Cập nhật: Thứ 7, 21/11/2015 | 14:44 GMT+7

Chở chữ lên ngàn

(QT) - Dẫu biết rằng hành trình “chở chữ lên ngàn” còn gặp nhiều gian khổ, nhưng bằng tấm lòng quý trẻ, yêu nghề, những thầy giáo ở điểm trường Ra Ty cũng như nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa khác đã vượt qua khó khăn, thiếu thốn để đóng góp công sức vào việc thắp sáng ước mơ con chữ giữa đại ngàn Trường Sơn… Gian nan đường vào bản Xuất phát từ thị trấn Khe Sanh, chúng tôi lên đường vào điểm trường Ra Ty, thuộc xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa khi sương mù giăng mắc khắp núi đồi. Chạy được nửa tiếng đồng hồ, tôi nhìn các thầy, cô giáo đi cùng rồi nghĩ: “Đường đi thuận lợi như thế này mà các thầy, cô cứ bảo “khó lắm, khó lắm”. Chắc họ chỉ “dọa” mình thôi”. Nhưng khi đi hết phần đường nhựa ngoặt vào con đường đất đỏ lầy lội bởi cơn mưa rừng tối qua, ý nghĩ lúc nãy của tôi đã bị dập tắt. Trước mắt chúng tôi là những con dốc cao dựng đứng và nhan nhản những hố rãnh cắt ngang mặt đường. Càng tiến sâu vào đường càng thu hẹp lại, lau lách phủ kín lối đi. Thầy giáo Đinh Văn Minh, Trưởng điểm trường Ra Ty khuyên mọi người nên dừng lại gửi xe để cuốc bộ, bởi bắt đầu từ chân đồi này, đường đi lại rất khó khăn.

