Cập nhật: Thứ 3, 22/09/2009 | 12:40 GMT+7

Chuyện dân số ở Gio Quang

(QT) - Từ khi chính sách dân số thực sự đi vào đời sống người dân, bộ mặt đời sống của nhiều vùng quê đã có sự chuyển biến tích cực, mô hình gia đình ít con được xây dựng nhiều nơi. Sinh ít con, có điều kiện phát triển kinh tế, nhiều gia đình trở nên khá giả. Song, có những cặp vợ chồng do nhận thức thiếu đúng đắn về dân số, sinh con đông nên đời sống còn gặp khó khăn, tình trạng con em thất học, nghèo khó đâu đó vẫn diễn ra trong cuộc sống chúng ta. Chúng tôi về xã Gio Quang (Gio Linh, Quảng Trị), là một trong những vùng quê có nhiều sự đổi thay từ khi chính sách dân số đi vào thực hiện. Chị Trần Thị Liên, Chuyên trách dân số xã Gio Quang phấn khởi cho biết: "Được sự quan tâm của đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự hoạt động tích cực của đội ngũ những người làm công tác dân số, những năm trở lại đây dân số Gio Quang đã dần đi vào ổn định, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 30,1% (2007) xuống còn 25% (2008), 6 tháng đầu năm 2009 chỉ còn 24,6%. Tỷ suất sinh cũng giảm nhanh từ 1,3%0 (2007) xuống còn 0,97%0 (2008). Toàn xã có 5 thôn được bố trí 8 cộng tác viên dân số bám sát địa bàn, thường xuyên tuyên truyền vận động người dân thực hiện triệt để công tác Dân số- KHHGĐ”.

Với 634 hộ, 1.915 khẩu, trong đó số người trong độ tuổi sinh đẻ là 439 người, nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông dân số đồng bộ nên đa số người dân trong xã đã nhận thức tốt về công tác dân số, các cặp vợ chồng đăng ký tham gia câu lạc bộ không sinh con thứ 3 ngày một tăng thêm. Toàn xã đã xây dựng được 4 câu lạc bộ không có người sinh con thứ ba với sự tham gia của 76 cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các cặp vợ chồng chưa nhận thức đúng về dân số, về lợi ích của sinh ít con nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trong số 18,8% hộ nghèo trên toàn xã Gio Quang (năm 2008) thì số hộ nghèo vì sinh con đông chiếm đa số.

Nhờ công tác dân số thực hiện khá tốt đã góp phần tạo thêm điều kiện cho nhiều cặp vợ chồng ở Gio Quang đẩy mạnh thi đua sản xuất, kết hợp nhân rộng mô hình chăn nuôi hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng với ngôi nhà tạm ở cuối thôn Vinh Quang Thượng, ngay từ đầu anh chị Trần Hữu Bé và Ngô Thị Bé đã quyết tâm chỉ dừng lại ở 2 con để có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Thấy vùng đất ven sông quê quanh năm khô cằn bỏ hoang vì thiếu nước, anh Bé xin hợp tác xã đấu lại để cải tạo trồng lúa. Dùng toàn bộ số tiền vợ chồng tích cóp được từ trước đến nay, anh Bé đầu tư mua máy dẫn nước từ sông vào cải tạo đất. Cả năm trời ròng rã 2 vợ chồng hì hục cuốc xới, hình hài gần 6 mẫu ruộng dần hiện ra. Nhận thấy sản xuất các giống lúa địa phương năng suất thấp, giá lúa thành phẩm không cao, vợ chồng anh Bé chuyển sang sản xuất các giống lúa mới cho năng suất cao hơn. Chăm chỉ sản xuất, những mùa vàng bội thu đã đưa kinh tế gia đình anh Bé ngày càng khá giả. Có vốn, anh sắm thêm các công cụ sản xuất: máy cày, máy tuốt, xe vận tải..., đặc biệt trong năm 2008, anh đầu tư trên 200 triệu đồng để sắm máy gặt đập liên hợp. Trước hoàn cảnh một số hộ dân trong thôn từ miền Nam trở về không có ruộng đất để sản xuất, anh chị Bé đã nhường lại hơn 1 mẫu ruộng để giúp họ ổn định cuộc sống. Không chỉ trồng lúa giỏi, anh Bé còn mở rộng chuồng trại để chăn nuôi lợn đàn tại gia đình, hàng năm cho thu nhập thêm hàng chục triệu đồng, nâng tổng thu nhập của gia đình anh lên 120 triệu đồng/năm. Kinh tế khá giả, vợ chồng anh càng có điều kiện để chăm sóc các con tốt hơn, 2 con trai anh chị vừa khỏe mạnh, chăm ngoan, học rất giỏi và luôn hiếu thảo với ba mẹ. Nếu anh Bé sinh con trai một bề thì vợ chồng anh Hoàng Đình Lợi và chị Lý Thị Nga (thôn Kỳ Trúc) lại sinh 2 con gái. Tuy sinh con một bề gái nhưng anh Lợi bàn tính với vợ dừng lại ở 2 con để tập trung phát triển kinh tế. Vừa làm 2 mẫu ruộng, anh chị còn xây chuồng trại quy mô khá lớn để chăn nuôi lợn, hàng năm cho thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng. Chăm chỉ, lao động giỏi, vợ chồng anh Lợi còn tích cực tham gia các công tác xã hội, tham gia trong câu lạc bộ không sinh con thứ ba của thôn, thường xuyên phối hợp cùng các cộng tác viên tại địa bàn cùng vận động các gia đình khác thực hiện tốt chính sách dân số. Với 634 hộ, 1.915 khẩu, trong đó số người trong độ tuổi sinh đẻ là 439 người, nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông dân số đồng bộ nên đa số người dân trong xã đã nhận thức tốt về công tác dân số, các cặp vợ chồng đăng ký tham gia câu lạc bộ không sinh con thứ 3 ngày một tăng thêm. Toàn xã đã xây dựng được 4 câu lạc bộ không có người sinh con thứ ba với sự tham gia của 76 cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các cặp vợ chồng chưa nhận thức đúng về dân số, về lợi ích của sinh ít con nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trong số 18,8% hộ nghèo trên toàn xã Gio Quang (năm 2008) thì số hộ nghèo vì sinh con đông chiếm đa số. Từ khi có chính sách hộ nghèo đến nay, gia đình ông Hồ Viết Cội và bà Hoàng Thị Cam (thôn Trúc Lâm) chưa một ngày thoát khỏi cảnh nghèo khó. 6 đứa con lần lượt chào đời, đứa trước chưa kịp lớn thì phải dắt dìu bồng bế đứa sau. 2 vợ chồng ông đầu tắt mặt tối suốt ngày trên 3 sào ruộng không thể nuôi đủ các con ăn no, thuốc thang cho các con lúc bệnh tật. Với vốn tay nghề thợ nề của mình, ông Cội làm thuê khắp nơi để nuôi con, bà Cam cũng tay xách nách mang tranh thủ đi làm mướn thêm để các con có thêm bát cơm trong ngày giáp hạt. Gia đình nghèo khó, 6 con ông Cội chưa học hết cấp ba đã lo lao vào cuộc mưu sinh để phụ ba mẹ nuôi các em. Hồ Văn Lâm, con trai thứ 5 của ông Cội đang học lớp 9 phải bỏ học giữa chừng vì thiếu tiền học phí, em Hồ Thị Lan cũng đến lớp 11 nhưng cũng đành bỏ dở việc học hành vì nhà quá nghèo... Trong căn nhà tuềnh toàng, trên sàn vương vãi tấm bìa mấy cuốn sách cũ, là dấu tích còn sót lại trong “sự nghiệp” học hành của con ông Cội. Lâm đang vội vã xếp hành lý chuẩn bị vào Nam gấp quần áo cho một xí nghiệp may. Hỏi về ước mơ của mình, Lâm cười buồn: “Em chỉ mong kiếm được thật nhiều tiền gửi về phụ ba mẹ nuôi em Lân (em trai út đang học lớp 9) theo học đến nơi đến chốn, để Lân khỏi phải chịu cảnh thất học như các anh chị đi trước”. Những câu chuyện trên không chỉ diễn ra ở Gio Quang, đâu đó trong cuộc sống chúng ta, sau lũy tre làng. Bên cạnh những gia đình sinh ít con sum vầy, đầm ấm, hạnh phúc vẫn còn những tổ ấm lạnh lẽo, thiếu trước hụt sau vì cảnh đông con. Đấy cũng là bài học bổ ích cho những cặp vợ chồng còn mê muội với các quan niệm cũ “đông con hơn đông của”, hay “ trời sinh voi trời sinh cỏ”... Lệ Như



