
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nhằm tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để từng bước phát triển kinh tế biển, HĐND thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đã thông qua Nghị quyết số 53/2018/NQ - HĐND, ngày 17/1/2018 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018 với mục tiêu khai thác thủy, hải sản đạt sản lượng 6.500 tấn, trong đó thủy, hải sản xuất khẩu 1.500 tấn; chế biến cá khô 3.500 tấn; chế biến nước mắm khoảng 170 tấn… Nhiều giải pháp đã được thị trấn Cửa Việt đưa ra nhằm hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 53/2018/NQ - HĐND thị trấn Cửa Việt đề ra.
![]() |
Ngư dân thị trấn Cửa Việt trở về từ biển khơi |
Thị trấn Cửa Việt là địa phương đi đầu trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy, hải sản của huyện Gio Linh. Hiện thị trấn có 220 tàu, thuyền, tổng công suất 42.381 CV, trong đó có 165 tàu, thuyền đánh bắt trên biển; 53 chiếc thuyền đánh bắt thủy sản trên sông; 2 tàu, thuyền làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Tổng sản lượng đánh bắt thủy, hải sản bình quân mỗi năm của thị trấn Cửa Việt đạt từ 5.000- 7.000 tấn. Những năm qua, thị trấn đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ ngư dân đầu tư cải hoán, nâng cấp tàu đánh bắt xa bờ để tiếp cận với nhiều ngư trường lớn, khai thác, đánh bắt hiệu quả hơn; khai thác có hiệu quả việc đánh bắt gần bờ, trung bờ và chuyển đổi nghề mới để phát huy lợi thế cửa lạch cũng như ngư trường mới. Tàu, thuyền của ngư dân thị trấn Cửa Việt đã có mặt hầu khắp các ngư trường lớn như Hoàng Sa, vịnh Bắc Bộ, quần đảo Trường Sa, Tây Nam Bộ… Nhiều ngư dân đã đóng những con tàu lớn vươn khơi xa, bám biển dài ngày để đánh bắt được số lượng hải sản lớn, có giá trị kinh tế cao. Từ đầu năm 2018 đến nay, những chiếc tàu xa bờ hành nghề lưới rê bùng nhùng tích cực tăng chuyến ra khơi để cải thiện thu nhập, nâng cao sản lượng. Nhiều tàu xa bờ của thị trấn Cửa Việt trúng nhiều mẻ cá lớn với thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng mỗi tàu…
Bên cạnh đó, thị trấn Cửa Việt đã chủ động mở hướng đi mới trong đầu tư phát triển các ngành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá như hấp sấy cá, chế biến thủy sản, sản xuất nước đá, kho cấp đông hàng thủy sản, các dịch vụ cung ứng nhiên liệu, vật tư, ngư lưới cụ…; khuyến khích các gia đình, nhóm hộ gia đình đầu tư vốn nâng cấp các cơ sở hấp sấy cá, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu để tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài tỉnh và thị trường nước ngoài. Do vậy, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, đặc biệt là nghề hấp sấy cá ở thị trấn Cửa Việt đã có điều kiện tốt để phát triển, có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Hiện thị trấn Cửa Việt có khoảng 43 cơ sở hấp sấy cá hoạt động ổn định, hiệu quả, hằng năm sau khi trừ chi phí, một cơ sở hấp sấy thu lãi từ 150-250 triệu đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động, thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/người/ tháng. Ngoài ra, thị trấn Cửa Việt còn có 1 công ty đóng tàu, 10 kho ướp đông lạnh cá các loại, 5 cơ sở cung ứng xăng dầu, 5 cơ sở sản xuất nước đá… Những năm gần đây, nhiều hộ dân thị trấn Cửa Việt khai thác lợi thế ở hạ lưu sông Hiếu có môi trường nước, địa hình, khí hậu, tốc độ dòng chảy phù hợp cho việc nuôi cá nước lợ, nước mặn, đã đầu tư hệ thống lồng bè nuôi cá hồng Mỹ, chẽm, cá chim trắng vây vàng… Từ 8 hộ nuôi đầu năm 2017, đến nay đã có 12 hộ nuôi với 35 lồng bè nuôi cá nước lợ, nước mặn; tổng thể tích của hệ thống lồng bè nuôi cá là từ 2.700 m3 - 2.800 m3 ; thả nuôi hơn 80.000 con giống/ vụ. Sau 7 - 8 tháng thả nuôi là có thể thu hoạch; bình quân mỗi lồng bè thu lãi từ 40 - 70 triệu đồng/vụ nuôi.
