Cập nhật: Thứ 3, 17/05/2016 | 11:42 GMT+7

Cần một giải pháp xử lý an toàn đối với Công ty CP nông sản Tân Lâm

(QT) - Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP nông sản Tân Lâm là một doanh nghiệp nông nghiệp gắn với nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của tỉnh. Công ty đã làm tốt chức năng ứng dụng, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp vật tư, tiền vốn, cây con giống..., trở thành doanh nghiệp“đầu đàn” về phát triển cây công nghiệp dài ngày, là hạt nhân thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển. “Vang bóng một thời” Tiền thân của Công ty CP nông sản Tân Lâm là Nông trường quốc doanh Tân Lâm được thành lập vào năm 1974. Vào thời điểm này Nông trường Tân Lâm phát triển hiệu quả mô hình tiêu- mít- dứa với 50 ha dứa, 80 ha tiêu, 10 ha lạc; xây dựng trại lợn gần 1.600 con và 500 con bò. Từ năm 1986-1990, Nông trường Tân Lâm thực hiện chương trình hợp tác trồng tiêu theo Hiệp định của hai Chính phủ Việt Nam-CHDC Đức (cũ) ký ngày 24/9/1986, bổ sung thêm nhiệm vụ xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu sang CHDC Đức. Theo đó, đơn vị đã mở rộng diện tích cây trồng lên đến 7.000 ha bằng cách sáp nhập thêm 3 HTX của xã Cam Nghĩa (Cam Lộ) vào nông trường; kinh doanh thêm nhiều mặt hàng nông sản có giá trị cao. Tổng số lao động là 1.800 người, đồng thời đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp Hồ tiêu Tân Lâm với 6 đơn vị thành viên. Thời kỳ này, xí nghiệp trồng được 260 ha tiêu, 220 ha cao su, nuôi 1.200 con bò. Từ năm 1991, đơn vị được đổi tên thành Công ty hồ tiêu Tân Lâm và sáp nhập Nông trường cà phê Khe Sanh giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty phát triển mạnh hơn, tăng tính cạnh tranh. Công ty đã nhanh chóng thích ứng và điều chỉnh phương thức hoạt động theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, sản phẩm; thành lập thêm xí nghiệp dâu tằm, nhà máy nước khoáng, mở rộng thêm 1 xí nghiệp cà phê ở Hướng Phùng, Hướng Hóa. Công ty cũng chú trọng thay đổi hình thức giao khoán, chuyển giao cho người lao động làm chủ vườn cây. Từng bước mở rộng quan hệ mua bán các mặt hàng nông sản với bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty tiến hành bán, khoán vườn tiêu cho người lao động để đầu tư phát triển mạnh mặt hàng cà phê chè tại Khe Sanh, Hướng Hóa. Có thể nói, cà phê là mặt hàng chính của công ty trong hơn một thập kỷ qua. Với giống cà phê Catimo, năng suất bình quân 15 tấn tươi/năm, khoảng 2,5 tấn nhân xuất khẩu/ha/năm, chất lượng khá tốt nhờ có dây chuyền chế biến cà phê hiện đại. Đặc biệt, công ty có được dự án PPP hỗ trợ nên đã nắm bắt được yêu cầu khắt khe của bạn hàng để tiêu thụ sản phẩm vào thị trường châu Âu. Công ty đã từng có hai bạn hàng chiến lược ổn định là KRAF (Đức) và SARALEE (Hà Lan), là những công ty mạnh về công nghệ rang xay, chế biến cà phê ở châu Âu.

