Cập nhật: Thứ 6, 10/01/2014 | 07:53 GMT+7

Đa dạng hóa mô hình phát triển kinh tế ở Cam Lộ

(QT) - Qua 5 năm thực hiện “Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo chính đáng” (2008- 2013), nhiều mô hình điểm chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh mới của nông dân ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị) được quan tâm xây dựng và phát triển khá toàn diện. Qua đó, tiềm năng, thế mạnh của địa phương được khai thác có hiệu quả, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Để giúp hội viên và nông dân ở huyện giảm nghèo bền vững, xây dựng kinh tế gia đình phát triển, những năm qua, các cấp Hội Nông dân ở Cam Lộ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nông dân thực hiện phong trào thi đua sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thành lập các câu lạc bộ (CLB) khuyến nông, CLB hồ tiêu, các tổ hợp tác, các nhóm sở thích…Bên cạnh đó, tạo điều kiện tìm các biện pháp giúp đỡ, tư vấn hội viên xây dựng các dự án, tìm nguồn vốn hỗ trợ đầu tư các mô hình; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức lớp dạy nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản cho người dân. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được đông đảo hội viên tham gia tích cực, từ đó năng suất và hiệu quả cây trồng, vật nuôi tăng lên rõ rệt.

Mô hình trồng tiêu trên trụ gạch xây ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ

Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện cũng đã phân công cán bộ theo dõi và trực tiếp chỉ đạo các mô hình dự án ở các xã, thị trấn; tổ chức đăng ký và cấp giấy chứng nhận hộ sản xuất giỏi hàng năm; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện thành lập 32 tổ/963 hộ vay vốn; cùng với các dự án có tính khả thi cao huy động vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư cải tạo và phát triển các mô hình kinh tế. Chính nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, sự nỗ lực của các cấp Hội Nông dân và từ chính hội viên nông dân, đến nay, nhiều mô hình kinh tế có giá trị cao ở Cam Lộ được nhân rộng. Trồng cỏ chăn nuôi bò là một trong những mô hình do Hội Nông dân huyện chủ động triển khai thực hiện được đánh giá cao. Năm 2008, 100 hộ dân ở 9 xã, thị trấn thụ hưởng dự án Phần Lan được hỗ trợ giống cỏ VAO6 trồng trên 500 m 2 đất để chủ động thức ăn chăn nuôi bò, đặc biệt vào mùa mưa rét và cung cấp cỏ cho các hộ khác có chăn nuôi bò trên địa bàn. Với 1 sào cỏ VAO6 kết hợp thức ăn hỗn hợp, nhiều hộ đã chăn nuôi từ 1-2 con bò nhốt, mỗi năm có thu nhập từ 30-40 triệu đồng. Mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò dễ làm, thu hồi vốn nhanh và có lãi nên hiện đa số hộ chăn nuôi bò ở các xã, thị trấn đều áp dụng theo quy trình chăn nuôi này. Các hộ nông dân đã dành quỹ đất để trồng cỏ chăn nuôi bò như gia đình ông Phạm Luận, thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền chăn nuôi 3 con bò theo phương thức chăn nhốt, thu nhập 60-70 triệu đồng/ năm; gia đình ông Phạm Tạo, thôn Tân Phú, xã Cam Thành chăn nuôi 4 con bò mỗi năm thu nhập 80 triệu đồng; gia đình ông Nguyễn Ngọc Quyết, thôn Bích Giang, xã Cam Hiếu chuyên trồng cỏ vỗ béo bò, thu nhập có năm lên đến 100 triệu đồng… Nhằm đa dạng hóa vật nuôi, tạo thêm nghề mới, năm 2008 Hội Nông dân huyện phối hợp với Chương trình Phát triển nông thôn của tỉnh chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi nhím và vận động hội viên ở thôn Tân Phú, xã Cam Thành thực hiện mô hình. Sau 2 năm triển khai, 10 hộ tham gia chăn nuôi nhím có thu nhập bình quân mỗi năm trên 50 triệu đồng/hộ. Đến nay, mô hình này lan rộng một số hộ ở Cam Thủy, Cam Hiếu, thị trấn Cam Lộ. Các mô hình khác như: trồng nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm linh chi do Tổ chức Renew tài trợ với 121 hộ tại các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Tuyền, Cam Thành và thị trấn Cam Lộ tham gia cũng tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ có người bị tai nạn bom mìn; trồng rau an toàn ở thị trấn Cam Lộ, đặc biệt có những hộ trồng rau trái vụ, thời gian thu hoạch nhanh, phù hợp với những hộ ít vốn đã khai thác tốt tiềm năng đất đai, lợi thế của địa phương; chăn nuôi thỏ do Tổ chức Plan hỗ trợ năm 2005 được nhân rộng ở nhiều vùng khác nhau trong toàn huyện. Đây là mô hình đầu tư ít vốn, dễ áp dụng, thị trường tiêu thụ rộng, có lãi. Không chỉ nhờ sự giúp đỡ của hội và các chương trình, dự án hỗ trợ, một số hộ gia đình ở Cam Lộ đã tự xây dựng mô hình hiệu quả như nuôi bồ câu Pháp, nuôi lợn rừng, chăn nuôi lợn, gà an toàn sinh học, trồng thanh long ruột đỏ, sản xuất rượu dâu, trang trại chăn nuôi, liên kết nuôi lợn theo mô hình công nghiệp từ 1.000- 1.300 con cho một lứa, chăn nuôi rắn mối, ươm giống cây tràm… Để tận dụng tối đa phế phẩm hữu cơ trong nông nghiệp làm phân bón, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng độ màu mỡ cho đất và tạo thêm việc làm cho hội viên, năm 2008 Hội Nông dân huyện xây dựng dự án “Sản xuất phân vi sinh với chế phẩm sinh học” và được Chương trình Phát triển nông thôn chấp nhận. 30 hộ dân làm điểm ở các xã Cam Thành, Cam Nghĩa, Cam Chính được hướng dẫn kỹ thuật làm phân từ nguyên liệu phế thải hữu cơ nông nghiệp và triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ 40- 50 ngày sau khi ủ phân với chế phẩm EM, tổng số phân hữu cơ vi sinh các hộ này làm được 180 tấn, lãi khoảng 20,4 triệu đồng. Bên cạnh những mô hình chủ động triển khai thực hiện, Hội Nông dân huyện còn phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế khác. Điển hình như đề án phát triển cây cao su được nhiều hộ nông dân hưởng ứng. Hiện toàn huyện có 2.586,8 ha cao su, vượt 1.086,8 ha so với Nghị quyết của Huyện ủy Cam Lộ đề ra. Nhiều vùng chuyên canh đã được hình thành, thay thế cho những cây trồng kém hiệu quả. Nhờ trồng từ 3-4 ha cao su, có hộ thu nhập bình quân mỗi năm trên 100 triệu đồng. Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy Cam Lộ về nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc giai đoạn 2011-2015, hội đã phổ biến nội dung này về tận từng chi hội và hội viên nông dân. Qua thời gian triển khai thực hiện đề án, bà con nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa giống mới vào sản xuất đại trà thay dần các loại giống kém chất lượng. Đặc biệt, mô hình trồng lạc phủ nilon được nông dân áp dụng trên diện rộng đem lại năng suất từ 28-30 tạ/ha. Nhiều vùng trồng lạc đến nay được phục hồi như Quật Xá (Cam Thành), Ba Thung (Cam Tuyền), thị trấn Cam Lộ… Hưởng ứng đề án của UBND huyện về “Thí điểm phục hồi và phát triển vườn tiêu của huyện giai đoạn 2010-2015”, nhiều hộ nông dân ở Cam Thành, Cam Nghĩa, Cam Chính đã phá bỏ những vườn tiêu già cỗi, đầu tư trồng mới, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại vào trồng trọt; thành lập câu lạc bộ trồng tiêu. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình đã trồng vượt kế hoạch đề ra của huyện; đời sống ổn định và phát triển hơn so với trước đây… Ông Nguyễn Xuân Hoài, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lộ cho biết: “Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện phong trào thi đua sản xuất, các đề án phát triển kinh tế của huyện bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Nhờ vậy, nhiều hộ đã đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế bằng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao; xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, ngành nghề, dịch vụ hiệu quả; ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào chăn nuôi, sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Qua lao động, sản xuất, ngày càng có nhiều gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”. Bài, ảnh: NGỌC TRANG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Triển vọng Đồng Sơn

