Cập nhật:  GMT+7

Công tác cán bộ nữ và những vấn đề đang đặt ra

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả quan trọng trên lĩnh vực này. Trong công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ là một trong những nhiệm vụ được các cấp ủy đảng quan tâm thực hiện. Nhờ đó, tỉ lệ cán bộ nữ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, ở các cấp, ngành tăng lên, theo đó chất lượng cũng tăng lên. Tuy nhiên, tình hình mới đòi hỏi phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lớn mạnh hơn để đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới, phát huy vai trò, vị trí của người phụ nữ trong các hoạt động của đời sống xã hội.

Công tác cán bộ nữ và những vấn đề đang đặt ra

Hiện nay, dân số tỉnh Quảng Trị có 633.598 người, trong đó phụ nữ chiếm 50,43% dân số, 51,14% lực lượng lao động toàn tỉnh. Trên tất cả các lĩnh vực, phụ nữ Quảng Trị luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam; hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động, vươn lên đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của tỉnh.

Trong công tác cán bộ nữ, các cấp ủy đảng đã quan tâm phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ nữ, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị và độ tuổi. Đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý từ cơ sở đến tỉnh có sự phát triển về số lượng và chất lượng.

Có thể thấy điều đó qua vài con số. Tỉ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành (BCH) đảng bộ các cấp hiện nay: Cấp cơ sở 302/1.497 ủy viên BCH đảng bộ, chiếm 20%; cấp huyện: 65/399 ủy viên BCH đảng bộ, chiếm 19,17%; cấp tỉnh 7/51 ủy viên BCH đảng bộ, tỉ lệ gần 14%.

Nữ tham gia đại biểu Quốc hội 1/6 đại biểu, đạt tỉ lệ 16,67%; tỉ lệ nữ tham gia HĐND cấp tỉnh là 12/50 đại biểu, đạt 24%; cấp huyện 76/291 đại biểu, đạt 26,12%; cấp xã 597/2.821 đại biểu, đạt 21,16%.

Nữ lãnh đạo thuộc sở, ban, ngành là 15/65, đạt 26,15%; nữ lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố 1/27, đạt 3,7%; nữ lãnh đạo cấp phòng thuộc sở hoặc tương đương là 68/221, đạt 30,77%.

Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt, quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ được quan tâm thực hiện tốt; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ nữ được nâng lên đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vị thế của phụ nữ ngày càng được khẳng định, phát huy hiệu quả các quyền cơ bản của phụ nữ và vai trò của phụ nữ đối với việc phát triển KT-XH ở địa phương.

Vấn đề đặt ra hiện nay là công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ ở một số địa phương, đơn vị có lúc, có việc thực hiện còn chậm. Tỉ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo quản lý cơ quan các cấp tuy có tăng so với nhiệm kỳ trước, song vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu, mục tiêu đề ra; chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ trong các ngành và xã hội.

Vai trò tham mưu, đề xuất các vấn đề về công tác cán bộ nữ, của một số hội phụ nữ cơ sở còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, hội viên còn tâm lý tự ti, an phận, ngại va chạm, thay đổi môi trường công tác, thiếu chủ động, phấn đấu vượt khó vươn lên...

Để thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ nữ, các cấp ủy đảng cần tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển đối với phụ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định, phù hợp với trình độ, năng lực, đảm bảo tỉ lệ cán bộ nữ, cán bộ nữ người dân tộc thiểu số tham gia vào bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị, gắn với triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

Hiện nay, các địa phương đang kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương quan tâm hoàn thiện hệ thống luật pháp về công tác cán bộ nữ; có cơ chế hỗ trợ cán bộ nữ, động viên, khuyến khích phụ nữ tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; có thêm những chính sách quan tâm tới đội ngũ cán bộ hội phụ nữ ở cơ sở, phụ nữ ở vùng cao, vùng khó khăn. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, có cơ chế, chính sách hỗ trợ cán bộ nữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Và một vấn đề không kém phần quan trọng nữa, đó là bản thân mỗi một phụ nữ phải không ngừng phấn đấu hoàn thiện về mọi mặt, tích cực học tập, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Phương Minh

Tin liên quan:
  • Công tác cán bộ nữ và những vấn đề đang đặt ra
    Chú trọng công tác tạo nguồn để nâng cao chất lượng cán bộ nữ

    Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ nữ. Đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Người nói rằng: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.


Phương Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giữ khách bằng nụ cười

Giữ khách bằng nụ cười
2023-11-18 05:05:00

QTO - Đầu tháng 11 vừa qua, hội thi Nghiệp vụ lễ tân khách sạn Hà Tĩnh năm 2023 đã được tỉnh này tổ chức. Đây là một hội thi có quy mô không lớn nhưng có...

Doanh nghiệp cần đề cao trách nhiệm xã hội

Doanh nghiệp cần đề cao trách nhiệm xã hội
2023-11-11 05:05:00

QTO - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiểu theo nghĩa chung nhất là doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết đối với xã hội. Tuy vậy, trên thực...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long