{title}
{publish}
{head}
(QT) - Điện lực Gio Linh hiện đang quản lí 222 km đường dây trung áp 22kV, 366 km đường dây hạ áp, 224 TBA phụ tải với tổng số gần 23.000 khách hàng sử dụng điện. Gio Linh là địa bàn có miền núi, đồng bằng và vùng biển nên gặp không ít khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng lưới điện cũng như công tác quản lí, vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả.
Nhờ nguồn điện ổn định, ngư dân vùng biển mở rộng nghề nuôi tôm trên cát |
Vùng biển huyện Gio Linh gồm các xã Gio Hải, Gio Việt, Trung Giang và thị trấn Cửa Việt, có 16 km chiều dài bờ biển là lợi thế để phát triển kinh tế biển. Ở các địa phương này có trên 3.500 lao động trực tiếp khai thác, đánh bắt thủy hải sản với 682 tàu, thuyền, tổng công suất 36.762 CV. Ngoài ra còn có hàng trăm hộ phát triển tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ thu mua và chế biến thủy sản, nhà hàng phục vụ khách du lịch...Với ngư dân ở xã Gio Việt, việc đầu tư phát triển tàu công suất lớn để vươn ra khơi xa, khai thác và đánh bắt thủy hải sản ở các ngư trường lớn đem về hàng tỉ đồng mỗi năm; các hộ nuôi tôm ở xã Gio Hải thu hoạch khoảng 60 tấn tôm mỗi vụ hay hàng chục cơ sở sản xuất nước đá ở thị trấn Cửa Việt sản xuất 300 cây nước đá mỗi ngày... Tất cả những hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân vùng biển luôn được Điện lực Gio Linh cung ứng nguồn điện chất lượng tốt.
Hiện trên địa bàn các xã, thị trấn vùng biển của huyện Gio Linh có hơn 26 km đường dây trung áp và 60 km đường dây hạ áp cùng 17 trạm biến áp (TBA), trong đó 4 TBA trọng điểm là TBA Tân Lợi, TBA chợ Hôm, TBA Hoàng Hà, TBA Xuân Lộc có công suất trên 400 kVA. Hệ thống lưới điện và 4 TBA này phục vụ hơn 3.700 khách hàng sử dụng điện với nhu cầu ngày càng cao về sản lượng và chất lượng điện. Để đáp ứng nhu cầu về điện trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của các địa phương, Điện lực Gio Linh tiếp tục nỗ lực đầu tư xây dựng các công trình điện, tăng cường kiểm tra lưới điện trong khu vực đúng tần suất để giảm tổn thất điện năng và sự cố lưới điện xuống mức thấp nhất, tăng khả năng ổn định và độ tin cậy cung cấp điện, hợp sức cùng các xã, thị trấn khai thác tiềm năng kinh tế biển hiệu quả. Giám đốc Điện lực Gio Linh Phan Thành Vinh cho biết: “Sau khi tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn trên địa bàn các xã Trung Giang, Gio Hải, Gio Việt, thị trấn Cửa Việt, Điện lực Gio Linh đã tiến hành đầu tư xây dựng thay thế lưới điện đã quá cũ nát, không đảm bảo an toàn và độ tin cậy cung cấp điện thông qua dự án ADB; công trình đầu tư tối thiểu lưới điện hằng năm, sửa chữa lớn lưới điện, đại tu đường dây trung và hạ áp, đại tu các TBA phụ tải, nâng công suất chống quá tải đường dây và chống quá tải các TBA trên địa bàn, san tải TBA và đại tu đường dây trung áp sau cầu chì tự rơi, thay xà và các phụ kiện đi kèm nhằm đảm bảo cung cấp điện đủ công suất, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của khách hàng”.
Để công tác quản lí, kinh doanh điện an toàn, tránh thất thoát điện năng, phục vụ đắc lực cho đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là chấn chỉnh về quản lí, kinh doanh điện ở khu vực nông thôn, thực hiện chính sách giá điện cho người nghèo và đi đến thống nhất giá điện giữa nông thôn và thành thị, ngành Điện tiến hành tiếp nhận, cải tạo, quản lí và trực tiếp bán điện đến tận hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Đây là một chính sách lớn, đáp ứng nguyện vọng của người dân và tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi. Trên thực tế việc bàn giao và tiếp nhận lưới điện ở địa bàn huyện Gio Linh gặp không ít khó khăn. Trước hết là do hệ thống lưới điện đã được đầu tư xây dựng khá lâu. Quá trình khai thác sử dụng không thường xuyên duy tu, sửa chữa nên lưới điện đã xuống cấp nghiêm trọng, tổn thất lưới điện và công tơ điện quá cao. Mặc dù vậy, sau khi tiếp nhận toàn bộ đường dây hạ áp và công tơ điện của hộ dân, ngành Điện đã triển khai kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện nhằm đảm bảo việc cung cấp điện ổn định, an toàn và tổ chức bán điện trực tiếp đến hộ dân.
