{title}
{publish}
{head}
Chọn đột phá bằng chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu khắc phục trình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên, ngành tuyên giáo Quảng Trị đã thực hiện nhuần nhuyễn vai trò “đi trước, mở đường”. Từ tư duy đến hành động, công tác bồi dưỡng lý luận chính trị đã bắt kịp sự vận động và đòi hỏi của thực tiễn.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Vụ Lý luận chính trị, Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương về chủ trương thí điểm bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên đối tượng 5 trên internet -Ảnh: THU HÀ
Nếu chỉ có các lớp học trực tiếp...
Đảng bộ tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 50.300 cán bộ, đảng viên, trong đó số lượng cán bộ, đảng viên ở cơ sở (đối tượng 5) có hơn 47.000 đồng chí. Theo quy định, thời gian bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ 5-7 ngày/năm; đối với cán bộ, đảng viên ở cơ sở từ 2-3 ngày/năm. Quy định là như vậy nhưng thực tế ở các địa phương, cán bộ diện ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương quản lý (đối tượng 3 và đối tượng 4) mỗi nhiệm kỳ chỉ được tham dự 1 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. Riêng đối tượng 5 là cán bộ, đảng viên ở cơ sở, số lượng được tham dự các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức còn khá thấp.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, có 413 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, đạt 100%. Trong số 2.872 cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy quản lý, có 2.394 đồng chí được bồi dưỡng lý luận chính trị, đạt 83%. Trong số hơn 47.000 cán bộ, đảng viên ở cơ sở, chỉ có gần 7.000 đồng chí được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, đạt 14,8%.
3 năm đầu nhiệm kỳ 2020-2025, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã tổ chức 83 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đối tượng 5 với 14.804 học viên, đạt 31,7%. Con số quá thấp so với yêu cầu. Nếu chỉ có các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị theo hình thức học trực tiếp, với số lượng cán bộ, đảng viên ở cơ sở còn lại, phải mở thêm ít nhất 180 lớp. Mỗi năm tổ chức khoảng 27 lớp thì cần tới 7 năm mỗi cán bộ, đảng viên ở cơ sở mới được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đúng 1 lần.
Nguyên nhân là do khi tổ chức các lớp học trực tiếp, học viên phải học tập trung, ảnh hưởng đến công việc chuyên môn. Học viên ở các địa bàn công tác xa cần thêm chi phí đi lại, ăn ở. Đối với đơn vị tổ chức, chi phí cho mỗi lớp học trực tiếp khoảng từ 25-30 triệu đồng. Việc chọn giảng viên, báo cáo viên cho các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cũng là khó khăn với các đơn vị tổ chức lớp.
Giảng viên có năng lực, uy tín và trình độ thì luôn thiếu thời gian. Khi học tập trung, hình thức đánh giá thường là học viên viết bài thu hoạch tại lớp hoặc tại đơn vị. Tuy nhiên, cách đánh giá này trong thực tế chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Câu hỏi kiểm tra chỉ đề cập đến một số nội dung chương trình (thường chỉ 2 - 3 câu hỏi). Ban tổ chức lớp học phải mất nhiều thời gian để đọc và chấm bài. Với số lượng học viên đông, cách làm này có xu hướng “quá tải” đối với các trung tâm chính trị cấp huyện với số lượng biên chế chỉ 2 - 3 người như hiện nay.
Từ lý luận đến thực tiễn, Đảng ta đã chỉ ra rằng, nếu không chú tâm nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách mới của Đảng, không vững lý luận chính trị sẽ dễ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, không đủ sức bảo vệ chính mình và dễ dẫn đến “tự chuyển hóa” trước các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Dẫu nhất quán nhận thức tăng cường học tập lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở là giải pháp căn cơ và lâu dài, giải pháp hàng đầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhưng thực tế ở cơ sở luôn là bài toán khó.
Sẵn sàng tiên phong
Tháng 10/2023, Ban Tuyên giáo Trung ương có chỉ đạo về sử dụng “Hệ thống thí điểm phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên internet”. Khi tiếp cận hệ thống này của Ban Tuyên giáo Trung ương, các chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị nghiên cứu rất kỹ khối lượng tài liệu, bài viết được đăng tải, các giải pháp kỹ thuật và kết cấu, nội dung các chuyên mục liên quan.
Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức lớp thí điểm bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên đối tượng 5 năm 2024 trên internet -Ảnh: THU HÀ
Vẫn là nỗi trăn trở và những câu hỏi được nêu ra trong các cuộc họp, cả trong những câu chuyện bên ấm trà chiều. Hệ thống của Ban Tuyên giáo Trung ương phục vụ việc tự học tập, cập nhật kiến thức đại trà của cán bộ, đảng viên.
Có thể ứng dụng hệ thống này để xây dựng chương trình riêng và mở lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng 5 là cán bộ, đảng viên ở cơ sở không? Chìa khóa của việc thay đổi phương thức giảng dạy, học tập lý luận chính trị phải chăng chính là chuyển đổi số?
“Người học là trung tâm” để tạo bước đột phá trong bồi dưỡng lý luận chính trị nhưng phải bắt đầu từ đâu? Chương trình học thế nào, các bài giảng trên internet ra sao? Rồi làm sao để đánh giá, kiểm tra việc tiếp nhận kiến thức của học viên?
