Cập nhật: Thứ 3, 15/03/2016 | 07:41 GMT+7

Cuộc sống mới ở thôn Tri

(QT) - Thôn Tri, xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) lâu nay được nhiều người gọi là thôn “4 không” vì không trường, không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cho đến thời điểm này là tròn 5 tháng, người dân thôn Tri di dời đến nơi ở mới cao ráo, nằm cạnh bên tuyến đường Cha Ly- Tri- Cuôi với hệ thống các công trình phúc lợi đã và đang triển khai hoàn thành. Mới đây, chúng tôi ngược ngàn tìm vào thôn Tri để ghi nhận về cuộc sống mới của bà con người đồng bào dân tộc Vân Kiều nơi đây. Khoảng 1 năm về trước, muốn đến thôn Tri thì chỉ có con đường duy nhất là men theo dòng chảy của sông Sê Băng Hiêng đầy trắc trở, gập ghềnh. Nhưng từ khi tuyến đường Cha Ly- Tri- Cuôi do Đoàn KT- QP 337 đầu tư san ủi hoàn thành, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Giờ đây, từ trung tâm xã Hướng Lập nếu chạy xe máy thì mất khoảng một tiếng đồng hồ là có thể đến được bản tái định cư thôn Tri.

Một góc bản tái định cư thôn Tri

Gặp chúng tôi trong lúc lợp mới mái tôn của nhà mình, ông Hồ Tùng (46 tuổi), trưởng thôn Tri cho hay: Giữa tháng 11/2015, 34 hộ dân với gần 200 nhân khẩu của thôn Tri di dời ra nơi ở mới cách bản cũ 2 km. Từ khi đến nơi ở mới cao ráo, nhà cửa dựng lên san sát bên nhau, bà con đều cảm thấy gần gũi, vui vẻ và rất phấn khởi. Trước đây, người dân thôn Tri sống rải rác dọc theo sông Sê Băng Hiêng nên mỗi mùa mưa bão đến, thôn Tri gần như biệt lập với bên ngoài. Cũng chính vì điều này nên cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn bởi không thể đi lại, giao thương được với bên ngoài khi mùa mưa đến. Từ sau khi nghe cán bộ huyện Hướng Hóa và Đoàn KT-QT 337 vận động, giải thích cặn kẽ những lợi ích, thuận lợi khi di dời ra nơi ở mới, cạnh bên tuyến đường Cha Ly- Tri- Cuôi, bà con đã hiểu ra và cùng nhau hưởng ứng, tự nguyện di dời. Trưởng thôn Hồ Tùng nhớ lại: “Lúc đầu nghe cán bộ đến tận nhà vận động di dời ra nơi ở mới, nhiều người dân cảm thấy rất lo lắng và e ngại, ngay cả bản thân tôi cũng vậy. Bởi trong suy nghĩ của nhiều người dân chúng tôi chỉ khi nào bản làng xảy ra dịch bệnh, mất mùa liên tiếp mới rời làng đi nơi khác. Còn bây giờ, nhà nào con cái cũng khỏe mạnh, lúa gạo cũng đủ ăn, không có cảnh đứt bữa thì sao lại dám rời bỏ làng cũ để đến đất mới lập làng? Nhưng sau nhiều hôm nghe cán bộ kiên trì giải thích rằng nơi ở cũ rất trũng thấp, vì thế cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi nước sông thường dâng cao chia cắt vào mùa mưa lũ; những khi ngập lụt đó bà con không thể đi đâu được mà trẻ con không thể đến trường học cái chữ để có tương lai sau này…, người dân chúng tôi đã hiểu ra, phải an cư mới lạc nghiệp”. Hôm chúng tôi tìm đến bản tái định cư thôn Tri, từ đằng xa nhìn cảnh những ngôi nhà sàn san sát nhau, hiện dần ra sau lớp sương mờ, bình yên và ấm áp. Hôm đó sau câu chuyện về bản mới, bản cũ cùng với trưởng thôn Tùng, chúng tôi ghé qua nhà già làng Hồ Văn Xung (80 tuổi) nằm ở giữa bản tái định cư thôn Tri. Già làng Hồ Văn Xung chính là người đầu tiên gương mẫu đứng ra tháo dỡ nhà cửa và vận động con cháu, bà con thôn Tri di dời đến nơi ở mới. Già Xung phấn khởi cho biết: “Cái tết vừa qua thôn Tri vui lắm, bởi vì khi chuyển đến sống nơi đây bà con thấy cao ráo, khá ổn định nên ai cũng thấy phấn chấn. Ở bản tái định mới này, có nước sạch sinh hoạt, có trường học cho các cháu tiểu học, mầm non, lại gần đường sá nên rất thuận lợi cho bà con đi lại, giao lưu với bên ngoài. Vì vậy chúng tôi cảm thấy rất yên tâm”. Niềm vui mừng của già Xung cũng là tâm trạng chung của người lớn, trẻ nhỏ ở bản tái định cư thôn Tri bấy lâu nay. Tuy nhiên bên cạnh niềm phấn khởi đó, già Xung cũng như người dân thôn Tri mong muốn rằng, thời gian tới cấp trên sẽ đầu tư hệ thống điện chiếu sáng cho bà con được tiếp cận với thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng người dân tham khảo, học hỏi thêm các mô hình phát triển sản xuất để vươn lên trong cuộc sống. Nói về bản tái định cư thôn Tri, đồng chí Võ Thanh, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết: “Tháng 11/2015, UBND huyện Hướng Hóa đã phối hợp với Đoàn KT- QP 337 tiến hành vận động, tuyên truyền đồng bào Vân Kiều thôn Tri trên tinh thần tự nguyện di dời về nơi ở mới. Qua nguồn vốn của Đoàn KT- QP 337, thời gian qua chúng tôi đã tiến hành san ủi, giải phóng mặt bằng để người dân có nơi làm nhà, đồng thời xây dựng các công trình phúc lợi như hệ thống đường liên thôn, bể chứa nước sạch sinh hoạt. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành khảo sát, triển khai kéo mạng lưới điện chiếu sáng và sử dụng máy móc cơ giới tập trung khai hoang đất trồng lúa nước để người dân ở bản tái định cư thôn Tri ổn định cuộc sống và có điều kiện sản xuất. Dự kiến vào tháng 5/2016 các công trình đang triển khai ở bản tái định cư thôn Tri sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng”. Mùa xuân đầu tiên về ở bản tái định cư thôn Tri, người dân đang tràn đầy hy vọng. Khi cuộc sống người dân thôn Tri đã ổn định thì sự thay da, đổi thịt sẽ đến trong một tương lai gần. Bài ảnh: ĐỨC NGHĨA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Niềm vui ở ngôi làng mới
13:31 23/08/2024

