{title}
{publish}
{head}
Mạch nguồn ao cá bên nhà sàn Bác Hồ lan tỏa đến mọi miền Tổ quốc, hòa vào mạch sống chung của người dân đất Việt. Câu chuyện về đàn cá được lấy từ ao cá Bác Hồ ở Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị đang được cán bộ, nhân viên ở đây chăm sóc là biểu tượng của tình cảm thiêng liêng và lòng biết ơn vô hạn của người dân Quảng Trị đối với Bác.
Thành Cổ Quảng Trị là điểm đến của nhiều du khách -Ảnh: L.Q.H
Mỗi lần, nhất là những thời gian nắng ấm, khi bước vào cổng chính của Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị, nhiều người không khỏi trầm trồ với không gian xanh, bóng hàng cây cổ thụ rợp mát, đàn cá tung tăng bơi lội trong hồ nước. Thấy bóng dáng người, đàn cá vui đùa làm khuấy động không gian mặt nước, lúc lại chen nhau ngoi lên đớp mồi vừa được du khách thả xuống. Ít ai biết, trong đàn cá đó rất nhiều con có nguồn gốc từ một số con cá chép hồng được công phu đưa về từ ao cá của Bác Hồ ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch về thả nuôi ở đây.
Hôm chúng tôi vào thăm ao cá, bà Cáp Thị Thiên Trang, Trưởng Ban quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị vừa cho đàn cá ăn buổi sáng. Bà Trang kể, mỗi buổi sáng bất kể ngày mưa hay nắng, sau 8 giờ, dù công việc có bận rộn đến mức nào thì cán bộ, nhân viên của ban đều dành thời gian chăm sóc đàn cá của Bác Hồ được nuôi gần 2 năm nay. Buổi chiều, thời gian cho cá ăn sau 17 giờ mỗi ngày. Đều đặn, ngày nào đàn cá cũng được chăm sóc cẩn thận, chu đáo, trách nhiệm.
Nhiều du khách khi được nghe kể về đàn cá được đưa từ ao cá của Bác trong Phủ Chủ tịch về nuôi thì rất hào hứng, tự nguyện mua thức ăn cho cá ăn rồi râm ran chuyện trò. Hai năm trước, Ban quản lý Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tặng cá đang nuôi trong ao cá của Bác Hồ cho tỉnh để về nuôi tại ao cá ở Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị. Việc làm này gợi nhớ về hình ảnh Bác Hồ ngày ngày chăm sóc đàn cá để các liệt sĩ đang nằm lại nơi thiêng liêng này cảm nhận được sự ấm áp, quan tâm của thế hệ sau dành cho các anh, những người không tiếc máu xương hy sinh cho đất nước được hòa bình, độc lập và trường tồn.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng - người trực tiếp xin cá từ ao cá Bác Hồ - món quà mà Ban quản lý Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng gồm 4 con cá chép hồng, mỗi con nặng gần 3 kg và 30 cá chép hồng nhỏ. Để đưa được số cá từ Hà Nội vào, Ban quản lý Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh phải sử dụng xe ô tô và bơm khí oxy vào túi ni lông chứa nước cho cá thở, bảo đảm khi vào đến Thành Cổ Quảng Trị cá vẫn khỏe mạnh, sống tốt ở môi trường mới.
Cán bộ Ban quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị chăm sóc đàn cá của Bác mỗi ngày -Ảnh: L.Q.H
Kể từ đó, cán bộ và nhân viên của di tích Thành Cổ có thêm công việc ý nghĩa, hằng ngày dành thời gian chăm sóc đàn cá. Yêu thương đàn cá, không chỉ cho ăn đều đặn, những tháng trời hạn, nước trong ao cạn kiệt, cán bộ, nhân viên ở đây còn kiếm bèo tây ngăn vào một góc để che nắng nguồn nước cho cá có nơi trú ẩn. Rồi hằng năm còn tổ chức khơi dòng nước quanh ao, tạo môi trường trong lành, thông thoáng cho đàn cá sinh sôi, nảy nở.
Ông Hà Sỹ Đồng chia sẻ, việc đưa cá trong ao cá của Bác Hồ về nuôi có ý nghĩa đặc biệt. Điều này xuất phát từ tình cảm thiêng liêng của người dân Quảng Trị với Bác, góp phần giáo dục truyền thống cho nhiều thế hệ, nâng cao ý thức cộng đồng để cùng nhau giữ gìn nét đẹp văn hóa và lòng biết ơn.
Hơn sáu mươi năm trước, vào tháng 5/1960, Hợp tác xã Yên Duyên, ở xã Yên Sở, huyện Thanh Trì, Hà Nội là đơn vị đầu tiên được Bác Hồ gửi tặng 100 con cá rô phi giống lấy từ ao cá trong Phủ Chủ tịch để nuôi. Từ đó đàn cá ở Yên Duy sinh sôi, nảy nở ngày càng nhiều. Rồi sau khi đất nước thống nhất, nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Hải sản, Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Ao cá Bác Hồ” lấy ao cá của Bác ở Phủ Chủ tịch làm kiểu mẫu.
