Cập nhật: Chủ nhật, 17/05/2009 | 14:16 GMT+7

Dạy nghề gắn với hỗ trợ việc làm cho nông dân

(QT) - Công tác đào tạo nghề hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Ở Quảng Trị phần lớn lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo nghề, do đó để lao động có việc làm ổn định thì phải tiến hành đào tạo những ngành nghề phù hợp với người lao động ở nông thôn. Qua đào tạo nghề, người lao động có cơ hội tiếp thu các tiến bộ KHKT và nắm bắt các điều kiện thuận lợi để hội nhập với nền kinh tế đang phát triển.

Đào tạo nghề thêu ren giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Xác định nhiệm vụ đào tạo nghề, trang bị kiến thức KHKT cho nông dân để chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, tăng sản lượng hàng hóa nông sản và đặc biệt là tạo ra được sản phẩm sạch để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, Hội Nông dân Quảng Trị đã tích cực triển khai tổ chức dạy nghề tại chỗ cho nông dân, động viên, khuyến khích và hỗ trợ hội viên khôi phục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân mặc dù mới thành lập được 3 năm nhưng đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác đào tạo nghề cho nông dân, góp phần cùng các cấp, các ngành và toàn xã hội đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng lao động ở nông thôn Quảng Trị. Trong đào tạo nghề, Trung tâm đã từng bước điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của địa phương, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động. Hình thức dạy nghề đã được đa dạng hóa, phù hợp với đặc điểm của lao động nông thôn. Ứng dụng các hình thức dạy nghề linh hoạt và năng động, vừa tổ chức tập trung, vừa đào tạo tại chỗ, dạy nghề lưu động, lấy nông dân dạy nông dân, học đi đôi với hành, lấy thực hành làm chính, học ngay tại đồng ruộng, công xưởng, doanh nghiệp.... Trong 3 năm qua, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân đã phối hợp với các cấp hội tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường cho 250.000 lượt người; trực tiếp đào tạo nghề thường xuyên với trình độ sơ cấp cho trên 800 học viên; phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp mỗi năm dạy nghề cho 2.500- 3.000 người... Ông Nguyễn Đán, Giám đốc Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh cho biết: "Trung tâm đã chú trọng gắn hoạt động dạy nghề với nhu cầu học nghề và sử dụng lao động. Sau khi hoàn thành mỗi khóa học, Trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho học viên thông qua các chương trình ký kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhiều người sau khi học nghề đã tự tạo được việc làm, lập cơ sở sản xuất". Về nghề nghiệp đào tạo, tùy theo điều kiện thực tế của tỉnh, Trung tâm tập trung đào tạo 2 nhóm nghề chính là nhóm nghề nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, chế biến, lâm sinh để giúp nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản và nhóm nghề có khí, kỹ thuật, điện, may công nghiệp, đào tạo lao động làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu lao động. Hội Nông dân cũng đã tổ chức các câu lạc bộ (CLB) nghề nghiệp trong vùng như CLB cơ khí, CLB chăn nuôi thú y, CLB khuyến nông... Sau khi tham gia các lớp nghề nông nghiệp, học viên áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Đặc biệt, qua học nghề đã làm chuyển biến đáng kể nhận thức của nông dân, thay đổi thói quen sản xuất quảng canh sang đầu tư thâm canh. Nông dân đi học một cách tự giác và áp dụng ngay những kết quả học tập vào sản xuất thực tế của gia đình mình. Thực tế cho thấy, hiện nay việc làm của người dân ở nông thôn Quảng Trị đang chuyển biến theo các hướng là: lao động việc làm thuần nông vẫn tiếp tục duy trì theo mùa vụ nhưng đang giảm dần về số lượng; một số chuyển hẳn sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô trang trại; nhiều lao động đổi nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nghề và lao động trẻ tham gia làm việc tại các nhà máy hoặc xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số nhanh, số người bước vào độ tuổi lao động ở nông thôn trong tỉnh hàng năm tương đối lớn nên tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn thấp, chưa đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch kinh tế nông thôn, nông nghiệp. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được các cấp, các ngành quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng công tác này vẫn chưa đồng đều, thiếu bền vững, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cấp, ngành liên quan cần xác định rõ ngành nghề đào tạo phù hợp với trình độ và điều kiện sản xuất của tỉnh, trong đó chú trọng đào tạo các nghề có ứng dụng tốt vào thực tế, xác định rõ về độ tuổi, trình độ học vấn, nhận thức, điều kiện học tập theo vùng, miền, dân tộc của lao động nông thôn để đào tạo. Cần chuẩn bị các điều kiện dạy nghề để vừa bảo đảm phát triển quy mô, vừa nâng cao chất lượng đào tạo. Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy, tài liệu học tập, chính sách hỗ trợ cho giáo viên và học viên cũng là những vấn đề cần được quan tâm. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và thực hiện xã hội hoá lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các đơn vị, đoàn thể, các địa phương có trách nhiệm trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phối hợp với các ngành hữu quan xây dựng các đề án về dạy nghề cho lao động nông thôn trực tiếp sản xuất nông nghiệp; nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở ở nông thôn; dạy nghề cho lao động trẻ ở nông thôn để phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động và xuất khẩu lao động; xây dựng các mô hình trình diễn cho công tác dạy nghề ứng dụng... Một vấn đề quan trọng nữa là đầu tư nguồn kinh phí thích đáng thì công tác dạy nghề và hỗ trợ nghề cho nông dân mới đạt hiệu quả cao. Bài, ảnh: Hà Vân An



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗ lực hỗ trợ nông dân
02:01 21/07/2023

Những năm qua, Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân trên các lĩnh vực như cung cấp các loại máy nông nghiệp; tập huấn ...

Giữ rừng, giữ thác mãi xanh

Giữ rừng, giữ thác mãi xanh
8 giờ trước

QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...

Đường Trường Sơn thời công nghiệp hóa (Bài 2)

Đường Trường Sơn thời công nghiệp hóa (Bài 2)
02:58 16/05/2009

(QT) - Đường Trường Sơn năm xưa gắn liền với ký ức chiến tranh ngập trong mưa bom, bão đạn quân thù. 50 năm đi qua, tất cả đã trở thành ký ức thẩm đẩm chất huyền thoại của lịch...

Đường Trường Sơn thời công nghiệp hóa (Bài 1)

Đường Trường Sơn thời công nghiệp hóa (Bài 1)
07:17 13/05/2009

(QT) - Đường Trường Sơn năm xưa gắn liền với ký ức chiến tranh ngập trong mưa bom, bão đạn quần thù. 50 năm đi qua, tất cả đã trở thành ký ức thẩm đẩm chất huyền thoại của lịch...

Triệu Phong: Năng suất lúa bình quân đạt 54 tạ/ha

Triệu Phong: Năng suất lúa bình quân đạt 54 tạ/ha
12:35 12/05/2009

(QT) - Vụ sản xuất đông xuân năm nay ở Triệu Phong mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh tôm xảy ra gây nhiều trở ngại đối...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long