
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trong những năm qua, để phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng khảo sát, kêu gọi đầu tư nhằm phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng trong đó có du lịch sinh thái rừng. Sự kết hợp hài hòa giữa rừng, núi, sông, biển, thác nước, hang động kỳ bí đã làm cho du lịch sinh thái rừng sớm trở thành một loại hình du lịch mũi nhọn thu hút được nhiều du khách...
![]() |
Khu rừng nhiệt đới nguyên sinh Cồn Cỏ nhìn từ trên cao |
Ở Quảng Trị, hầu như huyện nào cũng có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái rừng. Có thể thấy từ vùng miền núi Hướng Hóa, Đakrông cho đến Hải Lăng, Vĩnh Linh rồi ra huyện đảo Cồn Cỏ đều có nhiều khu rừng nguyên sinh gắn với lợi thế phát triển du lịch. Các địa điểm nổi bật trong hệ thống du lịch sinh thái rừng đó là: đỉnh Voi Mẹp; khu vực thác nước Tà Puồng, động Tà Puồng và động Prai (huyện Hướng Hóa); suối nước nóng và khu du lịch cộng đồng KLu (huyện Đakrông); Trằm Trà Lộc (huyện Hải Lăng); Rừng Rú Lịnh (huyện Vĩnh Linh); rừng nguyên sinh (huyện đảo Cồn Cỏ).
Khoảng 10 năm về trước, các địa diểm du lịch sinh thái rừng này chủ yếu tồn tại dưới dạng hoang sơ, ít người biết và đặt chân đến. Thế nhưng những năm trở lại đây, tỉnh đã tăng cường khảo sát các cụm du lịch để đánh thức tiềm năng du lịch mà thiên nhiên ưu đãi. Qua thực tế, các đoàn khảo sát đều nhận thấy 4 cụm du lịch này có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái rừng gắn với tắm suối nước nóng; khám phá hang động kỳ bí; trải nghiệm du lịch cộng đồng gắn với nhà sàn, ẩm thực, thổ cẩm; lữ hành quốc tế; khu vui chơi dưới nước...
Thông qua công tác khảo sát du lịch, các ngành chức năng đã góp phần tích cực vào việc thẩm tra Đề án “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, nhằm kích cầu du lịch nội địa, giới thiệu sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch thay thế, bổ sung giúp tăng cường thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với địa phương trong thời gian tới. Voi Mẹp là đỉnh núi cao nhất tỉnh Quảng Trị (1.739 m) có hệ thống các loại đá xâm nhập granit, granodiorit. Sự nâng cao địa hình theo chiều cao đã tạo ra hai vành đai thực vật theo nhiệt độ đó là vành đai nhiệt đới và vành đai á nhiệt đới.
Đặc trưng của cụm du lịch sinh thái rừng này là sự độc đáo của cảnh quan sinh thái phân dị theo đai cao với sự khác biệt giữa cảnh quan Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Trên đỉnh khối núi Voi Mẹp còn bảo tồn các bề mặt san bằng cao 1.400-1.600 m. Bề mặt có diện tích không rộng lắm, song có vỏ phong hóa dày. Sự bảo tồn các mảnh sót của mặt san bằng với vỏ phong hóa dày đặc đã tạo điều kiện cho việc hình thành các hồ nước tự nhiên tại đỉnh của khối núi này. Đây là nét độc đáo mà các điểm du lịch sinh thái trên cao tại Bạch Mã, Bà Nà không có được.
Trên sườn và đỉnh núi Voi Mẹp còn bảo tồn được lớp phủ rừng nguyên sinh khá đa dạng gồm các loài cây bụi, cỏ và dây leo, đặc biệt là rừng nguyên sinh rất có giá trị. Đây cũng là nơi lý tưởng cho việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái rừng. Khu vực thác nước Tà Puồng, động Tà Puồng và động Prai được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rừng bởi vẻ đẹp, sức hấp dẫn của hệ thống rừng núi, hang động, thác nước. Hệ sinh thái rừng, cảnh quan thiên nhiên ở đây vẫn còn giữ được nét hoang sơ phù hợp cho các dự án phát triển du lịch sinh thái khám phá, mạo hiểm.