Xã đảo Tuần Châu nơi Bác Hồ 3 lần đến thăm vinh dự được tỉnh Quảng Ninh chọn làm điểm chỉ đạo phong trào xây dựng “Ao cá Bác Hồ”. Nghi lễ nhận cá từ ao cá Bác Hồ diễn ra trọng thể. Lãnh đạo Bộ Hải sản, Nông nghiệp và Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh trân trọng giao cho đoàn Quảng Ninh 6 túi ni lông lớn chứa cá chép hồng, cá trắm giống vừa bắt dưới ao trong Phủ Chủ tịch.
Đoàn xe rước cá giống từ ao cá Bác Hồ về Quảng Ninh giăng cờ, kết hoa, khẩu hiệu, treo ảnh Bác, có xe cảnh sát hộ tống dẫn đường trang trọng. Kể lại chuyện cũ để thấy rằng việc vinh dự được nuôi cá của Bác Hồ là biểu tượng của tình cảm cao quý và lòng biết ơn vô hạn đối với Người. Giữ gìn và phát triển đàn cá của Bác Hồ vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa là vinh dự và trách nhiệm.
Thường xuyên trở lại thăm Thành Cổ Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng nhắn nhủ với nhân viên của ban quản lý di tích cần phải chăm sóc đàn cá của Bác Hồ tốt hơn nữa để trở thành đàn cá đặc biệt trong di tích; liên hệ với các kỹ sư chăn nuôi trong ngành nông nghiệp của tỉnh để biết thêm về các loại thức ăn, cách chăm sóc cá tốt nhất; nhân rộng đàn cá của Bác cho những ao cá tại các di tích khác để vừa góp phần bảo vệ giống cá của Bác Hồ, vừa lan tỏa hơn nữa câu chuyện nhân văn này.
Những tháng ngày làm đại biểu Quốc hội, nhiều lần vào Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch để thắp hương cho Bác, nhìn cảnh đàn cá vui đùa bơi lội tung tăng dưới ao, ông Đồng có suy nghĩ cần xin giống cá về nuôi ở những điểm linh thiêng, tri ân tại Quảng Trị để góp phần giáo dục cho nhiều thế hệ cũng như lan tỏa hơn nữa câu chuyện ao cá Bác Hồ trên đất Quảng Trị cho du khách. Tỉnh có dự định sẽ tiếp tục làm việc với Ban quản lý Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch để xin thêm một số giống cá tại ao cá của Bác về phát triển, nhân rộng.
Hơn hết, câu chuyện đàn cá của Bác Hồ được nuôi ở Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị góp phần làm giàu hơn nữa hình ảnh giản dị, đầy tình thương và trách nhiệm của Người trong mỗi chúng ta.
Lâm Quang Huy
QTO - Phát huy những thắng lợi đã đạt được trong các thời kỳ cách mạng (1930 - 1931; 1936 - 1939), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, phong trào đấu...
QTO - Những ngày này, cấp ủy, chính quyền, Nhân dân xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong nỗ lực lập thành tích cao nhất trong lao động sản xuất, trong học...
QTO - Những ngày này, khi xuân vừa chạm ngõ, trên những vùng quê cách mạng, chúng ta cảm nhận rõ không khí náo nức trong những sắc màu của sự ấm no, trù...
QTO - Năm 2024 là năm đánh dấu sự kiện 35 năm lập lại tỉnh Quảng Trị, cũng là năm tăng tốc, đột phá hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh...
QTO - Trên rẻo cao miền biên ải, “tiết học biên giới” đều đặn diễn ra mỗi tháng 1 lần. Điều thú vị ở đây là học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
QTO - Đồn Biên phòng Hướng Lập được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài gần 29 km với 16 vị trí mốc quốc giới và 5 cọc dấu nhận biết đường...
QTO - Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2024), chiều nay 3/2, Chi bộ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn long trọng tổ chức lễ...
(Chinhphu.vn) - Đảng ta - một danh xưng gần gũi của không chỉ mỗi đảng viên, cán bộ, mà còn là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam về một Đảng của dân tộc, mà sinh thời Chủ tịch...
QTO - Một mùa xuân mới lại về trên quê hương Quảng Trị mang theo bao kỳ vọng về năm mới an lành, hạnh phúc. Để giúp mọi nhà vui Tết, đón xuân, cùng với...
QTO - Ngày 11/4/2019, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 09/2019-TT-BCA về việc điều động sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân đảm nhiệm các chức...
QTO - Đồ án quy hoạch các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (1558-1626) ở huyện Triệu Phong vừa được hoàn chỉnh. UBND huyện Triệu Phong đã trình Ban...