Cập nhật: Thứ 2, 22/04/2013 | 12:33 GMT+7

Cảnh giác với nguy cơ bệnh liên cầu lợn quay trở lại

(QT) - Đến thời điểm này, mặc dù trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn chưa ghi nhận trường hợp mới nào mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, nhưng trước thực trạng dịch bệnh heo tai xanh- nhân tố đi kèm gây nên bệnh liên cầu lợn ở người- đã xảy ra tại một số địa phương trong tỉnh thì hơn bao giờ hết, người dân cần nêu cao ý thức đề phòng. Đến thăm gia đình ông Đ.Q.H, người mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn ở xã Triệu Long (Triệu Phong) gần 2 năm về trước, mới thấy hết những di chứng nặng nề của căn bệnh này để lại. Nhìn ông H., khó ai có thể tin rằng chỉ gần 2 năm về trước, ông vốn là một người sức vóc, tráng kiện. Trước mắt chúng tôi bây giờ là một người đi lại khó khăn, khả năng nói, nghe rất kém, mắt nhìn mờ, tóc bạc trắng. Người nhà ông H. cho biết, sau lần trực tiếp tham gia cùng hàng xóm giết mổ lợn bệnh vào năm 2011, 3 ngày sau ông phát bệnh với các triệu chứng sốt li bì, xuất huyết, vàng mắt, cứng tứ chi. Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phải chuyển gấp ông vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị 2 tháng trời với kết luận mắc bệnh liên cầu lợn. May mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng bệnh liên cầu lợn đã khiến ông H. mất trên 80% sức lao động, mọi sinh hoạt thường ngày bây giờ ông đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người thân.

Bệnh liên cầu lợn có thể gây tử vong nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Ở xã Triệu Long, câu chuyện về hai người dân trực tiếp giết mổ lợn bị dịch bệnh tai xanh dẫn đến hậu quả một người tử vong và một người sống sót nhưng phải chịu nhiều di chứng hiện vẫn là bài học cảnh tỉnh đối với người dân nơi đây. Đặc biệt, khi ở một vài địa phương lân cận, dịch bệnh lợn tai xanh lại xảy ra khiến người dân trong xã càng có ý thức đề phòng hơn. Anh Đoàn Xê, hàng xóm của ông H. bày tỏ: Sau khi chứng kiến chuyện đáng tiếc xảy ra tại địa phương, bản thân tôi cũng như bà con trong xã luôn nhắc nhau không được tự ý giết mổ lợn bệnh. Nếu gia đình nào có lợn mắc bệnh thì phải báo với thú y xã, với chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp, tránh lặp lại nguy cơ bị lây truyền dịch bệnh dẫn đến hậu quả đáng tiếc như trước đây. Là một địa phương có ổ dịch cũ và hiện đang đối diện với nguy cơ có thể bị lây lan dịch bệnh lợn tai xanh tại các xã lân cận như Triệu Đông, Triệu Đại, Triệu Hoà khi mùa nắng nóng đã đến gần, xã Triệu Long, đặc biệt là Trạm y tế xã đã và đang triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm giúp người dân phòng chống bệnh liên cầu khuẩn một cách chủ động. “Trước nguy cơ dịch bệnh liên cầu khuẩn lợn có thể quay trở lại, UBND xã đã chỉ đạo cho trạm y tế trực tiếp triển khai họp dân tại các thôn và viết bài truyền thông phát trên hệ thống truyền thanh của xã nhằm giúp người dân hiểu rõ về sự nguy hiểm của bệnh liên cầu lợn. Đây là bệnh thường đi kèm với dịch bệnh lợn tai xanh, do đó người dân cần nâng cao ý thức đề phòng”, ông Đoàn Văn Thạch, Trưởng trạm Y tế xã Triệu Long cho biết. Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus gây nên, bệnh lây từ lợn sang người và đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây tử vong nhanh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có nguy cơ trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh. Theo ông Nguyễn Xuân Tường, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thì mặc dù liên cầu khuẩn lợn là một bệnh rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người tuân thủ các khuyến cáo sau: Đối với người giết mổ lợn, tuyệt đối không giết mổ lợn bệnh; không được sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn cho động vật khác; mang trang bị bảo hộ cá nhân cần thiết (găng tay, khẩu trang, kính, mũ…), bảo đảm các vết xước, vết thương không tiếp xúc trực tiếp với lợn hay các sản phẩm của lợn; nơi giết mổ phải đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ, tách biệt với khu chế biến thức ăn. Đối với người buôn bán, vận chuyển lợn, thịt lợn, các sản phẩm có liên quan từ lợn không mua bán, vận chuyển lợn bị bệnh; lợn và thịt lợn không rõ nguồn gốc không có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y. Đối với người nội trợ và tiêu dùng nên chọn mua thịt lợn sạch đã được cơ quan thú y kiểm dịch; không ăn thịt lợn sống, nội tạng lợn chưa được nấu chín, không ăn thịt lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi chế biến thức ăn không để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không dùng chung dao thớt để chế biến thịt sống và thịt chín. Khi tay có vết xây xước không được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm từ lợn còn sống. Đối với người chăn nuôi lợn cần vệ sinh chuồng trại chăn nuôi thường xuyên để phòng bệnh. Khi nghi ngờ lợn bị bệnh thì phải báo với cơ quan, cán bộ thú y để phát hiện, chẩn đoán và điều trị cho lợn. Nếu lợn chết phải tiêu huỷ ngay đàn lợn bị nhiễm bệnh bằng cách chôn ngay, chôn sâu, chôn xa nguồn nước, xa khu dân cư và cần phải có chất sát khuẩn mạnh kèm theo như vôi bột, Cloramin B. Tuyệt đối không được giết mổ lợn bị bệnh. Khi nghi ngờ có người mắc bệnh liên cầu lợn với các triệu chứng điển hình như sốt cao đột ngột, đau nhức bắp thịt, nhức đầu, ói mửa, đau bụng, da có mảng xuất huyết… sau khi đã tiếp xúc hoặc ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc thì cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bài, ảnh: PHƯƠNG THẢO



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cảnh giác với dịch bệnh than
22:35 22/04/2024

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh than tại Lào, cơ quan chức năng và các địa phương dọc tuyến biên giới Việt - Lào đang tập trung triển khai nhiều giải ...

Học sinh ngán sử vì chán sách giáo khoa

Học sinh ngán sử vì chán sách giáo khoa
08:30 21/04/2013

(TNO) - Cả giáo viên phổ thông và các chuyên gia đều nhận định chính nội dung và cách trình bày của sách giáo khoa là một trong những nguyên nhân khiến cả người dạy và học đều...

79 cụm thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội

79 cụm thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội
08:29 21/04/2013

(TNO) - Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố danh sách các cụm thi tốt nghiệp THPT 2013. Mặc dù Bộ GD-ĐT bỏ quy định thi tốt nghiệp theo cụm trường nhưng Hà Nội vẫn tiếp tục tổ chức các...

Nguy cơ ung thư đại trực tràng

Nguy cơ ung thư đại trực tràng
08:29 21/04/2013

(TNO) - Ung thư đại trực tràng (ruột kết) là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới. Phần lớn người mắc bệnh này bị các vấn đề về tiêu hóa.

Hạt cười cải thiện đường ruột

Hạt cười cải thiện đường ruột
08:29 21/04/2013

(TNO) - Hạt cười (quả hồ trăn) có thể giúp thay đổi hàm lượng các vi khuẩn có khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột, theo một nghiên cứu mới ở Mỹ.

Thời tiết

28°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long