![]() |
Đoàn công tác Ban Văn hóa-Xã hội, HĐND tỉnh khảo sát du lịch tại suối nước nóng KLu, huyện Đakrông |
Gần đây, có nhiều công ty, chuyên gia nước ngoài đến khảo sát đầu tư tại cụm du lịch này như: Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh; Công ty TNHH Le Mitchell (Quảng Bình). Qua khảo sát, các đơn vị, chuyên gia nhận định rằng đây là địa điểm rất thích hợp để triển khai loại hình du lịch tắm khoáng nóng thư giãn, chữa bệnh, thám hiểm, đi bộ xuyên rừng, tắm thác, khám phá hang động...
Từ đó mở ra cơ hội thu hút đầu tư phát triển cụm du lịch sinh thái rừng nơi đây. Khu du lịch cộng đồng ở bản KLu gắn với tắm suối nước nóng, khám phá thác nước, rừng nguyên sinh và trải nghiệm du lịch cộng đồng gắn với nhà sàn, ẩm thực, thổ cẩm; lữ hành quốc tế đã bước đầu thu hút được du khách. Tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa đáp ứng được kỳ vọng đề ra và thế mạnh vốn có. Trằm Trà Lộc (xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng) có diện tích mặt nước khoảng 10 ha, xung quanh là rừng nguyên sinh và thảm thực vật rộng 100 ha.
Trằm thuộc vùng tiếp giáp giữa đồi cát với đồng bằng ruộng trũng, đây là nơi hội tụ các mạch nước từ trong các cồn cát tiết ra, dẫn về theo vô số các lạch nhỏ tạo ra cảnh quan rất đẹp. Để bảo vệ thảm thực vật nguyên sinh người dân địa phương đã tự nguyện làm theo quy ước bất thành văn như: không một ai được chặt cây, đốn củi, đánh bắt cá bằng xung điện....Hiện nay, khu vực này đã được quy hoạch với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 10 triệu USD, bao gồm khu vui chơi giải trí, ngắm cảnh, dịch vụ du lịch và hạ tầng hiện đại; bảo vệ cảnh quan sinh thái quy mô 100 ha.
Rừng nguyên sinh Rú Lịnh có diện tích 170 ha (trong đó khoảng 100 ha còn rừng), là một khu rừng tự nhiên còn sót lại giữa đồng bằng. Khu rừng này nằm cách bờ biển 3 km, cách cầu Hiền Lương 6 km về phía Bắc và cách Cửa Tùng 6 km về phía Tây Bắc. Rừng có thảm thực vật phong phú với nguồn gốc chủ yếu từ khu hệ thực vật cổ á nhiệt đới. Hiện nay, rừng Rú Lịnh có trên 200 loài thực vật thuộc 72 họ; 73 loài động vật. Hiện nay, Công ty TNHH TMDV Du lịch Sông Hiền được cấp phép đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Rú Lịnh với hệ thống dịch vụ - lưu trú, vui chơi, giải trí khá đa dạng (khu đạp vịt, tàu lượn, đường hầm đất sét).
Đây sẽ là điểm đến thú vị cho du khách trong và ngoài tỉnh, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Với diện tích chỉ vào khoảng 2,3 km2 nhưng huyện đảo Cồn Cỏ có đến 3/4 diện tích là rừng nguyên sinh. Theo các tài liệu khoa học, đảo Cồn Cỏ hình thành từ quá trình vận động phun trào núi lửa, đảo có cấu tạo địa chất đa dạng khi vừa có đá bazan, vừa có đá san hô và cát. Đặc biệt, ở đây có khí hậu trong lành và hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng vẫn còn nguyên trạng.