Điểm trường Ra Ty còn khó khăn, tạm bợ

Trời se lạnh, nhưng khi leo hết con dốc “Mạ ơi” (thuộc địa phận xã Húc) ai nấy mồ hôi vã ra như tắm. Thấy tôi thắc mắc về tên gọi của con dốc, các thầy, cô giáo nói, khi tình nguyện vào bản Ra Ty “cắm bản, gieo chữ” họ đã nghe người dân bản địa ở đây gọi tên dốc là như thế rồi. “Chắc có người Kinh nào đó vào đây, khi leo hết con dốc này, mệt quá gọi “Mạ ơi” nên bây giờ trở thành tên gọi luôn”, một người trong đoàn tếu táo suy luận. Dừng chân nghỉ ngơi trên đỉnh “Mạ ơi”, thầy giáo Tuấn Anh (chủ nhiệm lớp 3) tâm sự: “Tôi tình nguyện vào bản Ra Ty dạy học đã hơn 3 năm nay. Nhớ lại ngày đầu vào điểm trường Ra Ty nhận công tác gian nan, vất vả không kể nổi. Đường sá đi lại không có nên tôi cứ mò mẫm giữa rừng mà đi, đi miết mãi rồi cũng thành quen. Tuy nay đường sá đi lại có phần dễ hơn lúc trước nhưng so với các điểm trường khác thì ở đây vẫn còn gian nan, vất vả”. Thầy giáo Tuấn Anh kể rằng, mùa nắng thì đường đi lại còn dễ, chứ đến mùa mưa giáo viên phải ở lại trường có khi đến cả tuần lễ. Bởi đường vào bản Ra Ty bị chia cắt bởi nhiều khe suối, đến mùa mưa nước ở các khe suối này dâng cao, chảy rất xiết. Thấm mệt, tôi hỏi thầy giáo Đinh Văn Minh: “Đường vào trường còn xa nữa không thầy?”. Thầy Minh nhìn tôi lấm lem từ đầu đến chân, ái ngại: “Phải lội qua ba khe suối, hai ngọn đồi nữa mới đến được nơi”. Và thế là non một buổi sáng hết đi xe máy, rồi gửi xe cuốc bộ chúng tôi mới đến được điểm trường Ra Ty. Thầy giáo Hồ A Lưới- là giáo viên chủ nhiệm lớp 5, vào điểm trường Ra Ty công tác gần 1 năm nay - mới 45 tuổi nhưng tóc đã bạc trắng. Thầy Lưới cho biết: “Có hai con đường dẫn vào điểm trường Ra Ty: Một là đi theo nhánh đường nối từ trung tâm huyện Hướng Hóa vào bản Ra Ty, nhưng quãng đường này dài gần 10 km, có thể chạy xe máy được nhưng rất khó khăn, gặp nhiều khe suối chia cắt; hai là đi theo con đường nhỏ dài gần 8 km luồn lách qua từng cánh rừng ở phía Đông xã Hướng Lộc (Hướng Hóa), đường này khó hơn và không thể đi xe máy”. “Vào mùa mưa thì thế nào?”, tôi hỏi. “Cả hai đường đến trường đều khó khăn, trắc trở như nhau, lội bộ cũng hơn 3 tiếng đồng hồ”, thầy A Lưới nói. Tôi chợt nhớ lại lời thầy giáo Hồ Sỹ Chẩm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hướng Lộc nói: “Đầu năm họp hội đồng, dù biết trước đường dẫn vào điểm trường Ra Ty rất khó khăn nhưng nhiều thầy giáo có tuổi vẫn tình nguyện vào “cắm bản, gieo chữ”…”, mới thấy được tâm huyết của những người thầy nơi đây. “Sáng mai đi học nhé…” Điểm trường Ra Ty có tất cả 35 học sinh từ lớp 1-5 và bốn thầy giáo đứng lớp. Ngôi trường có nhiều cột kèo đã bị mối ăn rỗng ruột, trông rất nguy hiểm. Mỗi khi trời mưa bão, cả thầy và trò nơi đây luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm lo sợ trường sập. Thầy giáo Đinh Văn Minh cho biết: “Do điểm trường Ra Ty chỉ có 3 phòng học mà có đến năm lớp nên chúng tôi phải ngăn một phòng ra thành hai phần để cho các em học sinh lớp 2, lớp 3 học tạm. Riêng học sinh lớp 5, các thầy giáo phải xắn tay áo cùng dân bản che tạm bợ dăm tấm tôn làm thành một phòng rộng khoảng 12 m2, hai bên thưng bằng tre, nứa để các em có nơi học tập. Cơ sở vật chất ở đây quá thiếu thốn”. Thầy Minh cho biết thêm, trước kia ở đây chưa có điện, việc dạy học của các giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa, trời cứ tối sầm từ sáng đến tối. Để khắc phục tình trạng này, toàn thể giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lộc đã quyên góp tiền mua pin năng lượng mặt trời để phục vụ tốt cho việc dạy học ở điểm trường này. Năm ngoái khi điện được kéo vào tận bản Ra Ty, các thầy giáo ở điểm trường này tháo thiết bị chiếu sáng ấy để chia sẻ khó khăn với điểm trường khác chưa có điện chiếu sáng… Ở điểm trường Ra Ty, khó khăn nhất vẫn là việc vận động học sinh trong bản đến trường để duy trì sĩ số lớp học. Các thầy giáo phải thường xuyên tìm đến nhà để thuyết phục phụ huynh cho học sinh tiếp tục đến lớp. Bởi người đồng bào Vân Kiều ở bản Ra Ty còn nghèo lắm, họ vẫn thường quan niệm rằng “đói cơm mới chết, đói chữ không chết”, nên nhiều học sinh phải chịu thiệt thòi. Thầy giáo Tuấn Anh nói rằng, các thầy, cô giáo nào cũng vậy, lúc đầu bước chân vào giảng dạy ở điểm trường này khó nhất là khâu tiếp cận với các em học sinh. Cho nên, khi đến đây nhận công tác, các thầy, cô giáo bắt buộc phải học thêm tiếng Vân Kiều để nói chuyện, tạo sự thân mật, gần gũi giữa thầy và trò. “Tà- rựp pa-nơ pở- học lơ” (tiếng Vân Kiều có nghĩa là “sáng ngày mai đi học nhé”) là câu nói mà tôi nghe được từ các thầy giáo ở điểm trường Ra Ty nhắn nhủ đến các em học sinh lúc tan trường. Dẫu biết rằng hành trình “chở chữ lên ngàn” còn gặp nhiều gian khổ, nhưng bằng tấm lòng quý trẻ, yêu nghề, những thầy giáo ở điểm trường Ra Ty cũng như nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa khác đã vượt qua khó khăn, thiếu thốn để đóng góp công sức vào việc thắp sáng ước mơ con chữ giữa đại ngàn Trường Sơn… Bài, ảnh: ĐỨC NGHĨA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Cõng chữ” lên non, thắp sáng đại ngàn
22:35 30/06/2025

Trong những năm tháng gian khó, từ Quảng Bình, nhiều giáo viên trẻ đã vượt núi, băng rừng vào Quảng Trị (nay hai tỉnh đã sáp nhập thành tỉnh Quảng Trị), đưa ...