Để tìm hiểu quá trình bàn giao, tiếp nhận, cải tạo và đưa vào kinh doanh của ngành Điện, chúng tôi về xã Gio Việt, nơi đầu tiên Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) chọn thí điểm mô hình giao nhận lưới điện nông thôn từ những năm 2003. Đây là địa phương có 2 làng nghề đánh bắt và chế biến thủy, hải sản với hơn 1.000 hộ dân đã được xây dựng 2 TBA 200 KVA. Sau khi tiếp nhận, PC Quảng Trị đã đầu tư hơn 1 tỉ đồng để thay mới toàn bộ đường dây, công tơ, nâng công suất 2 TBA lên 400 KVA và tổ chức bán đến tận hộ gia đình. Đến nay đã có 1.510 hộ thuộc làng nghề (xã Gio Việt và một phần thị trấn Cửa Việt) sử dụng điện theo mô hình bán lẻ đến tận hộ. Lợi ích mang lại cho người dân và ngành Điện đã quá rõ ràng. Sau khi tiếp nhận các hộ dân đã được hưởng chất lượng cung cấp điện tốt hơn. Anh Trần Duy Liệu ở thôn Xuân Ngọc cho biết, gia đình anh đang làm nghề xuất khẩu thủy, hải sản với kho chứa lạnh bình quân mỗi ngày là 40 tấn hải sản. Vì vậy lúc cao điểm một tháng gia đình anh phải trả đến 5 triệu đồng tiền điện. Nhờ hệ thống đường dây, thiết bị, công tơ được thay mới nên sản lượng điện tiêu thụ giảm so với trước nên đã mang lại lợi ích về kinh tế cho gia đình.
Việc tiếp nhận và đầu tư hạ tầng lưới điện ở vùng biển không những đảm bảo cho công tác quản lí, vận hành gặp rất nhiều thuận lợi mà còn hỗ trợ tích cực cho người dân trong sinh hoạt cũng như sản xuất, kinh doanh. Với người dân, họ không phải nộp thêm một khoản kinh phí nào cho quá trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình, nhưng quan trọng nhất là được thụ hưởng chất lượng cung ứng điện đảm bảo an toàn. Đó chính là phương châm đôi bên cùng có lợi mà ngành Điện và người dân vùng biển Gio Linh đã tìm được sự đồng thuận.
Tân Nguyên
QTO - Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa...
QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...
(QT) - Thời gian qua khách hàng sử dụng điện đã có ý kiến phản ứng sau khi giá điện tăng bình quân là 8,36% bắt đầu từ ngày 20/3/2019. Vì vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...
(QT) - Trên cơ sở bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu nông thôn mới (NTM) áp dụng trên địa bàn huyện Cam Lộ, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên, xã Cam Hiếu đã đẩy mạnh việc...
(QT) - Mặc dù sản xuất nông nghiệp thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn do sâu bệnh, chuột phá hoại, thời tiết không thuận lợi, vụ đông xuân 2018- 2019 do mưa kéo dài nên đã...
(QT) - Thời gian qua, huyện Triệu Phong có nhiều giải pháp để phát triển ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN), trong đó có Nghị quyết số 08 “Về phát triển CN-TTCN...
(QT) - Chính sách chia ruộng đất cho người dân được thực hiện từ hơn 20 năm trước giúp nông dân ai cũng có ruộng đất để sản xuất. Tuy nhiên hiện nay, trước những đòi hỏi về sản...
(QT) - Trước nhu cầu của thị trường tiêu thụ, bước vào đầu mùa hè, nghề khai thác hến ở dọc sông Thạch Hãn, huyện Triệu Phong lại trở nên sôi động. Đây là nghề mưu sinh khá vất...
(QT) - Vụ đông xuân này là vụ mùa đầu tiên 8 hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Hải Lăng liên kết thành Liên hiệp HTX Nông sản an toàn Hải Lăng triển khai mô hình sản xuất lúa...
(QT) - Vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh Quảng Trị gieo cấy hơn 26.000 ha lúa. Nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, chú trọng đầu tư thâm canh, áp dụng tốt các biện...
(QT) - Mới chỉ đầu tháng 5 nhưng với nền nhiệt cao bất thường và gió Lào xuất hiện sớm so với cùng kì nhiều năm nên nhu cầu về các thiết bị “giải nhiệt”của người tiêu dùng trên...
(QT) - Ngay từ khi triển thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), Quảng Trị là một trong những tỉnh đầu tiên hoàn thành quy hoạch xây dựng...