Cập nhật:  GMT+7

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng điều hành phiên thảo luận tổ về chính sách hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Hôm nay 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị điều hành phiên thảo luận tổ.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng điều hành phiên thảo luận tổ về chính sách hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh điều hành phiên thảo luận tổ - Ảnh: TT

Đặt vấn đề tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng đã nhấn mạnh: Thông qua trích yếu của dự thảo Nghị quyết Thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thể hiện nghị quyết chỉ mới tập trung vào việc tháo gỡ các vướng mắc, nghĩa là chỉ mới giải quyết được vấn đề trước mắt.

Trong khi đó, việc tạo ra một hành lang pháp lý để thúc đẩy sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cũng là vấn đề quan trọng và mang tính bền vững.

Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, bổ sung, điều chỉnh trích yếu của dự thảo Nghị quyết thành Thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Liên quan đến quy định tại Điều 2 về đối tượng áp dụng có quy định “Nghị quyết này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan”, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là thành tựu và là cuộc cách mạng mạnh mẽ mang tính toàn cầu, vì vậy cần xem xét đối tượng chỉ áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam hay mở rộng thêm đối tượng ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có mối quan hệ hợp tác, phát triển với Việt Nam.

Đây là hành lang pháp lý quan trọng trong việc đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, bổ sung nhóm cơ chế chính sách nhằm khuyến khích thu hút, hợp tác quốc tế, hỗ trợ, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tại khoản 1, Điều 18 về Điều khoản thi hành quy định “Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày... tháng 2 năm 2025 và hết hiệu lực khi Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có hiệu lực thi hành hoặc hết thời gian thí điểm quy định tại Nghị quyết này”, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, đánh giá lại về thời gian có hiệu lực của nghị quyết cho phù hợp, vì thời gian thí điểm của nghị quyết theo quy định và việc Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể sẽ có hiệu lực thi hành vào các thời điểm khác nhau sẽ dẫn đến những hạn chế cho các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện sau này.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng điều hành phiên thảo luận tổ về chính sách hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị tham gia thảo luận - Ảnh: TT

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Hữu Đàn, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị cho rằng: Trong thời gian qua, việc triển khai thi hành pháp luật về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, thực tiễn vẫn tồn tại một số nội dung chưa phù hợp với yêu cầu như: (i) vướng mắc liên quan đến tính tự chủ của tổ chức khoa học công nghệ công lập; (ii) chưa có quy định cho phép viên chức, viên chức quản lý tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu; (iii) cơ chế tài chính liên quan đến cấp kinh phí ngân sách nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ còn phức tạp...Do vậy, việc ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là hết sức cần thiết.

Góp ý cụ thể, đại biểu Nguyễn Hữu Đàn đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy định tại Điều 6 của dự thảo như sau: “Tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp để xảy ra thiệt hại cho nhà nước trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nếu tổ chức, cá nhân đó đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về nghiên cứu khoa học và đảm bảo đúng theo mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đã đề ra”.

Việc bổ sung điều kiện về “đảm bảo đúng theo mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đã đề ra” sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro trong nghiên cứu và lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động nghiên cứu này.

Liên quan đến quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12 về “Phát triển công nghệ chiến lược” quy định về điều kiện được xem là công nghệ chiến lược khi “tạo đột phá trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, trong khi đó tại điểm b, khoản 2 của điều này có nêu sản phẩm công nghệ chiến lược là sản phẩm công nghệ cao khi đáp ứng điều kiện “Hỗ trợ đạt được các mục tiêu chiến lược về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao”.

Do đó, để đảm bảo tính thống nhất về điều kiện đáp ứng của công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét, bổ sung quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12 như sau: “Tạo đột phá trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề nổi cộm, phức tạp trong đời sống xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.

Kết thúc buổi thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng, Tổ trưởng tổ thảo luận đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến của các ĐBQH.

Trường Sơn – Thanh Tuân – Cẩm Nhung

Tin liên quan:
  • Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng điều hành phiên thảo luận tổ về chính sách hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
    Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng tham gia thảo luận tại tổ về ...

    Hôm nay 30/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tham gia thảo luận tổ.

  • Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng điều hành phiên thảo luận tổ về chính sách hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
    Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã ...

    Sáng nay 1/11, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường tiếp tục thảo luận các nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023, dự kiến kế hoạch năm 2024; Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021-2025, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; Báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng; Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.


Trường Sơn – Thanh Tuân – Cẩm Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long