Gian nan con chữ vùng Càng
21:30 30/12/2022

Trong tiết trời lạnh giá, hàng chục học sinh bậc tiểu học của điểm trường Càng (thuộc Trường TH&THCS Hải Hòa, huyện Hải Lăng) co ro bám chặt mạn ghe để phụ ...

Gieo chữ nơi gió núi, mây ngàn
22:10 04/12/2024

Từ Quảng Trị, thầy Hồ Văn Hải (sinh năm 1978), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Ba Tầng, huyện Hướng Hóa vinh dự ra Thủ đô Hà ...

Gian nan gieo chữ ở thôn Cát, Trỉa
22:45 24/11/2023

Cát và Trỉa là 2 thôn có vị trí địa lý xa xôi, cách trở của xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây chỉ mới có điện vào năm 2016, có sóng điện thoại vào năm ...

Người Thầy gieo chữ, gieo tình...
22:59 18/11/2022

Về làng tôi, hỏi thăm nhà thầy Diệm (Hoàng Ngọc Diệm), chắc hẳn ai cũng sẽ được người quê chỉ đường tận tình, nếu cần họ sẵn lòng đưa vào tận ngõ. Con người ấy ...

Đi học chữ để vươn lên
23:35 03/11/2022

So với trước kia, phụ nữ ở huyện miền núi Hướng Hóa đã tiến những bước dài trên con đường bình đẳng giới. Trong hành trình tìm lại tiếng nói của mình, chị em ...

Gieo những con chữ yêu thương
22:45 18/08/2023

Từng hai lần định rời bục giảng nhưng bảng đen, phấn trắng như một cái duyên, giúp cô Nguyễn Thị Thuyết, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở ...

Đổi thay ở Dốc Mây

Đổi thay ở Dốc Mây
4 giờ trước

QTO - Ẩn mình trong mây trắng suốt bốn mùa, bản Dốc Mây, xã Trường Sơn được ví von là “bản cuối trời” của phía Tây Quảng Trị. Do đường sá cách trở, trước...

Ngày mới ở Nam Trạch

Ngày mới ở Nam Trạch
4 giờ trước

QTO - Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, kết thúc hoạt động ĐVHC cấp huyện, cùng với cả nước, ngày 1/7/2025, xã Nam Trạch,...

Gỡ vướng cho xe điện hoạt động du lịch

Gỡ vướng cho xe điện hoạt động du lịch
10:35 tối Thứ 4

QTO - Xe điện 4 bánh đi vào hoạt động thí điểm hơn 10 năm trước và chuyên vận chuyển du khách tại nội thành, các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn Đồng...

Vươn tới ước mơ

Vươn tới ước mơ
10:30 tối Thứ 4

QTO - Với tổng điểm 48,35/50, Nguyễn Thị Thúy Hằng, học sinh Trường THCS Võ Ninh đã xuất sắc trở thành thủ khoa chuyên Hóa và em cũng là thủ khoa của kỳ...

Lương y... phải như từ mẫu!

Lương y... phải như từ mẫu!
10:10 tối Thứ 4

QTO - Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Y dược Huế năm 2016, bác sĩ Phạm Văn Vượng (SN 1991), quê ở xã Ninh Châu, tỉnh Quảng Trị về nhận công tác tại Khoa...

Kết nối những tấm lòng nhân ái

Kết nối những tấm lòng nhân ái
07:31 21/11/2015

(QT) - Với mong muốn giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, thời gian qua, Đài Phát thanh-Truyền hình (PTTH) tỉnh Quảng Trị đã xây dựng và thực hiện chương trình “Kết nối yêu thương”...

Thời tiết

29°C - 33°C
Nhiều mây, không mưa
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long