Cập nhật:  GMT+7

Cần thúc đẩy việc cấp mã số vùng trồng

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến cuối tháng 3/2024, chi cục mới chỉ cấp 17 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. .

Cần thúc đẩy việc cấp mã số vùng trồng

Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T

Mã số vùng trồng là căn cứ để cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan theo dõi, quản lý tình hình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Mã số này còn đóng vai trò quan trọng giúp truy xuất nguồn gốc nông sản.

Hiện nay, thông qua phần mềm cơ sở dữ liệu ngành trồng trọt, các tổ chức, cá nhân có thể đăng ký trực tuyến để được cấp mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt một cách nhanh gọn. Việc cấp mã số không phải tốn chi phí, chỉ cần tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ các tiêu chí về diện tích, an toàn thực phẩm, kiểm soát sinh vật gây hại.

Nhận thấy những ưu điểm ấy, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã triển khai việc cấp, quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên phần mềm trực tuyến. Đồng thời tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đáp ứng đầy đủ quy định đăng ký. Công tác kiểm tra, giám sát vùng trồng đã cấp mã số được quan tâm.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 3/2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chỉ mới cấp được 17 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên cây lúa, lạc, đậu xanh, thanh long, chanh leo, cam, bưởi, an xoa, hồ tiêu với tổng diện tích hơn 150 ha.

Nguyên nhân là do quy mô sản xuất của doanh nghiệp, người dân còn manh mún, nhỏ lẻ; nhận thức về mã số vùng trồng và lợi ích của nó mang lại còn hạn chế; nhiều người thiếu kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, dẫn đến khó khăn trong việc kê khai cấp mã số...

Từ thực tế trên, việc khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tổ chức, cá nhân hoàn thành những thủ tục cần thiết, sớm đăng ký và được cấp mã số vùng trồng là hết sức cần thiết.

Tây Long

Tin liên quan:
  • Cần thúc đẩy việc cấp mã số vùng trồng
    Toàn tỉnh có 11 vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu

    Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay toàn tỉnh đã cấp được 24 mã số vùng trồng (MSVT) tại các địa phương. Trong đó, có 11 MSVT phục vụ xuất khẩu gồm: 9 MSVT trên cây chuối (xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc) với diện tích hơn 2.057 ha và 2 MSVT trên cây lúa (xuất khẩu vào thị trường Châu Âu) với diện tích hơn 37 ha.

  • Cần thúc đẩy việc cấp mã số vùng trồng
    Tăng cường quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu

    Hiện nay, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng (MSVT), cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý MSVT và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu là nhu cầu cấp bách đối với các địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Trị.

  • Cần thúc đẩy việc cấp mã số vùng trồng
    Hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng để hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới nâng cao

    Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt để theo dõi tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng, đưa khâu tổ chức sản xuất bắt kịp xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại, tạo thuận lợi để xuất khẩu nông sản chính ngạch. Với tầm quan trọng này, hiện nay, MSVT trở thành một trong những tiêu chí cứng để đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, đây là tiêu chí mới, khó thực hiện nên đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của ngành nông nghiệp và PTNT cũng như chính quyền địa phương.


Tây Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long