao và thủ tục vay ngân hàng khó khăn.
Về chính sách tài khoá ở mảng miễn, giảm, giãn thuế đã phát huy hiệu quả cao do dễ thực hiện. Chính sách ở mảng chi tiền từ ngân sách ra như đầu tư công, hỗ trợ lãi suất tác dụng kém hơn. Việt Nam gặp nút thắt về pháp luật và siết kỷ cương bộ máy nên đầu tư công không phát huy được hết tác dụng.
Về chính sách tiền tệ, tại thời điểm này nhìn lại, có nhiều điểm đã làm được và một số điểm còn tồn tại. Song vào thời điểm đó, việc điều hành có thể tạm coi là thành công. Về lâu dài, cần tiến tới sử dụng các công cụ lãi suất để điều hành tín dụng hơn là công cụ về hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) và đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có tổng kết đánh giá chính sách room tín dụng và tiến tới luật hóa đối với vấn đề này.
Về tập trung vào tính khả thi và chọn thời điểm. Chính sách kinh tế vĩ mô có đặc điểm quan trọng là phải chọn đúng thời điểm. Một chính sách đúng vào tháng 1 nhưng chưa chắc đã đúng vào tháng 3, khi diễn biến lạm phát, tăng trưởng đã khác.
Do đó, nếu trong tương lai, chúng ta lại có các chương trình, gói hỗ trợ kinh tế vĩ mô thì phải cân nhắc rất kỹ về yếu tố thời điểm đưa chính sách vào cuộc sống như Nghị quyết 43 lại cho thời hạn thực hiện 2 năm, trong thời gian đó thì rất nhiều thứ đã khác. Khủng hoảng kinh tế do COVID-19 rất khác với khủng hoảng khác. Nếu gặp tình huống cần chính sách hỗ trợ, thứ đầu tiên cần nghĩ đến là giảm thuế.
Thậm chí có thể cân nhắc việc giảm thuế mức lớn và cực kỳ tập trung vào một ngành rất cụ thể. Ví dụ vào thời điểm mới bắt đầu hết giãn cách, khôi phục các đường bay nên tính đến việc giảm VAT hàng không về 0% hoặc giảm các loại phí, lệ phí sân bay. Điều này có thể giúp ngành hàng không phục hồi nhanh hơn.
Qua quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 43, đại biểu chỉ ra một số hạn chế như: việc giảm thuế xăng dầu, chính sách giảm thuế VAT 2% đáng lý ra có thể được điều chỉnh để giảm cho tất cả mặt hàng từ 10% xuống 8% thì lại quá cứng nhắc phụ thuộc vào Nghị quyết 43; Chính sách giãn nộp thuế đến cuối năm, có nhiều ý kiến đề nghị giãn thêm vài tháng sang năm sau, vì đây là thời điểm giáp hạt đối với doanh nghiệp. Song vấn đề này lại thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Chính phủ ngại điều chỉnh dự toán ngân sách nên đã không trình.
Nguyễn Thị Lý
QTO - Trong chương trình làm việc chiều 28/11, Quốc hội dành thời gian họp riêng, xem xét quyết định công tác nhân sự.
QTO - Từ sau khi cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện trọng tải nặng đi qua tuyến Tỉnh lộ 585C (ĐT.585C) tại huyện Cam Lộ,...
QTO - Sáng nay 26/5, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (CNCH) “Tổ liên gia...
QTO - Chiều nay 25/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc...
QTO - Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng tại buổi kiểm tra tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án...
QTO - Trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng Hành động về vệ sinh an toàn lao động năm 2024, hôm nay 25/3, Công đoàn ngành Công thương...
QTO - Sáng nay 25/5, thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Quảng Trị cho biết, trước những phản ánh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về...
QTO - Sáng nay 25/5, tại Quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh), Hội Đồng hương Cam Lộ tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Giải Tennis gây Quỹ Từ thiện “Cam Lộ tình...
QTO - Chiều nay 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các ngành, địa phương về dự thảo Nghị định Quy định về giá đất....
QTO - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều nay 24/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về một số nội dung mới hoặc còn có nhiều ý kiến khác...
baophutho.vn Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy...
QTO - Sáng nay 24/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Cồn Cỏ để...