Ngoài ra, Cồn Cỏ nằm trong khu vực biển có hệ tài nguyên đa dạng thuộc ngư trường Con Hổ, nơi có đến 113 loài san hô cứng, 56 loài rong biển, 46 loài động vật đất, 20 loài giáp xác, 68 loài động vật…Sự đan xen giữa rừng nguyên sinh, bãi biển, rạn san hô và cát giúp du khách có thể thoải mái lựa chọn các hoạt động du lịch sinh thái. Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã cho phép UBND huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với một số công ty như: Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị mở tuyến, tour du lịch ra đảo Cồn Cỏ.
Đầu tháng 8/2017, UBND tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức lễ ký biên bản bàn giao, tiếp nhận hệ thống điện trên đảo Cồn Cỏ để cung cấp nguồn điện liên tục 24/24 giờ nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của nhân dân. Đây cũng là một bước đầu tư nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng tiến đến kích cầu đầu tư phát triển du lịch về lâu dài trên đảo Cồn Cỏ.
Nhận xét về việc phát triển tiềm năng du lịch sinh thái rừng, đồng chí Nguyễn Huy Hùng, Phó Giám đốc phụ trách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Hiện nay bên cạnh các loại hình du lịch như văn hóa-tâm linh, lịch sử-cách mạng, nghỉ dưỡng biển, biên mậu và thương mại-dịch vụ thì Quảng Trị còn có thế mạnh về du lịch sinh thái rừng. Thời gian qua, chúng tôi đã cùng các cấp, ngành tiến hành khảo sát du lịch tại nhiều nơi trên địa bàn, trong đó có loại hình du lịch sinh thái rừng. Qua khảo sát, chúng tôi cũng đã mạnh dạn tham mưu, đề xuất lên các cấp để xây dựng đề án phát triển du lịch đến năm 2030, đồng thời kêu gọi đầu tư nhằm phát huy hiệu quả của những tiềm năng du lịch này trong tương lai gần”.
Nhơn Bốn
Du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang là xu hướng mới được giới trẻ quan tâm, trải nghiệm. Với tiềm năng, lợi ...
Với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, cùng hệ sinh thái rừng và biển đẹp, đa dạng, huyện đảo Cồn Cỏ đang tập trung khai thác lợi thế để phát ...
Nằm ở khu vực Trung Trường Sơn về phía Tây tỉnh Quảng Trị, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa nổi bật với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ sinh thái ...
Đẩy mạnh phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với hệ thống di tích lịch sử-văn hóa và sản phẩm ...
Nhằm khai thác thế mạnh của rừng trong phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông đã thực hiện hiệu ...
Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, huyện Vĩnh Linh đã ban hành Đề án phát ...
Hôm nay 15/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị có văn bản đề nghị UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao Ban Quản lý Rừng đặc dụng tỉnh phối hợp với Công ...
QTO - Ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương đã thôi thúc anh Hoàng Minh Tòng, thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học...
QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...
(QT) - Địa đạo Vịnh Mốc và làng hầm Vĩnh Linh là hệ thống các công trình kiến trúc kỳ vĩ mang đậm chất lũy thép Vĩnh Linh, được ví như những “lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng...
(QT) - Sau thời gian trồng thử nghiệm 2 ha cây nghệ để làm nguyên liệu sản xuất tinh bột nghệ theo hướng canh tác tự nhiên, sử dụng hoàn toàn phân chuồng hữu cơ, tuân thủ quy...
(QT) - Qua hơn 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Cam Lộ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số tiêu chí bình quân toàn huyện đạt...
(QT) - Vụ hè thu năm nay, sâu bệnh hại lúa bùng phát bất thường. Thời điểm này nông dân nhiều địa phương đang tích cực trừ diệt rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen trên cây lúa...
(QT) - Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung, hiệu quả thấp sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, tăng...
(QT) - Phong trào trồng rừng trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Đakrông phát triển khá mạnh mẽ. Bình quân mỗi năm, toàn huyện Đakrông trồng được khoảng 800 ha rừng....