
{title}
{publish}
{head}
(SGGPO) - Ngày 1-8, trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) do virus Ebola gây ra đang hoành hành tại một số quốc gia vùng Tây phi làm hàng ngàn người mắc và tử vong, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo để người dân chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo đó, bệnh SXH do virus Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên tới 90% nên được xếp vào nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm.
Tại châu Phi, virus lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới. Đáng lưu ý, virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng). Đặc biệt, cán bộ y tế rất có nguy cơ nhiễm virus Ebola khi chăm sóc bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh này nếu không áp dụng các biện pháp phòng hộ thích hợp.
Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn…); Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; Không cầm/nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó; Nếu đang ở vùng có dịch mà xuất hiện các triệu chứng (sốt, đau đầu, đau họng, ỉa chảy, nôn, đau dạ dày, phát ban, đỏ mắt) cần đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 12-2013 tới 31-7-2014 đã ghi nhận 1.201 trường hợp nhiễm virus Ebola trong đó có 672 trường hợp tử vong tại 3 nước vùng Tây Phi gồm: Guinea (427 trường hợp), Liberia (249 trường hợp) và Sierra Leone (525 trường hợp).
Trước tình hình đó, Tổng Giám đốc WHO cùng các đối tác đã họp bàn và thảo luận các biện pháp tập trung vào việc triển khai ngay các nguồn lực nhằm trợ giúp các quốc gia ngăn chặn lây lan dịch bệnh, bao gồm: Điều tra dịch tễ học; Theo dõi các người tiếp xúc gần; Cung cấp thông tin cho cộng đồng; Huy động cộng đồng chống dịch bệnh; Quản lý điều trị ca bệnh; Phòng chống lây nhiễm và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.
Tuy nhiên, đến nay, WHO vẫn chưa có khuyến cáo hạn chế đi lại hoặc giao lưu thương mại áp dụng với các quốc gia nói trên. Nguy cơ lây nhiễm cho người đi du lịch rất thấp, do bệnh lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể hay các chất bài tiết của người nhiễm bệnh.
QUỐC LẬP
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tổ chức chiến dịch cao điểm tháng 6, 7 tới triển khai công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và các ...
VOV.VN - Truyền thông Trung Quốc dẫn thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, một phụ nữ người Trung Quốc đã tử vong sau khi nhiễm cúm A (H3N8) và ...
(Vietnam+) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Karl Lauterbach cho biết hiện virus vẫn rất nguy hiểm và dịch bệnh còn kéo dài, sẽ có rất nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 ...
Hôm nay 2/8, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đại tá Lê Văn Phương cho biết, hiện nay nước bạn Lào đã bước vào thời điểm giao mùa, đang ...
Hiện nay thời tiết bắt đầu bước vào mùa mưa, rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng và bùng ...
(Tin Tức) - Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn thông báo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 10/1 cho biết khoảng 10.000 ca tử vong vì dịch COVID-19 đã được ghi ...
Sau thời gian “vắng bóng”, thời điểm này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bắt đầu xuất hiện trở lại một số ca bệnh sốt rét. Trước tình hình đó, ngành y tế yêu cầu ...
Dịch bệnh sốt xuất huyết những tháng gần đây vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại các địa phương trong tỉnh nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng. Để ứng phó ...
QTO - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chính thức xếp hạng II cho Bệnh viện Mắt Quảng Trị. Đây không chỉ là sự thay đổi về mặt hành chính, mà...
QTO - Nhiều năm qua, hai anh em cháu Trương Nhật Huy (sinh năm 2011) và cháu Trương Minh Thi (sinh năm 2013), phải nương tựa vào người dì cùng bà ngoại đã...
(SGGP) - Đây là thông tin đáng lo ngại được đưa ra tại lễ phát động các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ 2014 với chủ đề “Sữa mẹ - Món quà vô giá cho...
(TN) - Thực phẩm được nạp vào cơ thể có thể tác động đến chức năng não bộ. Nhận biết những thực phẩm ảnh hưởng đến não bộ có thể giúp chúng ta điều chỉnh chế độ ăn uống mỗi...
(NCT) - Thiếu tướng Trương Hữu Quốc, sinh năm 1942, quê xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Vì người cha vào Nam hoạt động cách mạng nên lúc còn nhỏ ông sống với mẹ....
(ĐĐK) - Nắng hạn kéo dài kết hợp gió phơn Tây Nam thổi mạnh đã làm cho hơn 15.000 ha lúa và hoa màu vụ hè - thu của nông dân tỉnh Quảng Trị khô quắt, đứng trước nguy cơ mất...
Đồng chí NGUYỄN VĂN TRÌNH, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Quảng Trị trả lời phỏng vấn -Thưa đồng chí! Tháng 8/2014 đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành...
(QT) - Lúc ông bà quyết định bán cả cơ ngơi để theo con gái vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, nhiều người quen đã phản đối. Dù gì, ở quê, ông bà thuộc diện khá giả, nhà cửa...