Cập nhật: Chủ nhật, 09/08/2009 | 15:37 GMT+7

Chăm sóc cho bé bị tiêu chảy tại nhà

(SK&ĐS) - Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè. Gọi là tiêu chảy khi bé đi tiêu phân lỏng trêm 2 lần mỗi ngày.

Bù nước khi bé bị tiêu chảy

Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân. Mỗi gói ORS pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước), mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Nếu bé không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Cho bé uống nước đầy đủ khi bị tiêu chảy.
Ăn uống khi bé bị tiêu chảy Để bé không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau), cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ. Sữa mẹ rất quí với bé trong lúc này vì vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu bé bú sữa ngoài, vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Trong một vài trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài, trở nên kém dung nạp với đường lactose trong sữa, nên thay sữa đang bú bằng các loại sữa không có đường lactose theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi hết tiêu chảy, trẻ sẽ uống lại sữa đã uống trước khi bệnh.

Chăm sóc như trên tuy đơn giản nhưng hiệu quả. Trái lại một số thói quen thường gặp sau đây có thể gây ra những hậu quả trầm trọng cho bé:

- Hạn chế cho bé uống nước vì sợ uống vào lại tiêu chảy nhiều. Điều này sẽ làm bé bị thiếu nước nặng, dẫn đến rối loạn nước - điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.

- Uống thuốc “cầm” tiêu chảy sẽ làm liệt ruột, các chất độc và vi trùng ứ đọng lại dẫn đến nhiễm độc, bụng chướng to, bỏ ăn, khó thở.

- Cho bé ăn cháo trắng với muối, không cho bú mẹ... Sẽ làm bé mau chóng kiệt sức, suy dinh dưỡng, khó hồi phục sau bệnh.

- Tự mua thuốc cho bé uống, vừa không chữa được bệnh lại dễ dẫn đến ngộ độc thuốc và kéo dài ngày bệnh.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Để các bé ít mắc bệnh tiêu chảy, cần lưu ý đến các điểm sau:

- Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.

- Sử dụng nguồn nước sạch.

- Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.

- Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.

- Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Đưa bé đi khám bác sĩ khi có một trong những triệu chứng sau:

- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.

- Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

- Bụng đau khi sờ ấn.

- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

-

Có dấu hiệu mất nước nặng như: da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu rất ít, lừ đừ, da nổi bông.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Sát thủ” âm thầm của người trẻ

“Sát thủ” âm thầm của người trẻ
1 giờ trước

QTO - Không phải bệnh truyền nhiễm song số ca bệnh tim mạch ghi nhận được tại các bệnh viện đang ngày càng tăng và diễn tiến nặng hơn. Đáng lo ngại, căn...

Tương lai mịt mờ của cậu học sinh nghèo

Tương lai mịt mờ của cậu học sinh nghèo
1 giờ trước

QTO - Bố mẹ chia tay khi Trần Đình Vũ ở Khu phố 7, vẫn còn nhỏ. Em sống cùng người bố bị bệnh tâm thần, mãi đến năm lên lớp 3 ông bà nội mới đưa cả hai bố...

Như anh em một nhà

Như anh em một nhà
1 giờ trước

QTO - Như một nhân duyên tốt lành, như một lẽ tự nhiên, có những làng quê hình thành từ những người vốn có quê hương bản quán khác nhau, không hề quen biết...

Trọn vẹn nghĩa tình tri ân liệt sĩ

Trọn vẹn nghĩa tình tri ân liệt sĩ
10:25 tối Thứ 6

QTO - Vinh dự được thay mặt cả nước chăm sóc chu đáo cho hơn 74.000 mộ liệt sĩ tại 157 nghĩa trang lớn nhỏ trên địa bàn, những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn...

Điểm tựa tin cậy của người nghèo

Điểm tựa tin cậy của người nghèo
10:05 tối Thứ 6

QTO - Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn và cho vay phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa...

Rễ sắn dây trị say nắng, say nóng

Rễ sắn dây trị say nắng, say nóng
08:23 09/08/2009

(SK&ĐS) - Ở Việt Nam, hầu như ở mọi nơi, mọi vùng, miền,  trong mỗi gia đình, ít nhiều cũng có vài ba gốc sắn dây được trồng với mục đích làm thực phẩm, luộc ăn như khoai...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 29°C - 35°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long