
{title}
{publish}
{head}
QTO - Huyện Cam Lộ có trên 20 nghìn lao động trực tiếp làm việc trong khu vực nông thôn. Thời gian qua, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với xây dựng nông thôn mới. Qua đó, nâng cao chất lượng lao động nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho người dân.
![]() |
Nghề trồng và chăm sóc cây cà gai leo mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Cam Lộ - Ảnh: N.T.H |
Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới trở thành những “miền quê đáng sống”, huyện Cam Lộ tập trung chú trọng tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn thông qua đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, thay đổi hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả trong nông thôn.
Bên cạnh thực hiện các chính sách Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1956), huyện Cam Lộ còn ban hành Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025.
Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành liên quan và các xã, thị trấn khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sát hạch cấp chứng chỉ nghề để tổng hợp, triển khai đào tạo bảo đảm phù hợp với nhu cầu của người học, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp tại địa phương.
Lao động nông thôn học nghề ngoài được hỗ trợ chi phí học nghề, tiền ăn theo quy định Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, còn được UBND huyện hỗ trợ chi phí nước uống, khen thưởng khi đạt thành tích tốt trong học tập; được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện; được hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình hỗ trợ khác của các tổ chức chính trị - xã hội.
Giai đoạn 2010 - 2020, toàn huyện đào tạo nghề cho 5.779 lao động nông thôn, trong đó nghề nông nghiệp 3.800 học viên. Tổng kinh phí đào tạo nghề thực hiện gần gần 5,9 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương 5,2 tỉ đồng; ngân sách địa phương gần 700 triệu đồng.
Tỉ lệ lao động nông thôn học nghề xong có việc làm mới hoặc làm nghề cũ có thu nhập cao hơn giai đoạn 2010 - 2020 đạt 80%, trong đó giai đoạn 2018 - 2020 đạt trên 90%. Từ năm 2021 đến nay, nguồn vốn đào tạo nghề thực hiện từ đề án của huyện với tổng kinh phí 200 triệu đồng, số lao động nông thôn được học nghề 160 học viên, trong đó nghề nông nghiệp 75 học viên, nghề phi nông nghiệp 85 học viên.
Công tác đào tạo nghề cho lao động trực tiếp đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực. Huyện Cam Lộ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề, vừa đào tạo nghề vừa giải quyết việc làm, thu hút lao động.
Chú trọng công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với việc đáp ứng nhu cầu tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của địa phương (Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP).
Nhiều mô hình đào tạo nghề triển khai hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người lao động như: Mô hình chăn nuôi gà thả vườn; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu, cây lạc, cây dược liệu…, gắn với thương hiệu đặc sản địa phương như gà Cùa, hồ tiêu, tinh dầu lạc, cao dược liệu. Đặc biệt, kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã làm cho nhiều người dân, phụ huynh, học sinh dần thay đổi nhận thức về học nghề, chủ động tham gia học tập, áp dụng kiến thức vào sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Lực lượng dự nguồn lao động của huyện ngày càng có xu hướng lựa chọn học nghề thay vì học đại học, cao đẳng, góp phần giảm tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, tăng khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động trong tương lai.
Trong xây dựng nông thôn mới, huyện Cam Lộ chủ trương xây dựng cảnh quan thông thoáng, hiện đại, có những điểm nhấn riêng với nhiều mô hình mới, đặc trưng theo hướng nông nghiệp có giá trị gia tăng cao gắn với cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
Mục tiêu kinh tế nông nghiệp phải phát triển từng bước hiện đại; giá trị hàng hóa được sản xuất tiêu thụ có thương hiệu, nhãn mác gắn với sản phẩm OCOP, sản phẩm tinh có hàm lượng khoa học công nghệ cao, chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo đó, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội được địa phương quan tâm.
Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về đào tạo nghề; đa dạng hóa các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh; vận động thanh niên tích cực học nghề để tìm việc làm, tạo việc làm, xây dựng và phát triển các sản phẩm nông nghiệp- công nghiệp có thế mạnh của địa phương.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, phát triển, nhất là đưa doanh nghiệp về nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, Xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động học nghề khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động.
Phấn đấu năm 2022 đào tạo nghề cho 500 - 550 lao động; bồi dưỡng, sát hạch cấp chứng chỉ nghề cho 700 lao động đã học nghề, có tay nghề chưa được cấp chứng chỉ; đào tạo, bồi dưỡng cho 200 lao động về kỹ năng tổ chức liên kết sản xuất, dịch vụ marketing hàng hóa theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của địa phương.
Có thể khẳng định, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp và thay đổi hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP để xây dựng các sản phẩm nông nghiệp - công nghiệp có thế mạnh của địa phương là hướng đi đột phá để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu huyện Cam Lộ có bản sắc riêng. Từ đó nâng cao đời sống cho người dân, xây dựng nông thôn thành những miền quê đáng sống.
Khánh Ngọc
Làm nông nghiệp là một nghề chính thống và truyền thống của nông dân từ trước tới nay. Tuy nhiên, để lao động nông nghiệp của tỉnh có trình độ chuyên môn thì ...
Cùng với việc thực hiện chính sách theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Cam Lộ ban hành Đề án Nâng cao ...
Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai nhiều giải ...
Trong những năm qua, huyện Triệu Phong đã luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở các lớp đào tạo nghề phù hợp, đáp ứng ...
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều địa phương đã có những cách làm ...
Những năm qua, thực hiện các chương trình, dự án của Chính phủ, tỉnh, huyện, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được huyện Hướng Hóa quan tâm. ...
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giữ vai trò rất quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại. Công tác này ...
Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư (khoá XI) "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ...
QTO - Trong hành trình đổi thay mạnh mẽ tại các vùng nông thôn Quảng Trị có thể thấy rõ dấu ấn sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó,...
QTO - Với tổng mức đầu tư lớn, tập trung cho kết cấu hạ tầng đô thị, Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với...
QTO - Nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn tiếp cận đối tượng nuôi mới, cùng với sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông, anh Trần Công Hiếu ở...
QTO - Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Linh - Gio Linh triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn ảnh hưởng nặng nề do...
QTO - Đến bây giờ đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi các công trình điện lưới phục vụ vùng nuôi tôm Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong đi vào hoạt...
QTO - Với mục tiêu đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, tìm kiếm cây, con mới phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán chăn nuôi của địa phương...
QTO - Hội thi thiết bị đào tạo tự làm là sân chơi để giảng viên, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát huy năng lực tự nghiên cứu, sáng tạo...
QTO - Dầu dãi nắng mưa với cây tiêu, người nông dân trên địa bàn tỉnh luôn mong muốn đưa sản vật cay nồng của quê nhà ra thế giới để mang về cuộc sống no...