{title}
{publish}
{head}
Thời điểm hiện nay, bệnh thủy đậu đang có chiều hướng lây lan trên địa bàn TP. Đông Hà, tập trung vào trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng thủy đậu có thể gây ra biến chứng và nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy, phụ huynh nên chủ động phòng tránh bằng cách đưa trẻ đi tiêm vắc xin hoặc tư vấn ý kiến bác sĩ khi con mắc bệnh để có kiến thức chăm sóc trẻ một cách khoa học.
Các nốt ban tròn mọc khắp người của một trẻ em bị mắc thủy đậu ở TP. Đông Hà -Ảnh: H.N
Cách đây một tháng, con gái chị Ngô Thị Hiền, Phường 5, TP. Đông Hà mắc thủy đậu do lây từ các bạn trên lớp mẫu giáo. Do bản thân chưa từng bị thủy đậu, cũng không tiếp xúc với người bệnh nào trước đó nên khi thấy con toàn thân nổi phát ban, chị Hiền rất lo lắng. Được người quen tư vấn, chị Hiền kiêng nước, kiêng gió và cho con ở phòng kín, cách ly với các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, do mầm bệnh lây lan từ trước đó nên lần lượt cả nhà chị đều mắc thủy đậu.
Thể trạng của hai cô con gái chị Hiền không được tốt, lại chưa tiêm vắc xin phòng thủy đậu nên thời gian từ khi phát ban đến khi lành kéo dài hơn 2 tuần. Các con sốt cao, khó chịu, chán ăn do các nốt phát ban mọc sâu trong cổ họng khiến vợ chồng chị rất vất vả.
“Do kiêng nước nên tôi không cho các con tắm trong thời gian khá lâu khiến các cháu rất ngứa ngáy. Càng ngứa con lại càng gãi khiến các nốt phát ban vỡ ra, lây lan khắp cả người. Đáng nói là do bệnh lây lan từng người một trong nhà nên hơn 1 tháng nay, gia đình tôi sống chung với thủy đậu, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của hai vợ chồng và học tập của con cái”, chị Hiền chia sẻ.
Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 - 16 ngày. Bệnh thủy đậu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi...) khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như quần áo, khăn, ga trải giường... Thời gian đầu nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trong khoảng 12-24 giờ. Những nốt rạ sẽ dần tiến triển thành các mụn nước có chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể, trung bình từ 100 - 500 nốt. |
Không riêng gì gia đình chị Hiền mà nhiều gia đình khác cũng đang trong tình cảnh tương tự. Bệnh thủy đậu lây lan trong học đường, sau đó lây trong gia đình với thời gian kéo dài. Mùa cao điểm của bệnh này thường diễn ra từ tháng 2 đến tháng 6, trong thời tiết nắng nóng và độ ẩm cao. Triệu chứng đầu tiên của bệnh thủy đậu là sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Sau đó các nốt ban đỏ hình tròn bắt đầu phỏng nước, xuất hiện toàn thân, cả trong niêm mạc miệng gây khó khăn cho việc ăn uống.
Trong trường hợp bình thường, bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 5 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo. Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi... Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Theo quan niệm dân gian, khi trẻ bị thủy đậu thì phải tuyệt đối kiêng nước và gió. Trong khi căn bệnh này kể từ khi nổi phát ban đến lành hẳn có thời gian từ 5-10 ngày nên gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở người mắc. Nếu không giữ gìn cẩn thận, nhiều trẻ sẽ gãi vào các nốt phát ban khiến tình trạng lây lan diễn ra nhanh hơn, nguy cơ nhiễm trùng lớn hơn.
Theo cử nhân Lê Thị Bích, Điều dưỡng trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trẻ bị thủy đậu vẫn được tắm rửa bình thường bằng nước ấm và không cần kiêng kỵ quá mức. “Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh ngứa ngáy và không cần phải ở trong phòng quá kín. Tuyệt đối không được dùng nước lá để tắm hoặc bôi các loại thuốc dân gian để tránh việc viêm nhiễm tại các nốt phát ban”, chị Bích cho biết.
