
{title}
{publish}
{head}
(SK&ĐS) - Trong y học cổ truyền ai cũng biết đến Tứ vật thang, một bài thuốc rất đơn giản chỉ gồm 4 vị: thục địa, đương quy, bạch thược và xuyên khung, nhưng lại là một phương thang "bổ huyết điều huyết" kinh điển hết sức cơ bản và trọng yếu, được các thầy thuốc y học cổ truyền sử dụng thường xuyên trong trị bệnh.
Nhưng cũng từ xa xưa giới chuyên ngành đông y, đông dược đã lưu truyền câu ngạn ngữ: "Nhất vị đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang" (một vị đan sâm cũng có tác dụng ngang với cả bài thuốc Tứ vật).
Đan sâm (Radix Salviae multiorrhizae) thực chất là rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge. "đan" là đỏ, vì rễ cây này trông giống sâm mà lại có màu đỏ nên gọi là đan sâm. Theo y thư cổ, đan sâm vị đắng tính hơi lạnh, vào được hai kinh tâm và can, có công dụng hoạt huyết khứ ứ, tiêu thũng chỉ thống, lương huyết dưỡng huyết và an thần; thường được dùng để chữa các chứng bệnh của đông y do huyết ứ gây nên.
Trên cơ sở nghiên cứu dược lý này, người ta đã dùng đan sâm và các chế phẩm của nó để điều trị khá nhiều bệnh theo y học hiện đại như viêm gan, viêm thận cấp và mạn tính, hen phế quản, viêm thần kinh ngoại vi do đái đường, đau dây thần kinh tam thoa, đau đầu do mạch máu, ù tai do nguyên nhân thần kinh, mụn nhọt... và đặc biệt là các bệnh lý tim mạch như thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành, xuất huyết võng mạc, viêm động tĩnh mạch...
Trong đông y ngoài việc dùng đan sâm đơn thuần hoặc phối hợp với các vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc, viên hoàn hoặc bột thuốc theo lối cổ truyền, người ta còn ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất và đưa vào sử dụng đan sâm với hình thức dịch tiêm truyền, viên nén, viên nang, trà tan... Tuy nhiên, các dạng thuốc này đều khá phức tạp, khó chế, khó dùng và đắt tiền, chưa thích hợp với điều kiện kinh tế hiện nay và yêu cầu của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Bởi vậy, việc chọn dùng đan sâm dưới một dạng thuốc tương đối dân dã, dễ chế, dễ dùng và rẻ tiền mà vẫn giữ được tác dụng ở một mức độ đáng kể là điều hết sức cần thiết.
Đan sâm ẩm, một loại trà dược được ghi trong sách Trung Quốc dược thiện học, có lẽ đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu này. Cách chế và cách dùng cụ thể như sau:
Đan sâm 6 g rửa sạch, thái mỏng rồi hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong một ngày. Chú ý chọn loại to chắc, khô, mềm, sắc ngoài đỏ tía, sắc trong vàng thâm mịn, không có xơ và không có rễ con là tốt. Nên dùng loại trà dược này với mục đích dự phòng tích cực, điều trị hỗ trợ hoặc điều trị duy trì cho những bệnh đã nêu ở trên. Khi uống, nếu bị đi lỏng thì có thể sao qua đan sâm trước khi dùng hoặc cho thêm vào ấm trà vài lát gừng tươi. Riêng đối với bệnh lý động mạch vành tim, để nâng cao hiệu quả trị liệu có thể phối hợp đan sâm với một số vị thuốc hoạt huyết khác như đàn hương, tam thất, hồng hoa, nguyệt lý hoa... Ví dụ: đan sâm 15g, tam thất 100g, hai thứ tán vụn, mỗi ngày dùng 10g, bọc trong túi vải , hãm uống thay trà hoặc đan sâm 9g, trà búp 3g, hai thứ tán vụn hãm uống thay trà trong ngày. Cũng cần lưu ý là đan sâm ẩm không được dùng cho phụ nữ có thai và những người không có có hội chứng huyết ứ.
Khánh Hiển
Cây dược liệu đóng vai trò quan trọng, là thành phần tạo ra các bài thuốc hữu hiệu trong đông y. Những năm qua, việc đẩy mạnh trồng cây dược liệu trên địa bàn ...
Với kinh nghiệm, kỹ năng, sự am hiểu về y học cổ truyền cùng phương thuốc gia truyền từ nhiều đời để lại, hơn 30 năm qua, ông Lê Văn Sơn (59 tuổi), ở thôn Thủy ...
Tính đến tháng 12/2023, toàn tỉnh có trên 31.000 người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng các dạng khuyết tật vận động, khó khăn về nhìn và nghe ...
QTO - Giữa làng quê yên ả của xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hơn 5 năm qua, có một hành trình lặng lẽ nhưng không kém phần kỳ diệu mang tên...
QTO - Với mục tiêu xây dựng xã hội học tập (XHHT) điển hình ở miền núi, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã chú trọng đến công tác khuyến học, khuyến tài,...
(SK&ĐS) - Hiện nay, người dân ở nhiều địa phương lân cận đang đổ xô đi săn lùng cây thuốc bạc thau đá tại vùng núi Sập (Thoại Sơn - An Giang) xem đó là thần dược chữa bách...
(SK&ĐS) - Những năm gần đây xuất hiện nhiều đồn đại liên quan đến tinh trùng (tinh binh), trong số đó có cả lời đồn rằng thuốc lá có bạc hà và một số đồ uống ngọt giải khát...
(TPO) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ký quyết định giao chỉ tiêu năm học 2010 - 2011 với gần 84.000 chỉ tiêu vào lớp 10 các trường công lập và ngoài công lập, trung tâm...
(GD&TĐ) - Sáng 29/4, Bộ GD&ĐT, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Quỹ hỗ trợ & đào tạo Fuyo đã trao 80 suất học bổng, mỗi suất trị giá 250 USD cho sinh viên xuất sắc các...
(GD&TĐ) - Sáng 29-4, tại UBND xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, thứ trưởng thường trực Phạm Vũ Luận đã có buổi kiểm tra và làm việc với lãnh đạo địa phương về...
(GD&TĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định dự toán kinh phí hơn 11,5 tỷ đồng ngân sách để thực hiện Đề án “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”,...