Cập nhật: Thứ 7, 04/10/2008 | 09:01 GMT+7

Dân chủ trực tiếp trong bầu cử - một tín hiệu tăng cường dân chủ cơ sở

Dân chủ trực tiếp không phải là hiện tượng hay một phát kiến gì hoàn toàn mới mẻ. Nhưng hình thức dân chủ trực tiếp là bầu cử trực tiếp, là việc định đoạt các vị trí quan trọng qua thảo luận công khai, trưng cầu dân ý trở thành một thể chế và hoàn thiện với tất cả những điều luật, những lý lẽ chặt chẽ của nó. Đây là một vấn đề mới nhưng trên một nền tảng pháp lý không mới. Người dân trực tiếp bầu lãnh đạo là việc đã được đề cập đến trong Hiến pháp năm 1946. Hiện nay, người dân cũng đang được thực hiện quyền bầu cử, nhưng là bầu cử gián tiếp, chẳng hạn người dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội để đại biểu Quốc hội bầu Chính phủ. Trong phiên họp ngày 11/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã bàn về Đề án thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường và bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã. Với việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, Thủ tướng nói cần xác định rõ phương án chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, quận, phường cho HĐND, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, quận, phường và những nhiệm vụ trùng lặp, trung gian để chấm dứt thực hiện. Đề án thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường và thí điểm nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã có ý nghĩa quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước. Như vậy, với việc thí điểm Đề án, điểm mới ở đây là lần đầu tiên, chúng ta thực hiện bầu cử trực tiếp. Bầu cử trực tiếp là một việc rất có ý nghĩa vì nó cụ thể hoá một chủ trương đã được đưa vào Pháp lệnh dân chủ cơ sở là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đây cũng là phương thức phù hợp xu thế chung của thời đại. Bởi lẽ, trong bối cảnh mới, người đứng đầu một cộng đồng có vai trò rất quan trọng. Xã hội vận động thay đổi ngày càng nhanh với nhiều tình huống phức tạp, khó dự đoán, người thủ lĩnh cần có khả năng phản ứng tức thời, tức là cần có trí tuệ. Đồng thời, người thủ lĩnh cũng cần có đạo đức và các yêu cầu khác nữa là lá phiếu của người dân sẽ quyết định chuyện đó. Mặt khác, trong xã hội ngày nay, giành được sự đồng thuận của cộng đồng là rất quan trọng và việc bầu cử trực tiếp sẽ thể hiện điều này. Khi đó, người trúng cử chỉ cần đạt được 70% đã là lý tưởng, không cần và cũng không thể có đến 90% như bây giờ. Ý nghĩa cao cả nhất sẽ là sự thắng lợi của chính quyền cũng là sự tín nhiệm của người dân, tức là quan hệ mang màu sắc chính trị sẽ trở thành quan hệ dân sự. Để Đề án sớm đi vào thực tiễn, quan trọng nhất hiện nay là Nhà nước phải có niềm tin ở đa số nhân dân. Cần thấy được rằng nếu thí điểm chắc chắn sẽ thành công và đây là tín hiệu mới trên tiến trình dân chủ hoá. Vấn đề là ở nước ta hiện nay, mọi thứ sẽ được tiến hành từ có lộ trình. Khó khăn nhất hiện nay là đẩy nhanh khâu thí điểm để triển khai trên diện rộng. Khi đã triển khai được trên diện rộng rồi, từ trực tiếp bầu Chủ tịch xã đến trực tiếp bầu Chủ tịch huyện sẽ đơn giản hơn. Với tình hình hiện nay, việc thí điểm cũng không khó khăn lớn vì xã hội chúng ta, đặc biệt là nhân dân tương đối thuần nhất, không có xung đột, trình độ dân trí tương đối đồng đều và họ cũng rất quan tâm đến chính quyền và hệ thống cơ quan hành chính. Qua thực tế, chuyện bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND trong các kỳ bầu cử vừa qua thể hiện điều này. Trong hoàn cảnh đó, bầu cử trực tiếp sẽ có nhiều cái lợi, sẽ dần dần lôi cuốn sự tham gia của người dân vào công việc chung của cộng đồng. Quan trọng nhất vẫn là quyết tâm cải cách và thúc đẩy cải cách từ lãnh đạo cấp cao đến lãnh đạo cơ sở. Dân chủ trực tiếp là tiếng nói của người dân có giá trị quyết định trong việc xây dựng chính sách, lựa chọn cách lãnh đạo. Như vậy, với thí điểm Đề án, trong đó có bầu cử trực tiếp Chủ tịch UBND xã, đó là xu hướng tất yếu và trở thành phổ biến chung, hiện nay thế giới đã thực hiện. Nhằm tăng cường dân chủ ở cơ sở, bầu cử trực tiếp Chủ tịch UBND xã là một hình thức của hoạt động đó. Dân chủ trực tiếp là bản chất của xã hội công dân và của bộ máy Nhà nước quản lý xã hội công dân. Do đó, vấn đề không chỉ là nhận thức mà quan trọng hơn nữa là dân chủ phải được thiết chế hóa thành các bộ luật, điều luật, cơ chế hoạt động, hình thức biểu đạt và các tổ chức phụ trợ nhằm bảo đảm an toàn cho bộ máy dân chủ vận hành tối ưu và các cá nhân sống trong hệ thống dân sự đó phát huy quyền sáng tạo công dân của mình. Có như vậy việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được phát huy có hiệu quả và thực chất. Nguyễn Quốc Thanh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hoàn thành đại hội công đoàn cơ sở
09:57 05/06/2023

Thông tin từ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh cho biết, LĐLĐ tỉnh hiện quản lý 1.059 CĐCS trực thuộc 14 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Dưới sự lãnh đạo, chỉ ...

Xử lý nghiêm gian lận trong kinh doanh xăng dầu

Xử lý nghiêm gian lận trong kinh doanh xăng dầu
02:12 15/09/2008

Cách đây chưa lâu, trong tháng 8/2008, Chi cục quản lý thị trường Quảng Trị đã quyết định xử phạt hành chính đối với cửa hàng xăng dầu Dòng Hiền đóng tại 52- Lý Thường Kiệt,...

Thời tiết

21°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long