Triển vọng Đồng Sơn
10:05 tối qua

QTO - Tự hào là “thủ phủ” của TP. Đồng Hới (cũ) những năm kháng chiến chống Mỹ, qua những lần sáp nhập, nay phường Đồng Sơn được mở rộng quy mô về diện...

“Dệt” những mùa vàng

“Dệt” những mùa vàng
10:05 tối Thứ 3

QTO - Năng động với cơ chế mới và chú trọng đầu tư phát triển theo hướng bền vững, hiện đại giúp Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thống...

Đổi thay ở A Dơi

Đổi thay ở A Dơi
03:55 08/01/2014

(QT) - Lợi thế đất đai rộng lớn, màu mỡ cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh và huyện, vùng biên giới A Dơi, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Từ...

Đứng lên từ thất bại

Đứng lên từ thất bại
23:32 07/01/2014

(QT) - Bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư khu trang trại tổng hợp quy mô trên vùng cát để trồng trọt và chăn nuôi, tuy nhiên gặp thời điểm dịch tai xanh hoành hành đã khiến gần...

Cùng Đồng Tiến tiến ra đồng

Cùng Đồng Tiến tiến ra đồng
03:11 03/01/2014

(QT) - Hiện thời, bà con nông dân trong tỉnh đang chuẩn bị đồng ruộng để bước vào gieo sạ vụ đông xuân mới, nhưng ở xưởng cơ khí của Công ty TNHH xây dựng Đồng Tiến 1 ngay sát...

Tăng cường phòng, chống rét cho gia súc

Tăng cường phòng, chống rét cho gia súc
03:11 03/01/2014

(QT) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện nay, thời tiết lạnh kéo dài và nhiệt độ có lúc xuống thấp dưới 12oC, gây ra rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của đời sống...

POWERED BY
Việt Long