
{title}
{publish}
{head}
(TNO) - Hầu hết các bậc phụ huynh than thở: Sao thời nay dạy con học khó quá? Không ít phụ huynh là thạc sĩ, cử nhân thừa nhận, nếu không “học cùng con” ngay từ đầu, giỏi lắm dạy được con học đến lớp sáu.
Nhiều cha mẹ có trình độ cao cũng chưa chắc dạy con học được - Ảnh: Thanh Niên |
Dạy con học, giỏi lắm đến lớp 6 là cùng!
Suốt buổi tối, anh N.N.S (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cứ loay hoay nghĩ kế để nói như thế nào với cậu con trai học lớp sáu khi không giải được bài toán tính bội số theo cách của con học ở lớp mà không bị “quê”.
Anh S. cho hay: “Đọc xong yêu cầu của bài toán mà toát mồ hôi. Cuối cùng phải dùng chiêu động viên: ba làm cho con cũng được nhưng con cứ mạnh dạn làm, sai cô giáo sửa sẽ càng nhớ lâu”.
Còn anh T.V, phụ huynh học sinh trường THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh, TPHCM) thú nhận: “Mới chỉ vào đầu năm lớp bảy, tôi đã chịu thua, không thể giải mấy bài toán và lý của cháu. Chương trình học bây giờ khó thật. Ngày nào về nhà, cháu cũng phải làm rất nhiều bài tập các môn”.
Tuy nhiên, ngay đối với chương trình tiểu học, nhiều bậc cha mẹ cũng phải “chào thua”. Chị N.T.T, phụ huynh trường Tiểu học Huỳnh Kiến Hoa (quận 5, TPHCM) lo lắng: “Hồi cháu học lớp một và hai, tôi còn dạy và hướng dẫn làm bài tập được. Năm nay, cháu học lớp ba mà có một số bài toán mẹo tôi không thể giải được. Hồi tôi đi học tiểu học, chỉ học đơn giản cộng trừ nhân chia thôi chứ không có nhiều dạng toán như hiện nay”.
Một học sinh của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, sau khi được mẹ hướng dẫn phân tích yêu cầu của bài Địa lý có nội dung Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển, bị điểm bốn, đã về than thở: “Mẹ hướng dẫn con sai, phải phân tích lồng ghép cơ hội và thách thức”.
Khi trao đổi, phụ huynh của học sinh cho biết: “Trong đề bài, có chỉ rõ điểm nào là cơ hội, điểm nào là thách thức và yêu cầu học sinh chọn một điểm để phân tích nên tôi hướng dẫn cháu chọn điểm thách thức. Còn nếu như phải phân tích cả cơ hội toàn cầu hóa thì nội dung bài tập phải nêu rõ yêu cầu chứ”.
Hầu hết những phụ huynh chúng tôi tiếp xúc (có cả thạc sĩ và cử nhân) đều thừa nhận, nếu không “học cùng con” ngay từ đầu thì giỏi lắm dạy được con học đến lớp sáu là cùng!
Lớp một cũng khó
Chị Lanh - có con học lớp một kể: “Hôm trước, con mình làm bài kiểm tra môn toán. Bé làm được chín điểm, chỉ sai một câu. Số 10 bao gồm: a) 3 và 5; b) 4 và 6; c) 1 và 0; d) 2 và 7. Bé chọn câu c) 1 và 0, nhưng đáp án đúng mà cô giáo khoanh tròn là b) 4 và 6”.
Chị Lanh cho rằng, đáp án bài toán này rất tối nghĩa vì 10 bao gồm số 1 và số 0 hợp lý hơn. Trong khi đó, nếu sử dụng đáp án của cô giáo thì câu hỏi phải là “10 là tổng số của...”.
Mang bài toán này đến hỏi một cô giáo dạy lớp một, chúng tôi được biết: “Ở trường, các con được dạy số 10 bao gồm 4 và 6 chứ không phải 10 bao gồm 1 và 0”.
Ngoài môn Toán, các môn học khác cũng tốn kém không ít thời gian để nghiên cứu. Như môn tiếng Việt, chị Thảo - có con học lớp một trường Tiểu học Lý Nhơn, quận 4, TPHCM, kể: “Lúc con tôi chưa vào lớp 1, tôi dạy con đánh vần theo kiểu a, bê, xê. Loay hoay cả tháng trời dạy con tập đánh vần, tập làm toán vậy mà đến khi vào học, con tôi về nhà nói rằng, cô giáo dạy khác mẹ, phải đánh vần là a, bờ, cờ...”.