Nghĩ xa, bàn kỹ nhưng với tinh thần quyết liệt, không thể chậm trễ chuyển đổi số trong bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy mạnh dạn đề xuất và được Ban Tuyên giáo Trung ương ủng hộ, Quảng Trị được thí điểm tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trên internet. Tâm thế là sẵn sàng tiên phong làm thí điểm, nhưng thực tế lần đầu tiên thay đổi hoàn toàn phương thức giảng dạy, học tập lý luận chính trị từ nghe giảng trực tiếp sang trao quyền chủ động cho học viên là điều không dễ. Thật nhiều khó khăn, thử thách.
Xác định số lượng chuyên đề, biên soạn các chuyên đề phù hợp hình thức học mới; xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm đảm bảo tính toàn diện và bao quát, đáp ứng yêu cầu kiểm tra nhận thức của học viên; xác định thời gian học, thời gian kiểm tra, cách thức đánh giá chất lượng bài kiểm tra...
Nội dung các bài giảng được công khai trên internet nên khâu biên soạn phải cẩn trọng, kỹ lưỡng. Các câu hỏi phải làm sao để bắt buộc các học viên phải nghiên cứu, học tập mới có thể hoàn thành bài kiểm tra. Mỗi phần việc đều cần tâm huyết và sáng tạo.
Bám sát khung chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đối tượng 5 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đã lựa chọn và biên soạn 9 chuyên đề cho lớp học. Bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 150 câu bảo đảm yêu cầu kiểm tra nhận thức của học viên. Trong đó, có những câu hỏi mở giúp nâng cao chất lượng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và nhận thức của học viên. Các chuyên đề bài giảng và ngân hàng câu hỏi đều được Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức thẩm định.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cách tiếp cận và nội dung của các chuyên đề không phải là “lý luận suông” mà đảm bảo hài hòa giữa lý luận cơ bản, cập nhật kiến thức mới và tình hình thực tiễn của đất nước, địa phương.
Ví dụ như việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, hay nội dung rất “sát sườn” với đời sống chính trị và mang tính thời sự như tìm hiểu nội dung tác phẩm “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tham gia thẩm định nội dung chuyên đề Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 1930-1945, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định: Nội dung chuyên đề do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị biên soạn phù hợp việc thí điểm tổ chức lớp bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên đối tượng 5; tư liệu phong phú, sự kiện chuẩn xác, thiết thực trong nâng cao nhận thức của người học.
TS Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương thông tin thêm: Trong quá trình Tỉnh ủy Quảng Trị xây dựng mô hình này, các ban chuyên môn của Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp chặt chẽ, bảo đảm nội dung các chuyên đề bám sát những vấn đề về lý luận và thực tiễn.
Được sự ủng hộ, chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo và các đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, sự hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ của đơn vị tư vấn, Quảng Trị đã có một banner trên hệ thống thí điểm của Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng thời được thực hiện các phần việc liên quan trên hệ thống này.
Trên banner với tên miền: http:// quangtri.lyluanchinhtri.dcs.vn đăng tải các chuyên đề, bộ câu hỏi của tỉnh, học viên được tạo tài khoản và mật khẩu người dùng. Qua hệ thống, Ban tổ chức lớp học có thể theo dõi tiến độ, thời gian học tập, ôn tập, kiểm tra của học viên. Đặc biệt, học viên có thể học tập và kiểm tra trên tất cả các thiết bị có kết nối internet như máy tính, điện thoại thông minh tại nơi công tác hoặc ở nhà sau giờ làm việc.
Miệt mài và nỗ lực, các khó khăn, vướng mắc dần được tháo gỡ. Lời giải cho bài toán kiên quyết khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị, học qua loa, đại khái, học kiểu “tráng men” đã được ngành tuyên giáo Quảng Trị tìm ra và thực hành nhanh, thiết thực.
Thu Hà - Châu Minh - Đông Hà
Bài 3: “Quả ngọt mùa đầu” vượt xa mong đợi
QTO - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục (TTPBGD) pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân trên địa bàn biên giới luôn được quan tâm triển khai và...
QTO - Xác định vai trò quan trọng của các mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ) đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT)...
QTO - Thay đổi tư duy, đổi mới sáng tạo trong công tác phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị luôn là mục tiêu, đồng thời là thách thức...
QTO - Là lực lượng nòng cốt trong công tác giữ vững ổn định về an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở, thời gian qua, Công an xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, đã...
QTO - Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác phụ nữ và bình đẳng giới (BĐG), nhất là ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
QTO - Bằng nhiều cách làm khác nhau, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ba Nang đã triển khai tốt công tác dân vận trên địa bàn. Đây thực sự...
QTO - Không chỉ làm tốt nhiệm vụ bảo vệ biên cương, phối hợp xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, cán bộ,...
QTO - Thời gian qua, HĐND thành phố Đông Hà đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung đổi mới, nâng cao chất...
QTO - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc “làm gương”, “nêu gương” của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Khắc ghi lời dạy của Người, cấp ủy, chính...
QTO - “Xây dựng công an xã, thị trấn chính quy toàn diện, đảm bảo cơ sở vật chất, hậu cần, trang bị, phương tiện... đủ sức giải quyết các vấn đề về ANTT...
QTO - Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Dư Tài, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khóm 1, thị trấn Diên Sanh,...