
{title}
{publish}
{head}
(NLĐ) - Để tránh tình trạng quy mô đào tạo quá nhiều nhưng chất lượng tiến sĩ lại không bảo đảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết siết lại bằng những quy định cụ thể trong quy chế.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cả nước đang triển khai đào tạo 971 lượt ngành trình độ tiến sĩ tại 158 cơ sở đào tạo, trong đó có 114 trường đại học, 42 viện nghiên cứu; quy mô đào tạo năm học 2015-2016 là 13.598 nghiên cứu sinh (NCS). Tuy nhiên, chất lượng đào tạo hạn chế dẫn đến những luận án tiến sĩ không bảo đảm, gây bức xúc trong xã hội.
Tiền nào của nấy
Phân tích nguyên nhân tại sao chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam thấp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng do nhiều yếu tố cộng lại. Một phần là do người học, một phần là chất lượng người hướng dẫn NCS chưa đồng đều nên quá trình hướng dẫn còn hạn chế. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo buông lỏng chất lượng, chạy theo số lượng, kinh phí đào tạo lại quá thấp, không đủ để NCS thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.
Theo ông Ga, chi phí trung bình để đào tạo một tiến sĩ hiện nay là 15 triệu đồng/năm. Tại một số ĐH lớn, như ĐHQG Hà Nội, số tiền này là 18 triệu đồng/năm.
![]() |
Đào tạo tiến sĩ thời gian tới sẽ chú trọng tới chất lượng Ảnh: TẤN THẠNH |
Theo GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội, ở ĐHQG Hà Nội, các GS, PGS là người hướng dẫn nhận định mức 3 triệu đồng/năm/NCS. Nếu hướng dẫn 2 NCS thì mức này còn 1,5 triệu đồng/năm/NCS. Con số này khiến GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, nhận xét rằng không có nước nào đào tạo tiến sĩ như Việt Nam và đúng là tiền nào của nấy.
Không thể cứ làm những đề tài “lặt vặt”
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thời gian tới, yêu cầu hàng đầu là siết chặt chất lượng, đào tạo tiến sĩ sẽ không tập trung vào số lượng mà tập trung vào chất lượng, xem chất lượng là hàng đầu.
Luận án tiến sĩ phải là công trình khoa học, phải chứa đựng cái mới, phải đăng trên các tạp chí quốc tế để có những phản biện, để thấy cái mới trong luận án thay vì chỉ làm mấy thứ lặt vặt như thạc sĩ.
Theo một chuyên gia, để không còn “tiến sĩ giấy”, các luận án thực sự có hiệu quả chứ không còn nằm trên giấy thì cần phải có quy định khắt khe về đầu vào cũng như điều kiện tiếp nhận NCS. Nếu cứ như hiện nay, nhiều người hướng dẫn không có đề tài nhưng do nhu cầu đào tạo nên vẫn hướng dẫn thì không bao giờ có thể nâng cao chất lượng đào tạo.
Ông Bùi Văn Ga cho hay Bộ GD-ĐT đang xem xét xây dựng các tiêu chí tiệm cận với khung trình độ tiến sĩ trong khu vực và quốc tế. Đây là cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng chuẩn đầu ra cũng như nâng chuẩn đầu vào. Ngoại ngữ sẽ được quy định là chuẩn đầu vào chứ không phải chuẩn đầu ra như hiện nay.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, chúng ta đang quy định chuẩn ngoại ngữ đầu ra của tiến sĩ, như thế là không đúng mục tiêu. “Thời gian tới, ngoại ngữ sẽ được quy định là chuẩn đầu vào, tức là ngoại ngữ như công cụ để nghiên cứu sinh đọc sách, tìm tài liệu phục vụ đề tài nghiên cứu. Ngoại ngữ đối với nhà nghiên cứu không phải đánh giá bằng IELTS hay TOFEL mà là bằng năng lực thực tế của họ, tức là đọc hiểu, trình bày báo cáo” - ông nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, quan điểm của bộ là hạn chế số lượng, nguồn lực sẽ được đầu tư tập trung thay vì dàn trải. Trong lần sửa đổi quy chế sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ quy định chặt chẽ về đầu vào của NCS nhưng cũng sẽ tạo điều kiện mềm dẻo cho các cơ sở đào tạo. Các cơ sở có thể tuyển NCS không theo đợt mà bất cứ khi nào trường có tiền, có đề tài thì có thể “chào hàng” để tuyển sinh. YẾN ANH
Một trong những chính sách mới của ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) có hiệu lực từ giữa tháng 2/2024 được dư luận quan tâm, đó là quy định không được đào tạo từ ...
Thời gian qua, thực hiện kế hoạch đối ngoại của ngành, quy chế phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Ngoại vụ về đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về ...
Bám sát sự lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, Sở GD&ĐT triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt ...
Thời gian qua, để thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), Trung tâm Giáo dục thường xuyênTin học, Ngoại ngữ ...
Năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Theo đó, bên cạnh thực hiện tốt công tác ...
Năm học mới 2023-2024, cùng với việc tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục hiện hành, đây là năm thứ tư ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình ...
Vừa qua kỳ nghỉ tết Nguyên đán, nhiều phụ huynh lo lắng khi nghe giáo viên thông báo ngừng dạy thêm để thực hiện nghiêm Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ...
Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người là trung tâm, là chủ thể, là nguồn lực quan trọng nhất, là mục tiêu của sự phát triển; ...
QTO - Năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày lễ trọng của quê hương, đất nước, đặc biệt là dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), Nghĩa trang liệt sĩ...
QTO - Để chủ động đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh đã tập trung triển khai các biện pháp cấp bách; đồng thời khuyến cáo người...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
QTO - Từ ngày 25 - 27/7, Ủy ban MTTQVN tỉnh phối hợp với Công ty CP Du lịch và Đầu tư bất động sản Đồng Đội Phú Quốc, tỉnh An Giang tổ chức hoạt động thăm...
QTO - Sáng 27/7, thông tin từ Chi cục Thủy lợi và phòng, chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng và...
QTO - Trong 2 ngày 26 và 27/7, tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn, đường 20 Quyết Thắng trọng điểm Cà Roòng-ATP (xã Thượng Trạch) đã diễn ra lễ rước...
QTO - Khai trương từ tháng 8/2024, mô hình Ngân hàng sữa mẹ (NHSM) vệ tinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh đã mang lại những kết quả tích cực trong việc hỗ trợ...
(NLĐ) - Hội nghị khoa học công nghệ lần thứ ba với chủ đề Quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và môi trường hướng đến tăng trưởng xanh (SEMREGG 2016) do Trường ĐH Tài...