
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nằm dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, xã Húc Nghì (huyện Đakrông) có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn. Đặc biệt cuối năm 2009, do ảnh hưởng của cơn bão Ketsana gây lũ quét, không chỉ tàn phá cơ sở hạ tầng về giao thông, trường học mà còn cuốn trôi nhà cửa, tài sản của hàng chục hộ dân. Trước thực trạng đó, đầu năm 2010, tỉnh Quảng Trị đã đầu tư xây dựng khu tái định cư tránh lũ khẩn cấp Húc Nghì với tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng. Sau khi đưa vào sử dụng, khu tái định cư đã đảm bảo cuộc sống cho hơn 100 hộ dân.
![]() |
Khu tái định cư Húc Nghì có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu |
Vượt qua chiếc cầu vững chãi bắc qua con sông Đakrông đang mùa cạn nước, chúng tôi đến khu tái định cư tránh lũ khẩn cấp Húc Nghì. Trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà sàn khang trang, nằm sát nhau bên sườn đồi; những con đường nhỏ được đổ bê tông sạch sẽ; những luống hoa trồng hai bên đường rực rỡ khoe sắc trong nắng mới. Cùng với đó là hệ thống điện, nước sinh hoạt... được đầu tư đầy đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Chúng tôi đến thăm ngôi nhà sàn kiên cố, mái lợp phibro của gia đình anh Hồ Văn Cua được hoàn thành từ sự hỗ trợ của nhà nước thông qua dự án di dân tái định cư khẩn cấp tránh lũ Húc Nghì. Trao đổi với chúng tôi, anh Cua cho biết, cho đến nay anh vẫn chưa thể quên được nỗi kinh hoàng khi phải đối mặt với cơn lũ quét vào tháng 10/2009. Hàng trăm nhà dân cùng các công trình công cộng như trường học, trạm y tế bị lũ cuốn phăng xuống dòng sông. Do lũ quét làm trôi nhà nên sau khi khu tái định cư hoàn thành anh đã đưa toàn bộ gia đình vào đây sinh sống. Khi vào khu tái định cư, gia đình anh được cấp 400m2 đất ở, được hỗ trợ 20 triệu đồng. Sau thời gian về nơi ở mới, cuộc sống của gia đình anh đã dần ổn định. “Trước kia sống tại nơi ở cũ gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn do không có đất sản xuất. Hằng năm vào mùa mưa lũ lại nơm nớp lo lũ lụt về cuốn trôi đồ đạc, nhà cửa. Về nơi ở mới, tôi được nhà nước cấp đất ở, đất sản xuất, được hỗ trợ cây giống, hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ vậy mà nay tôi đã có 2 ha keo lai và 1 ha lúa rẫy. Cuộc sống của tôi và bà con đã ổn định hơn rồi”, anh Cua chia sẻ.
Cách đó không xa, dừng tay khi đang chăm sóc các loại cây trồng trong vườn nhà, anh Hồ Văn Thiểu cho biết, trước đây gia đình anh sống bên kia sông Đakrông, nhà hướng mặt ra đường Hồ Chí Minh. Nhưng sau khi bị trận lũ quét lịch sử năm 2009 cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, tài sản, anh đã được chính quyền địa phương vận động, giúp đỡ chuyển đến nơi ở mới cùng với hơn 100 hộ dân khác trên địa bàn. Mặc dù nơi ở mới đất đai cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, nhưng với đức tính kiên trì chịu khó, anh đã từng bước cải tạo đất, tích cực trồng cây nên khu vườn của gia đình anh ngày càng xanh tốt. Anh Thiểu bộc bạch: “Hồi trước tôi sống tại bản cũ rất chật chội. Muốn chăn nuôi trồng trọt thêm gì cũng không được. Hằng năm cứ đến mùa nước lũ về là lại khốn đốn di dời đồ đạc. Giờ sang đây, không còn phải lo lắng bão lũ nên gia đình tôi rất yên tâm sinh sống và ổn định sản xuất. Khu tái định cư tránh lũ khẩn cấp Húc Nghì là nơi ở mới, mang đến cho tôi và người dân sự yên ổn để sinh sống và tăng gia sản xuất”.
Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Húc Nghì Hồ Văn Nhua cho biết, khu tái định cư tránh lũ khẩn cấp Húc Nghì được đầu tư xây dựng từ năm 2010 với các hạng mục như cầu tràn bắc qua sông, đường giao thông, hệ thống điện, nước sinh hoạt, trường mầm non, nhà bán trú cho học sinh tiểu học do Chi cục Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư… Công trình có diện tích hơn 4 ha, là nơi ở ổn định cho 119 hộ dân vùng thường xuyên bị lũ ống, lũ quét. Các hộ dân đến sinh sống ở đây được cấp 400m2 đất, được hỗ trợ 20 triệu đồng để làm nhà ở và kéo điện thắp sáng đến tận nhà. Tháng 8/2014, công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng và đến nay đã có 102 hộ với hơn 600 nhân khẩu đến sinh sống. Để giúp các hộ dân nhanh chóng ổn định cuộc sống nơi vùng đất mới, ngay từ khi bà con vừa chuyển về, chính quyền địa phương đã triển khai ngay các chính sách hỗ trợ như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ các loại cây, con giống; cử cán bộ trực tiếp xuống giúp đỡ, hướng dẫn người dân kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền, vận động bà con tích cực khai hoang đất sản xuất. Đến nay hầu hết các hộ dân đều đã ổn định cuộc sống, bình quân mỗi hộ có từ 1 - 3 ha đất rừng, nhiều hộ còn tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Không còn nỗi lo bị lũ quét đe dọa, nhưng hiện tại vấn đề khó khăn nhất đối với người dân chính là đất đai để sản xuất. Ông Hồ Văn Nhua chia sẻ, đặc thù của Húc Nghì là một xã miền núi, đất đai chủ yếu là đất rừng. Tuy nhiên trong tổng diện tích đất gần 13.000 ha của xã, đã có hơn 10.000 ha rừng đặc dụng và rừng phòng hộ thuộc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nên đất sản xuất cho người dân rất hạn chế. Điều này khiến cho cuộc sống của bà con vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Ông Nhua cho biết thêm: “Hiện nay chúng tôi đang rà soát những hộ thiếu đất sản xuất để đề xuất cấp trên cấp, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống”.
Thục Quyên
Chủ tịch UBND huyện Đakrông Thái Ngọc Châu cho biết, vừa đề nghị UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét phân bổ vốn để thực hiện dự án Di dân khẩn cấp vùng ...
Nhiều người dân trong một xóm nhỏ của thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, nhiều năm nay phải vật lộn trong khốn khổ với căn bệnh suy thận nặng. Là những ...
Chúng tôi trở lại khu tái định cư Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa những ngày đầu năm 2023. Bên những căn nhà mới dựng lên trên nền đất cao ...
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về di dời khẩn cấp tại xã Hướng Việt, Hướng Lập, huyện Hướng Hóa triển khai xây dựng Khu tái định cư thôn Cha Lỳ, xã Hướng ...
Sau một thời gian chuyển vào sinh sống ở khu dân cư Cuôi mới nằm ở khu vực trung tâm xã, hàng chục hộ gia đình ở các thôn, bản thường đối mặt với lũ quét, sạt ...
Khu tái định cư Ra Ly - Rào, ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa được xây dựng vào đầu năm 2021 với tổng kinh phí gần 6,5 tỉ đồng nhằm phục vụ di dời 45 hộ ...
Nếu như vào thời điểm này năm trước mọi thứ vẫn còn ngổn ngang thì những ngày cận kề tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025 này, khu tái định cư Tân Xuân Thọ, xã Hải ...
Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì thế, nơi ...
QTO - Ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương đã thôi thúc anh Hoàng Minh Tòng, thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học...
QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...
(QT) - Là người lính một thời tham gia quân ngũ, khi đất nước hòa bình, trở về cuộc sống đời thường, ông đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trở thành chủ cơ sở kinh doanh lớn...
(QT) - Qua 24 năm hình thành và phát triển, mô hình các nhóm phụ nữ tiết kiệm phụ nữ Hội LHPN xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh đã chuyển đổi thành tổ hợp tác tiết kiệm tín dụng, tạo...
(QT) - Những năm qua, Hội LHPN huyện Cam Lộ đã tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội...
(QT) - Với mong muốn giúp người dân trong vùng ổn định đầu ra của sản phẩm mủ cao su và giảm bớt chi phí vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, mới đây cựu chiến binh Lê Hữu Sáng, ở...
(QT) - Làng nghề nước mắm Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng hình thành cách đây khoảng hơn 500 năm, gắn liền với nghề đánh bắt cá của ngư dân. Nước mắm Mỹ Thủy thơm ngon đặc...
Vụ hè thu 2018 toàn tỉnh Quảng Trị gieo cấy hơn 22.600 ha lúa, những ngày này, tranh thu thời tiết nắng ráo, nông dân khắp nơi trong tỉnh hối hả đẩy nhanh tiến độ thu hoạch...