Sau một thời gian chuyển vào sinh sống ở khu dân cư Cuôi mới nằm ở khu vực trung tâm xã, hàng chục hộ gia đình ở các thôn, bản thường đối mặt với lũ quét, sạt ...

Để người dân tái định cư được… an cư
22:05 30/06/2023

Mấy trăm năm trước, đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều dưới chân núi Tà Bang phải thực hiện những nghi lễ quan trọng để chọn đất, lập làng, cùng nhau sinh sống ...

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn
11 giờ trước

QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...

Dịch vụ tắm heo và những vấn đề đặt ra

Dịch vụ tắm heo và những vấn đề đặt ra
17:05 13/03/2016

(QT) - Những năm gần đây, dịch vụ rửa xe, tắm heo ở huyện Gio Linh (Quảng Trị) nở rộ và phát triển mạnh. Mặc dù đây là nghề mới, đem lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình...

Triệu Phong xây dựng cánh đồng mẫu lớn

Triệu Phong xây dựng cánh đồng mẫu lớn
17:03 13/03/2016

(QT) - Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã tập trung chỉ đạo các địa...

Phát triển cây màu trên vùng cát Vĩnh Thái

Phát triển cây màu trên vùng cát Vĩnh Thái
17:03 13/03/2016

(QT) - Đối với một xã bãi ngang ven biển, việc tìm ra cây trồng phù hợp để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân không hề dễ dàng. Là...

Người trồng cao su nỗ lực giữ vườn cây

Người trồng cao su nỗ lực giữ vườn cây
17:02 13/03/2016

(QT) - Không nóng vội thanh lý cao su để trồng các loại cây khác trong điều kiện mủ cao su rớt giá nhiều năm nay, nhiều hộ nông dân ở xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã...

Đánh thức tiềm năng điện gió

Đánh thức tiềm năng điện gió
17:27 12/03/2016

(QT) - Là một tỉnh hiếm hoi ở khu vực miền Trung trong năm 2015 được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió giai đoạn 2020, tầm nhìn đến 2030; có cùng lúc 3 dự...

POWERED BY
Việt Long