Thủy đậu có thể để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất. Vì thế, ở giai đoạn hồi phục sau 7 - 10 ngày phát bệnh, khi các mụn nước tự vỡ, khô lại và bong vảy, cần vệ sinh cẩn thận để tránh nhiễm trùng, kết hợp sử dụng thuốc trị sẹo, trị thâm.
Thường nhiều phụ huynh có con gái sẽ chủ động cho con tiêm vắc xin phòng thủy đậu từ nhỏ vì sợ nếu mắc sẽ để lại các vết sẹo trên cơ thể. Trên thực tế, trẻ đã tiêm vắc xin phòng thủy đậu vẫn có khả năng mắc nhưng tình trạng nhẹ hơn rất nhiều so với trẻ chưa tiêm.
Chị Nguyễn Thị Trang, phường Đông Lương, TP. Đông Hà cho biết: Đợt dịch này, con tôi cũng bị lây thủy đậu từ các bạn trong lớp. Tuy nhiên, cháu không sốt, không chán ăn và chỉ có 10 nốt phát ban trên cơ thể. Các nốt phát ban lại không phỏng nước nên tôi yên tâm tắm rửa cho con.
Cho đến nay, cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là tiêm ngừa bằng vắc xin. Vậy nhưng nhiều phụ huynh không muốn cho con tiêm phòng vì nghĩ rằng đó là bệnh trong đời ai cũng sẽ bị và nhiều người tiêm rồi vẫn mắc thủy đậu.
Giải thích về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Linh Nguyễn Tất Minh cho biết: Quan điểm này không đúng vì không phải ai cũng sẽ bị thủy đậu kể cả tiêm hay không tiêm chủng. Một liều vắc xin thủy đậu duy nhất cung cấp khả năng bảo vệ khoảng 99% đối với bệnh nặng và 80% chống lại nhiễm trùng thủy đậu ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào. Người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu sau khi chủng ngừa nhưng tình trạng nhiễm trùng thường nhẹ hơn rất nhiều.
Vắc xin thủy đậu phát huy tối đa tác dụng khi tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa từng mắc phải căn bệnh này trước đây. Đối với phụ nữ chuẩn bị có thai nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
“Vắc xin thủy đậu không nằm trong danh mục tiêm chủng mở rộng cho trẻ nên một số phụ huynh không có thông tin. Thông qua đội ngũ y tế thôn bản, chúng tôi luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, nhất là ở các vùng nông thôn, hiểu rõ lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin nói chung và vắc xin phòng bệnh thủy đậu nói riêng để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng trước các dịch bệnh”, bác sĩ Minh cho biết.
Thủy Ba
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - à bệnh viện chuyên khoa thực hiện khám điều trị về y học cổ truyền và phục hồi chức năng, thời gian qua Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức...
QTO - Bị mắc căn bệnh liên quan đến xương ngay từ trong bụng mẹ nên cuộc sống của bà Nguyễn Thị Thìn (sinh năm 1952) gặp rất nhiều khó khăn. Bà không lấy...
QTO - Sau nhiều năm bị lừa bán ra nước ngoài, cô gái may mắn trốn thoát và được giải cứu trở về bản làng yêu dấu của mình. Vượt qua nhiều ám ảnh, cùng với...
QTO - Xã Lìa được sáp nhập từ hai xã A Xing và A Túc của huyện Hướng Hóa, hiện có hơn 1.260 hộ dân với gần 5.700 nhân khẩu sinh sống ở 10 thôn, trong đó...
QTO - Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 80 chợ truyền thống kinh doanh tất cả các mặt hàng phục vụ nhu cầu của người dân. Nơi đây tập...
QTO - Vượt qua khó khăn, thời gian qua, Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh đã nỗ lực làm tốt nhiệm vụ, góp phần thể hiện sự tri ân...
QTO - Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã triển khai hiệu quả Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã...
QTO - Nhận định tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và thương tích ở trẻ em, vì thế thời gian qua, các cấp chính...
QTO - Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) đến các xã có mức sinh cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên...
QTO - Năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đặt mục tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt tỉ lệ bao phủ từ 96% dân số trở lên. Ngay từ...