Học thêm: Giải pháp an toàn?
Chị Nữ, phụ huynh học sinh ở quận 1, TPHCM chọn giải pháp: “Hãy học cùng con”. Chị lý giải: “Việc học cùng con vô cùng có lợi vì không chỉ giúp con học được bài mà còn tạo cho con được sự tin tưởng để tạo thói quen sau này các cháu có khúc mắc gì sẽ tìm đến mình đầu tiên”.
Nhưng đối với những cha mẹ không sắp xếp được thời gian hoặc không kiên trì theo kiểu “con học lớp một, mẹ cũng học lớp một” thì chọn gia sư cho con hay giải pháp an toàn nhất là cho con đi... học thêm.
Với chương trình giáo dục như hiện nay, chắc chắn một điều rằng, không phải cha mẹ nào tốt nghiệp đại học hay trên đại học đều có thể dạy con học được. Và khi cha mẹ không thể hướng dẫn làm bài cho con em mình và không muốn các cháu bị điểm số thấp, ngày càng học thụt lùi, thì chẳng còn cách nào khác là phải cho con em đi học thêm để thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn.
Bích Thanh - Phi Loan
Dạy con biết cách chi tiêu phù hợp chưa bao giờ dễ dàng đối với hầu hết các bậc phụ huynh. Nếu dễ dãi, không có giới hạn, cha mẹ sẽ vô tình khiến trẻ hình ...
Vừa qua kỳ nghỉ tết Nguyên đán, nhiều phụ huynh lo lắng khi nghe giáo viên thông báo ngừng dạy thêm để thực hiện nghiêm Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ...
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 qua đi cũng là lúc những ngày nghỉ Tết vui vẻ, thoải mái bên gia đình, bạn bè của học sinh kết thúc. Sau khoảng thời gian dài vui ...
Sự ra đời của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (sau đây gọi tắt là Thông tư số 29) đã tạo ra những thay đổi đáng kể đối với người ...
Năm học 2023-2024 sắp kết thúc cũng là thời điểm mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok... tràn ngập hình ảnh về bảng điểm, giấy khen do phụ huynh khoe thành ...
Năm học 2024-2025 gần kết thúc, cũng là lúc nhiều phụ huynh có con sắp vào lớp 1 tìm nhiều cách để cho con học trước chương trình vì lo ngại con sẽ thua kém ...
Cùng với cả nước, ngành GD&ĐT Quảng Trị đang thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Theo nhiều phụ huynh và học sinh, quy định này ...
Ngày nay, phụ huynh có rất nhiều sự chọn lựa chương trình học tiếng Anh cho con. Ngoài việc học trực tiếp, hình thức học tiếng Anh trực tuyến hoặc qua app cũng ...
QTO - Chăm sóc sức khỏe phụ nữ khi mang thai là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dân số. Vì thế không chỉ chị em phụ nữ mà các gia...
QTO - Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thị lực và mù lòa hàng đầu hiện nay, đòi hỏi người dân cần nắm được các dấu hiệu bệnh...
(TTO) - 500 học sinh Trường tiểu học Trương Định, quận 12, TP.HCM, vừa có buổi tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử dinh Thống Nhất (ảnh).
(GD&TĐ) - Trao đổi các giải pháp chi tiết trong 9 nhóm giải pháp lớn về phát triển nguồn nhân lực CNTT và nghiên cứu đề xuất, lựa chọn những giải pháp đột phá, có tính khả...
(GD&TĐ) - Mỗi TTGDTX cấp tỉnh được phân bổ tối thiểu 15 biên chế giáo viên theo nguyên tắc mỗi môn học của chương trình GDTX cấp THPT phải có ít nhất 01 giáo viên, đó là...
(GD&TĐ) - Ông Phạm Đức Châu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị: Kính thưa Bộ trưởng, những năm gần đây, sinh viên ở các trường dân lập hay các trường công lập của các tỉnh...
(SK&ĐS) -
(SK&ĐS) - Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai (NKNMT) nguy hại cho bà mẹ (gây tăng huyết áp - tiền sản giật, thiếu máu, viêm ối, có thể sinh non, bị choáng nhiễm khuẩn),...