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Chìa khóa” thoát nghèo ở huyện Gio Linh
22:25 09/10/2024

Trước đây, dẫu chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống của một bộ phận người dân ở huyện Gio Linh vẫn quẩn quanh trong khó nghèo. Từ ngày tham gia xuất khẩu lao ...

Gia đình nghèo có hai con bị bệnh
21:44 31/03/2023

Nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Liên (50 tuổi) ở thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, phải tất bật mưu sinh, vay mượn khắp nơi để thuốc thang, chữa ...

Những mái nhà an toàn cho ngư dân
22:17 26/04/2023

Sinh sống ở vùng ven biển vốn chịu nhiều rủi ro do thiên tai nên ước mơ về ngôi nhà kiên cố đối với nhiều hộ gia đình nghèo thật sự là điều xa vời. Tuy nhiên, ...

Sinh con ít, lợi ích nhiều
22:55 29/06/2023

Nhờ được tuyên truyền, vận động, hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh hiểu được những lợi ích của việc sinh con ít và nghiêm ...

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên
22:30 13/08/2024

Nhờ có nguồn vốn chính sách làm “đòn bẩy”, nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Gio Linh đã có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Trẻ nhỏ đau bụng - Chớ coi thường

Trẻ nhỏ đau bụng - Chớ coi thường
06:19 21/09/2009

(SK&ĐS) - Nếu tự nhiên con bạn hay khóc đêm, khóc quá nhiều, ưỡn người, quấy, bỏ ăn, lớn hơn một chút thấy nôn, sốt thì rất có thể trẻ bị đau bụng. Nguyên nhân chính khiến...

Có nên dùng thuốc súc họng lâu dài?

Có nên dùng thuốc súc họng lâu dài?
06:17 21/09/2009

Thuốc súc họng là loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch, viên sủi hay thuốc bột (dùng để pha trước khi sử dụng). Thuốc được dùng trong các bệnh lý nhiễm khuẩn tại chỗ...

Nữ tù chính trị can trường năm ấy

Nữ tù chính trị can trường năm ấy
05:49 21/09/2009

(QT) - Chuyến trở về Hướng Hoá (Quảng Trị) lần này, lòng tự nhủ lòng phải quyết tâm tìm gặp cho kỳ được người con gái gan dạ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tôi từng nghe...

Để xây dựng một nông thôn mới thời kỳ CNH-HĐH

Để xây dựng một nông thôn mới thời kỳ CNH-HĐH
05:43 21/09/2009

(QT) - Diện mạo nông thôn trong tỉnh Kể từ ngày thống nhất đất nước, nhất là sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cùng với sự phát...

POWERED BY
Việt Long