Cập nhật: Thứ 6, 04/06/2010 | 02:00 GMT+7

Đằng xay - Thuốc trị cảm

(SK&ĐS) -

Cây đằng xay.
Cây đằng xay thường gọi là cây cối xay, hay còn gọi nhĩ hương thảo, giăng xay, quýnh ma, kim hoa thảo, ma mảnh thảo, ma bản thảo giàng xay, co tó ép (Thái), phao tôn (Tày)..., tên khoa học Abutilon indicum L. hay Sida indica L. thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae). Là loại cây thấy mọc hoang khắp các tỉnh đồng bằng và Trung bộ trên các đồi núi thấp, cây ưa ẩm, ưa ánh sáng, hơi chịu bóng. Mùa ra hoa vào tháng 2 - 3, mùa quả tháng 4 - 6 hằng năm.

Theo Đông y đằng xay có vị ngọt, tính mát, có công hiệu giảm đau do cảm gió, thanh huyết nhiệt, giải độc lọc máu, khai khiếu, hoạt huyết, chữa mụn nhọt, thông tiểu tiện, chữa sốt, chữa tiểu đỏ... Liều dùng trung bình cho dạng thuốc sắc là 4 - 6g. Lấy lá tươi giã nhỏ đắp mụn nhọt không kể liều lượng.

Theo tài liệu Ấn Độ, đằng xay được sử dụng làm giảm đau, kích thích tình dục, nhuận tràng, lợi tiểu, dùng lá để trị bệnh về phổi và làm thuốc an thần. Vỏ cây có chất làm se và lợi tiểu, hạt có tác dụng nhuận tràng và làm bớt đau. Toàn cây có tác dụng nhuận tràng, tăng lực, chống viêm... Hoa được sử dụng để làm tăng tinh dịch ở nam giới.

Để cùng tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu vài phương thuốc tiêu biểu trị bệnh từ cây đằng xay.

Chữa cảm sốt (kể cả đau đầu, ù tai, bí tiểu tiện), bạch đới: Rễ hoặc lá cây đằng xay 4 - 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Chữa mụn nhọt, rắn cắn: Dùng lá tươi và hạt cây đằng xay từ 8 - 12g, giã nhỏ, thêm nước vắt lấy nước cốt uống (dùng trị cả lỵ), bã đắp lên mụn nhọt hoặc nơi vết rắn cắn.

Chữa vàng da hậu sản: Lá đằng xay 12 - 16g, nhân trần 15g, sắc lấy nước uống thay nước trong ngày. Cần uống 5 - 7 ngày liền.

Làm tăng lượng tinh dịch: Hoa đằng xay 15 - 20g, sắc hãm lấy nước uống hằng ngày (theo tài liệu của Ấn Độ).

Làm thông sữa, nhuận tràng (chữa phụ nữ tắc sữa, thiếu sữa, bệnh đường niệu, ung nhọt): Dùng đông quỳ tử 10 - 15g, sắc uống, ngày 1 thang; (đông quỳ tử tức là hạt già đã chế biến khô của cây cối xay của Trung Quốc, còn gọi là cây thương ma tên khoa học Abutilon avicenae Gaertn, họ bông Malvaceae, có vị ngọt, tính hàn, đi vào kinh đại tràng và tiểu tràng có công năng lợi tiểu, thông sữa, nhuận tràng).

BS. Hoàng Xuân Đại



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

K8 - Hành trình của niềm tin và khát vọng
04:07 13/03/2023

Cách đây 56 năm, có một hành trình của hơn 30.000 học sinh Quảng Trị dưới mưa bom bão đạn. Hành trình ấy được gọi là K8. Các nhà văn Ấn Độ cho rằng K8 là cuộc ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Mật ong với sức khỏe và đời sống

Mật ong với sức khỏe và đời sống
18:57 03/06/2010

(SK&ĐS) - Kinh nghiệm từ hàng ngàn năm, từ khi có con người và có loài ong sống chung hòa bình với nhau, mật ong đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc, tham gia vào...

Bài giải môn Hóa học

Bài giải môn Hóa học
05:03 03/06/2010

(TPO) - Chiều 2 - 6, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT làm bài môn Hóa học. Tiến sĩ Phạm Trần Nguyên Nguyên, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh gợi ý bài...

34 thí sinh bị đình chỉ thi tốt nghiệp

34 thí sinh bị đình chỉ thi tốt nghiệp
05:02 03/06/2010

(TPO) - Theo báo cáo nhanh của Bộ GD&ĐT, kết thúc ngày thi đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT, 34 thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế, trong đó, 16 học sinh ở giáo...

Môn Địa: Đề dễ thở nhưng khó có điểm cao

Môn Địa: Đề dễ thở nhưng khó có điểm cao
05:01 03/06/2010

(TTO) - Đúng như mong muốn của thí sinh, đề thi môn Địa lý THPT là một đề thi không khó, nhiều kiến thức vận dụng trong Atlat Địa lý thí sinh được phép mang vào phòng thi. Đề...

POWERED BY
Việt Long