Cập nhật:  GMT+7

Cô giáo dành trọn tâm huyết cho học sinh vùng cao

20 năm qua, cô giáo Hồ Thị Kim Cúc (sinh năm 1980), Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn dành trọn tâm huyết vào việc dạy học và giúp đỡ học sinh nghèo người dân tộc thiểu số (DTTS). Lấy câu chuyện của chính bản thân đã nỗ lực vượt lên bộn bề khó khăn để học tập, làm tốt mọi nhiệm vụ, đạt nhiều thành tích trong công tác làm minh chứng sinh động, cô đã truyền động lực và trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Cô giáo dành trọn tâm huyết cho học sinh vùng cao

Cô giáo Hồ Thị Kim Cúc luôn chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy giúp học trò vùng cao tiếp thu bài nhanh hơn -Ảnh: H.N

“Như nhiều đứa trẻ sinh ra nơi bản làng, từ nhỏ tôi đã quen với cảnh nghèo khó. Mẹ tôi là lao động chính trong nhà nhưng công việc không ổn định. Là con đầu, tôi phải làm việc nhà và chăm lo 2 em giúp ba mẹ nên thời gian dành cho việc học không được nhiều. Tuy nhiên, tôi luôn tự dặn lòng phải nỗ lực học tập, không bỏ học giữa chừng để có thể thay đổi cuộc sống chứ không thể mãi quẩn quanh với đói nghèo, thiếu thốn”, cô Cúc kể lại.

Với sự chịu khó và bản tính lanh lợi, thông minh nên Cúc luôn làm ba mẹ vui lòng bằng những kết quả đạt được trong học tập. Học xong cấp 2, khi đa phần bạn bè đồng trang lứa nghỉ học để làm nương rẫy hoặc lấy chồng thì cô quyết định về Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh để viết tiếp ước mơ thay đổi cuộc đời.

Năm 2001, Kim Cúc thi đỗ ngành Sử-Địa, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị. Năm 2004, cô tốt nghiệp và chính thức được biên chế về dạy tại Trường PTDTBT TH&THCS Hướng Lập. Những ngày đầu về công tác tại trường, nhận nhiệm vụ ở một điểm trường lẻ với quãng đường đi khá xa, đi lại vất vả, cô giáo trẻ Kim Cúc không khỏi băn khoăn. Kỷ niệm không thể nào quên trong cô đó là những tháng ngày đầu tiên bước vào nghề dạy học nơi rẻo cao thiếu thốn trăm bề.

Cô Cúc chia sẻ: “Có những ngày mưa, con đường đến lớp của cô trò chúng tôi như dài thêm bởi bùn trơn lầy lội, đá núi, suối sâu. Đến được điểm trường, tôi rơi nước mắt vì lớp học chỉ có vài em. Thế nhưng, càng gần gũi học trò, tôi càng thương các em hơn vì hoàn cảnh gia đình, điều kiện khó khăn mà các em phải nghỉ học, bỏ học.

Cũng từ đó, tôi thêm quyết tâm “bám bản” với ước mong mang đến nhiều kiến thức, dạy cho các em những điều hay, lẽ phải để thay đổi cuộc đời”. Khi có gia đình, dù nơi điểm trường lẻ đường sá xa xôi, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng cô không ngại đưa con đến ở cùng để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, vừa chăm sóc con nhỏ.

Hướng Lập là một xã vùng biên, đời sống người dân còn khó khăn dẫn đến việc học hành của học sinh cũng rất thiệt thòi và gặp nhiều vất vả. Thấu hiểu điều đó, cô Cúc luôn quan tâm, hết lòng thương yêu học trò bằng nhiều việc làm thiết thực. Biết nhiều em học lực yếu, khả năng tiếp thu bài còn chậm nên ngoài thời gian học trên lớp, cô tranh thủ về tận nhà hoặc phụ đạo, hướng dẫn thêm ở lớp cho học sinh.

