Đại hội Thi đua yêu nước, ngày hội lớn của nhân dân và cán bộ toàn tỉnh Quảng Trị
(QT) - Ngày 3/ 6/ 2014, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 13/HĐTĐKT- VI về tổ chức Đại hội Thi đua và Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 4343/KH –UBND ngày 4/12/2014 về tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ IV; Kế hoạch số 1307/KH - UBND ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh về tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Quảng Tr ịlần thứ IV.
.jpg) |
Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2010- 2015 |
Thi đua yêu nước đã trở thành truyền thống quý báu, là nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Phát huy truyền thống đó, thời gian qua, khắp nơi trên quê hương Quảng Trị, từ các xã, phường, thị trấn đến các sở, ngành, đoàn thể, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến cấp cơ sở, tuyên dương hàng ngàn tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, là những bông hoa trong vườn hoa nghìn việc tốt của tỉnh. Đến nay đã có khoảng 75% các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến hướng đến chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Quảng Trị lần thứ IV. Theo Kế hoạch, Đại hội Đại hội thi đua yêu nước cấp tỉnh sẽ diễn ra vào tháng 9/2015, chào mừng Quốc khánh 2/9 và Cách mạng Tháng Tám. Trong niềm vui, tự hào phấn khởi, đông đảo các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua lập nhiều thành tích cao nhất để chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần IX, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ IV là đại hội của tinh thần “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong 5 năm (2010 - 2015), đề ra nhiệm vụ công tác thi đua giai đoạn 2015 - 2020; biểu dương khen ngợi các tập thể, các cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua, các gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới đại diện cho các địa phương, các ngành, các lĩnh vực, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế... Qua đó, tiếp tục khơi dậy, cổ vũ sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, tạo động lực mới cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương Quảng Trị giàu mạnh. Đại hội dự kiến sẽ có 150 đại biểu khách mời và 350 đại biểu là các tập thể, cá nhân xuất sắc nhất trên các lĩnh vực hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong 5 năm qua được các cấp, các ngành tôn vinh khen thưởng và được cộng đồng dân cư bình chọn suy tôn. Theo số liệu thống kê, từ năm 2010 - 2015, Đảng và Nhà nước đã quyết định khen thưởng hàng trăm huân, huy chương, danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Anh hùng Lao động, bằng khen các loại... Từ tỉnh đến cơ sở đều thành lập và ổn định bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng để có những hình thức thi đua, danh hiệu phù hợp, gắn phong trào thi đua với công tác khen thưởng. Điều này chứng minh rằng, trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phong trào thi đua yêu nước luôn là động lực quan trọng được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng, thực sự là nguồn cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường của nhân dân và cán bộ toàn tỉnh, tạo mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện ý chí, khối đại đoàn kết dân tộc, vững bước trên con đường đổi mới và phát triển. 5 năm qua, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm có tính đột phá nhằm góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh, chủ động hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng- an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nội dung phong trào thi đua yêu nước đã có tác động tích cực góp phần nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sạch vững mạnh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, giải quyết có hiệu quả vấn đề xã hội bức xúc, tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm số hộ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Các phong trào thi đua không chỉ thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển một cách đồng đều với nhịp độ tăng trưởng ngày càng cao, mà kết quả của phong trào đã có tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đúng với định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra. Đại hội Thi đua yêu nước lần này cũng là dịp để thẳng thắn nhìn nhận một số hạn chế trong công tác thi đua khen thưởng thời gian qua, đó là: Phong trào thi đua phát triển tích cực, rộng khắp nhưng chưa toàn diện, có nơi còn hình thức, hiệu quả, tác dụng ảnh hưởng của phong trào thi đua chưa được lan tỏa toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; công tác chỉ đạo kịp thời, thường xuyên nhưng thiếu đồng bộ và kiên quyết; công tác sơ kết, tổng kết phong trào ở một số đơn vị, địa phương, khối thi đua chưa được coi trọng đúng mức; việc phát hiện nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến có khi chưa kịp thời... Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng, thì nơi đó phong trào thi đua khen thưởng phát triển tốt. Ngược lại, nơi nào ít quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng, thì nơi đó phong trào thi đua khen thưởng phát triển thiếu đồng đều... Thời gian từ nay đến kỳ Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ IV không còn nhiều và còn rất nhiều việc cần làm. Để tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV thành công, góp phần đưa phong trào thi đua yêu nước tiếp tục phát triển, thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là ngày hội lớn của nhân dân và cán bộ toàn tỉnh, theo chúng tôi, cần tập trung vào một số nhiệm vụ quan trọng sau: Tiếp tục triển khai và thực hiện Chỉ thị 34/CT - TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 26 - CT/TU của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Tham gia triển khai tuyên truyền Luật Thi đua- Khen thưởng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua- Khen thưởng năm 2013; Nghị định số 65/ NĐ - CP ngày 1/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng; các văn bản khác của Trung ương, của tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò và tác dụng, động lực to lớn của thi đua, khen thưởng đối với đời sống xã hội để các cấp, các ngành thấy rõ trách nhiệm và sự cần thiết phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua với tinh thần: “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”. Chỉ đạo đổi mới phương pháp sinh hoạt của các khối thi đua; các địa phương, đơn vị cần tổ chức tổng kết kịp thời công tác thi đua, khen thưởng tại đơn vị, địa phương; tổ chức ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua, phát động phong trào thi đua với tinh thần năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hướng vào thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và nhiệm vụ chính trị từng địa phương, đơn vị, phấn đấu tập thể, cá nhân nào cũng tham gia thi đua để ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi và nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Mục tiêu thi đua là: “Tập thể hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Tổ chức bồi dưỡng và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo thực hiện đồng bộ ở cả 4 khâu: “Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến” với nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải tiến công tác quản lý, cải tiến lề lối làm việc đảm bảo minh bạch và hiệu quả. Tổ chức các đợt thi đua chuyên đề, từng đợt và đột xuất, vừa tạo điểm nhấn của phong trào thi đua, vừa tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, cốt lõi đang đặt ra của địa phương, đơn vị để góp phần phát triển kinh tế, ổn định quốc phòng - an ninh và đảm bảo an sinh xã hội. Thi đua chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và cơ quan làm việc, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự và thực hiện tốt văn hóa giao thông. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành đảm bảo đủ năng lực tham mưu, tư vấn và tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua; làm tốt công tác khen thưởng. Nâng cao vai trò trách nhiệm và xây dựng tiêu chí hoạ t động của các khối thi đua, xem khối thi đua là nơi trao đổi, học tập kinh nghiệm cách làm hay, hiệu quả để cùng nhau phấn đấu, tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc để phong trào thi đua và công tác khen thưởng hoạt động tốt, hiệu quả cao. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng cả về nội dung, hình thức; cải tiến thủ tục quy trình khen thưởng, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời, bảo đảm tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng theo tinh thần: “Khen thưởng đúng tập thể, cá nhân, đúng việc, đúng thành tích và đúng thời gian quy định”. Tổ chức tốt việc khen thưởng theo chuyên đề và khen đột xuất nhằm biểu dương kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc. Phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể, các ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và chương trình phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực: Tam nông “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”; phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các doanh nghiệp, doanh nhân; trong hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; trong hội viên, đoàn viên, thanh niên, lực lượng vũ trang, các đoàn thể. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đặc biệt, tiếp tục chỉ đạo hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ IV; thông tin tuyên truyền phổ biến sâu rộng về ý nghĩa, tầm quan trọng đại hội thi đua yêu nước trong cộng đồng xã hội; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện việc tổ chức đại hội thi đua; lựa chọn, bình xét các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc tiêu biểu để khen thưởng; nâng cao tính nhân văn của công tác thi đua trong đời sống xã hội. Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mọi người đối với phong trào thi đua chung của tỉnh, để mỗi người cảm thấy thi đua là tự nguyện, là trách nhiệm cùng cộng đồng xã hội thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Bài, ảnh: TRẦN THẮNG BÌNH