Ông Hoàng Tuấn (50 tuổi) ở khu phố 5, thị trấn Cửa Việt chia sẻ: “Thời gian qua, thị trấn Cửa Việt luôn khuyến khích ngư dân bám biển. Từ đầu năm 2018 đến nay, tàu của gia đình tôi đánh bắt cá thu, ngừ nhiều chuyến ở ngư trường vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa… có thu nhập 200 - 500 triệu đồng/ chuyến biển. Cũng nhờ bám biển nên vừa rồi gia đình tôi đã xây dựng căn nhà gần 1,5 tỷ đồng và sắm được tàu vỏ thép. Cũng như gia đình tôi, đời sống của ngư dân thị trấn Cửa Việt đang được cải thiện nhiều nhờ vào phát triển kinh tế biển”.
Chủ tịch HĐND thị trấn Cửa Việt Bùi Thúy cho biết, để phát triển kinh tế biển, từ đầu năm 2018 đến nay thị trấn Cửa Việt đã đưa ra giải pháp như khuyến khích, vận động ngư dân đóng mới tàu xa bờ; cải hoán, nâng cấp tàu, thuyền có công suất lớn và đầu tư mua sắm ngư lưới cụ hiện đại để vươn khơi xa đánh bắt có hiệu quả; giảm dần tàu, thuyền có công suất dưới 90 CV; loại bỏ một số nghề đánh bắt thủy hải sản không hiệu quả, để từng bước chuyển đổi sang ngành nghề đánh bắt hiệu quả hơn; tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển thủy sản; duy trì và xây dựng mới các mô hình tổ tự quản, tổ đội khai thác trên biển… cùng nhiều giải pháp khác.
An Phong
Tỉnh Quảng Trị có đường bờ biển dài gần 75 km, ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ và một ngư trường rộng lớn trên 8.400 km2 , trữ lượng thủy sản khoảng 60.000 tấn/ năm ...
Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với ngư trường rộng hơn 9.000 km2 , có trữ lượng hải sản dồi dào và có giá trị kinh tế cao. Vùng ven biển có điều kiện để ...
Thời gian qua, huyện Triệu Phong phát triển mạnh việc khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản. Năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt ...
Thời gian gần đây, tình trạng bồi lấp luồng lạch ra, vào cảng cá Cửa Tùng và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Tùng, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh ngày càng ...
Hôm nay 17/2, thông tin từ Chi cục Thủy sản cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ...
Bây giờ đang là mùa biển động với từng đợt sóng bạc đầu căng ngang cửa lạch Cửa Việt trong sầm sập mưa gió, rét buốt. Vậy nhưng, thời tiết đó vẫn không ngăn ...
Những ngày đầu tháng 6/2023, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt phối hợp với UBND xã Trung Giang, Gio Hải và thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh tổ chức đợt ...
Là địa phương có thế mạnh về biển nên thời gian qua, huyện Gio Linh luôn xác định phát triển kinh tế vùng biển là yếu tố quan trọng, quyết định đến nhiệm vụ ...
QTO - Nhận thức rõ xu hướng tiêu dùng hiện đại và những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số (CĐS) mang lại cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thương mại,...
QTO - Dù chưa bước vào giai đoạn cao điểm nắng nóng song nhu cầu mua sắm các thiết bị điện lạnh đang có xu hướng gia tăng. Nắm bắt cơ hội, các siêu thị,...
(QT) - Khắc phục khó khăn của địa bàn biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, những năm gần đây, nhiều thanh niên ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt...
(QT) - Qua gần 8 năm triển khai thực hiện, các mô hình “Góc bảo hộ lao động” (BHLĐ) do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và LĐLĐ tỉnh Quảng Trị phối hợp mang lại nhiều...
(QT) - Thời gian qua, bám sát sự lãnh đạo của tỉnh và tình hình địa phương, Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong triển khai thực hiện tốt nội dung cam kết trách nhiệm...
(QT) - Sau khi có Nghị quyết số 26 ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong (khóa XVII) quán...
(QT) - Vào những ngày đầu tháng 8 năm Mậu Tuất (khoảng ngày 10/9/2018 trở đi), người trồng hoa ở làng hoa An Lạc, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà bắt đầu xuống vụ hoa tết...
(QT) - Hội thảo “Tham vấn cấp huyện và cấp xã về khung chính sách tái định cư, kế hoạch dân tộc thiểu số khi triển khai Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ” được tổ...