Trong giảng dạy, cô Cúc luôn chủ động trau dồi, học hỏi và đổi mới phương pháp dạy học; chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh. Nhờ vậy, các em tiếp thu bài nhanh hơn.

Bằng tình yêu nghề và mong muốn mang đến những điều tốt đẹp cho học trò vùng cao, không ít lần cô Kim Cúc băng rừng, lội suối đến tận nhà vận động phụ huynh cho con tới lớp. Là giáo viên chủ nhiệm, cô tích cực nhắc nhở, căn dặn học sinh học tập, khắc phục mọi khó khăn để đi học đều, đúng giờ, thi đua học tập tốt. Nhiều năm liền, lớp của cô Cúc chủ nhiệm đảm bảo sĩ số trên lớp 100%; 100% học sinh được lên lớp, không có học sinh bỏ học giữa chừng.

Trong quá trình công tác, cô luôn cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi đồng nghiệp đi trước để hoàn thiện bản thân. Phát huy vai trò Tổ trưởng Tổ Khoa học xã hội của trường, cô Cúc đã chủ động lên kế hoạch cụ thể, phối hợp các thành viên trong tổ bám vào khung kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là kế hoạch chuyên môn của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thi đua, đoàn kết xây dựng tập thể tổ vững mạnh với nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Bản thân cô Cúc cũng thực hiện tốt nhiều chuyên đề, tham gia đầy đủ các hội thi, phong trào do các cấp tổ chức; tiên phong trong các hoạt động quyên góp, kêu gọi hỗ trợ học sinh nghèo hay người dân địa phương bị ảnh hưởng lũ lụt, phòng chống dịch bệnh...

Hai thập kỷ miệt mài “gieo chữ” dưới mái trường bên dòng Sê Păng Hiêng, với lòng yêu nghề và tâm huyết của mình, cô Cúc đã truyền động lực cho bao thế hệ học trò vùng cao nỗ lực vươn lên trong hành trình chinh phục “con chữ”, giành nhiều thành tích cao trong học tập. Bản thân cô đạt được nhiều danh hiệu, nhận giấy khen của các cấp và luôn được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh tin yêu, quý trọng.

Hoài Nhung

Tin liên quan:
  • Cô giáo dành trọn tâm huyết cho học sinh vùng cao
    Dành trọn tâm huyết cho thể thao học đường

    Hơn 20 năm qua, thầy giáo Nguyễn Viết Lực, giáo viên môn Giáo dục thể chất (GDTC), Trường THCS Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) luôn dành nhiều tâm sức để xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao (TDTT) trong nhà trường. Bên cạnh đó, thầy còn làm tốt công tác huấn luyện cho các đội thể thao học sinh cũng như cán bộ, giáo viên thi đấu đạt nhiều thành tích cao.

  • Cô giáo dành trọn tâm huyết cho học sinh vùng cao
    Cô giáo tâm huyết với nuôi dạy trẻ vùng cao

    Từng được chọn là vận động viên của Đội tuyển bóng chuyền năng khiếu tỉnh Quảng Trị vào năm 16 tuổi và được công nhận là vận động viên cấp 1 quốc gia khi vừa tròn 18 tuổi, tuy nhiên vì nhiều lý do, cô đã gác lại niềm đam mê và cơ hội thi đấu chuyên nghiệp để trở thành một giáo viên mầm non. Cô là Trần Thị Bích Lựu (39 tuổi), giáo viên Trường Mầm non Thuận, huyện Hướng Hóa - 1 trong 200 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm học 2022 - 2023 toàn quốc vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen vào giữa tháng 11/2023.


Hoài Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xót cảnh gà trống nuôi con

Xót cảnh gà trống nuôi con
2024-12-21 05:55:00

QTO - Vợ mất vì bệnh ung thư, mấy tháng nay, ông Dương Văn Minh (sinh năm 1968), trú tại Khu phố 5, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà phải một tay lo liệu cho...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long