Cập nhật: Thứ 6, 27/05/2011 | 11:32 GMT+7

Chú trọng công tác xuất khẩu lao động ở miền núi

(QT) - Thực hiện Quyết định 71/2009/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/4/2009 về việc phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 -2020, huyện Đakrông (Quảng Trị) là địa phương đầu tiên của tỉnh thực hiện chương trình này. Sau 2 năm đưa người dân tộc thiểu số đi XKLĐ, dù còn nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã làm thay đổi nhận thức về lao động, việc làm của đồng bào nơi đây. Thông qua Cục Quản lý lao động nước ngoài, phòng LĐ-TB&XH huyện Đakrông đã phối hợp với Công ty Cổ phần xây dựng và cung ứng nhân lực Quang Trung; Công ty Cổ phần cung ứng nhân lực và thương mại Vietcom; Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tổ chức thực hiện tư vấn, tuyên truyền vận động đến tận thôn bản có đồng bào dân tộc sinh sống. Nhờ vậy, năm 2009 toàn huyện có 178 lao động tham gia đào tạo để đi XKLĐ trong đó có 122 lao động là người dân tộc thiểu số, chiếm 68,54% và đã có 96 lao động xuất cảnh. Năm 2010, có 445 lao động tham gia các lớp đào tạo để XKLĐ trong đó có 373 lao động là người dân tộc thiểu số, chiếm 83,8% và đã có 197 lao động xuất cảnh đi lao động xuất khẩu.

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm ở Đakrông. Ảnh: HỒ CẦU

Như vậy, qua 2 năm thực hiện, toàn huyện Đakrông có 293 người đi lao động xuất khẩu ở các thị trường Malayxia, Trung Đông, Nhật Bản. Theo phòng LĐ-TB&XH huyện Đakrông tính từ ngày 1/1/2010 đến 31/11/2010 tổng số tiền lao động đã gửi về gia đình là 2,039 tỷ đồng/109 lao động. Nhờ đó, nhiều gia đình đã cải thiện được cuộc sống, thoát khỏi hộ nghèo, có nhiều gia đình đã sửa chữa lại nhà cửa, mua sắm thêm thiết bị gia đình. Đặc biệt một số gia đình có nhiều người tham gia XKLĐ như: Gia đình ông Hồ Nhong ở Khe Xong, thị trấn Krông Klang có 4 người con đi XKLĐ ở Trung Đông; gia đình ông Nguyễn Đình Cổn, thôn A Rong dưới, xã A Ngo có 3 người con đi XKLĐ ở Malaysia… So với số người nằm trong độ tuổi lao động ở huyện Đakrông thì con số 293 người tham gia XKLĐ còn khá thấp nhưng lại mang ý nghĩa đặc biệt. Ngoài tạo việc làm, đem lại thu nhập, làm thay đổi cuộc sống mỗi cá nhân và gia đình, môi trường làm việc công nghiệp hiện đại, cuộc sống tập thể sau 3, 4 năm lao động ở nước ngoài sẽ là điều kiện thuận lợi làm thay đổi nhận thức của những người lao động. Ông Nguyễn Bình, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đakrông cho biết: “Do trình độ học vấn, tay nghề của lao động ở đây còn thấp chỉ đáp ứng được yêu cầu của những thị trường dễ tính như Malayxia và Trung Đông nên thu nhập của người lao động chưa cao. Chúng tôi đang có dự tính sau khi những lao động đã hoàn thành hợp đồng từ 2 thị trường này trở về sẽ tiến hành tuyên truyền, vận động để họ có thể tham gia lao động ở những thị trường khó tính hơn như Đài Loan, Hàn Quốc… Chúng tôi hi vọng với sự hỗ trợ của nhà nước, trong tương lai Đakrông sẽ là địa phương có thế mạnh về công tác XKLĐ”. Mặc dù vậy, công tác XKLĐ ở miền núi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần sự vào cuộc, quan tâm nhiều hơn nữa của các ban ngành liên quan. Bên cạnh nhận thức còn hạn chế của người dân thì Đakrông là huyện rộng, địa bàn đi lại khó khăn, các xã đều nằm ở xa trung tâm huyện nên việc tổ chức triển khai tuyên truyền, vận động và tuyển người gặp nhiều trở ngại. Số lượng lao động đăng ký tham gia XKLĐ ban đầu đông nhưng qua khâu tuyển dụng, đào tạo định hướng lao động có đủ điều kiện xuất cảnh chiếm tỷ lệ còn thấp, chưa đến 60%. Trong đó nguyên nhân do sức khỏe người lao động không đảm bảo; ý thức người lao động chưa cao, không quen khuôn khổ, kỷ luật nên xảy ra tình trạng đào tạo xong lao động tự ý bỏ về, không tham gia xuất cảnh. Trong số 293 người được xuất cảnh sang nước ngoài thì đã có lao động tự ý phá vỡ hợp đồng, tự ý nhảy việc hay vi phạm pháp luật nước ngoài. Năm 2009, có 60/96 lao động phải trở về địa phương, trong đó có 50 lao động là người dân tộc thiểu số. Năm 2010 có 109/197 lao động về lại địa phương, trong đó có 98 lao động là người dân tộc thiểu số. Để thực hiện tốt đề án XKLĐ ở Đakrông cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động đến tận thôn bản, xem việc XKLĐ là một trong những công việc góp phần tích cực đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo, có tác dụng kép vừa tạo thu nhập trước mắt vừa thay đổi ý thức kỷ luật và tập quán lao động trong những năm sau. Bên cạnh đó cần chú trọng công tác định hướng và đào tạo nghề cho người trong độ tuổi lao động; tuyên truyền những phương cách bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những người trong độ tuổi lao động. LÂM THANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thắp sáng ước mơ khởi nghiệp

Thắp sáng ước mơ khởi nghiệp
10:25 tối Thứ 5

QTO - Sau ba mùa tổ chức, cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo do Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức đã thực sự trở thành một phong trào lan tỏa trong giới trẻ, vượt ra...

Làm giàu từ đồng đất quê hương

Làm giàu từ đồng đất quê hương
10:00 tối Thứ 4

QTO - Trong bối cảnh đô thị hóa, không ít người trẻ chọn ly hương, câu chuyện của những người “quay về” làm giàu từ chính mảnh đất quê hương đã trở thành...

Có quyết tâm ắt thành công

Có quyết tâm ắt thành công
02:42 25/05/2011

(QT) - Chị Cao Thị Liên (thôn Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh, Quảng Trị) được mọi người biết đến là người phụ nữ có quyết tâm cao, luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám...

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long