Trụ sở Công ty CP nông sản Tân Lâm - Ảnh: PV

Ngày 29/12/2003, UBND tỉnh ra Quyết định chuyển đổi Công ty hồ tiêu Tân Lâm thành Công ty CP nông sản Tân Lâm. Theo đó, tỷ lệ nắm giữ cổ phần nhà nước tại đây là 51%, số còn lại 49% bán cho người lao động. Tuy nhiên trên thực tế, đợt bán cổ phần đầu tiên, người lao động chỉ mua được 25%, nên nhà nước vẫn giữ 75% cổ phần. Bắt đầu từ năm 2004, doanh nghiệp chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với nhiệm vụ trồng trọt, chế biến, tiêu thụ nông sản, tư vấn sản xuất nông nghiệp và kinh doanh vật tư máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, công ty đã vươn lên, làm ăn hiệu quả. Nếu năm 2007, công ty nộp ngân sách nhà nước trên 300 triệu đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên trên 1,5 tỷ đồng. Thu nhập người lao động đạt xấp xỉ 4 triệu đồng/người/tháng. Công ty được công nhận là doanh nghiệp hạng 2 trong ngành nông nghiệp và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Sản xuất kinh doanh thua lỗ Thế nhưng chỉ 2 năm sau, Công ty CP nông sản Tân Lâm rơi vào thua lỗ và sau đó chìm sâu trong nợ nần. Có rất nhiều lý do về việc kinh doanh thua lỗ như do giá mủ cao su liên tục rớt giá trong khi đó chủ trương mở rộng đầu tư kinh doanh của công ty chưa phù hợp. Cũng kể từ đây, người lao động đồng thời cũng là cổ đông của công ty đã phát hiện ra nhiều sự thật trong quá trình điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị công ty. Cụ thể, năm 2011, Công ty CP nông sản Tân Lâm thế chấp nhiều tài sản trong đó có Giấy CNQSDĐ số C935760 tại huyện Hướng Hóa cho Ngân hàng NN&PTNT huyện Cam Lộ để vay vốn với hạn mức vốn được phê duyệt tối đa là 40 tỷ đồng. Điều đáng nói, diện tích đất trên Giấy CNQSDĐ số C935760 với diện tích 170 ha cây cà phê là tài sản của 166 hộ nhận khoán hầu hết là cổ đông của công ty nhưng trong quá trình vay, công ty không thông qua các hộ nhận khoán. Vì vậy, các hộ nhận khoán đã tố giác hành vi sai trái này lên Cơ quan điều tra Công an tỉnh và đến tháng 4/2015, Công an tỉnh Quảng Trị đã kết luận Hội đồng quản trị Công ty CP nông sản Tân Lâm trong quá trình làm thủ tục vay, công ty không cung cấp thông tin về vườn cây là của các hộ nhận khoán, dẫn đến khi thẩm định ngân hàng không phát hiện ra sự thật này, đồng thời không thông qua cho các cổ đông biết. Cơ quan Công an nhận thấy việc làm này là sai, tuy nhiên động cơ mục đích vi phạm không phải vì vụ lợi cá nhân, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty, do vậy hành vi của HĐQT không cấu thành tội lừa đảo. Không đồng ý với kết luận này, các hộ nhận khoán đã gửi đơn đi các cấp kêu cứu, kiến nghị lên UBND tỉnh. Đến cuối tháng 3/2016, cổ đông Công ty CP nông sản Tân Lâm nhận được thông báo về phương án tái cơ cấu công ty của UBND tỉnh Quảng Trị. Theo đó, tỉnh Quảng Trị chủ trương bán phần vốn nhà nước tại công ty cho nhà đầu tư có năng lực (kèm theo điều kiện; hoặc thực hiện thủ tục phá sản theo luật định). Nguyên nhân là từ năm 2012, hoạt động của công ty thua lỗ nặng, tình hình tài chính của công ty mất cân đối nghiêm trọng, lỗ lũy kế 66 tỷ đồng, không có khả năng thanh toán. Như vậy, từ một thương hiệu kinh doanh nông sản nổi tiếng, đến nay Công ty CP nông sản Tân Lâm lâm vào cảnh sản xuất kinh doanh trì trệ, là “con nợ” của ngân hàng. Cần một giải pháp xử lý an toàn Hiện nay sự bức xúc của các cổ đông đang lên đỉnh điểm. Ông Lê Xuân Phú, đại diện các hộ nhận khoán mà chúng tôi được gặp đã bức bối cho rằng: “Chúng tô i cần được biết ai là người chịu trách nhiệm về hành vi gian dối này, nhất là khi công ty thua lỗ, nợ nần, số phận tài sản hàng chục tỷ đồng của họ như thế nào?”. Để kịp thời tái cơ cấu Công ty CP nông sản Tân Lâm theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9336/VPCP-ĐMDN ngày 11/11/2015, UBND tỉnh Quảng Trị đã thống nhất với SCIC về phương án tái cơ cấu như sau: SCIC bán phần vốn nhà nước của Công ty CP nông sản Tân Lâm cho nhà đầu tư có năng lực, quan tâm bỏ vốn đầu tư với điều kiện nhà đầu tư phải cam kết sau khi mua lại phần vốn nhà nước, việc thực hiện đầu tư kinh doanh khai thác vườn cây cà phê tại huyện Hướng Hóa và vườn cao su tại huyện Cam Lộ phải đúng với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đảm bảo ổn định an ninh chính trị và đời sống của người dân trên địa bàn, đặc biệt là tiếp tục thực hiện việc giao khoán để tạo việc làm ổn định cho các hộ gia đình đã nhận khoán trước đây. Trường hợp không bán được phần vốn nhà nước (không có nhà đầu tư nào đáp ứng yêu cầu trên) thì SCIC thực hiện thủ tục phá sản Công ty CP nông sản Tân Lâm theo đúng Luật Phá sản và các quy định liên quan của nhà nước. Trong quá trình thực hiện phá sản, SCIC phối hợp với các ngành liên quan đóng trên địa bàn xử lý vườn cây cao su và cà phê đảm bảo ưu tiên cho người lao động trong việc đấu giá, mua lại hay tiếp tục giao nhận khoán như trước đây. Phương án là vậy, nhưng rõ ràng sự lo lắng của các cổ đông (người lao động) của công ty là có cơ sở. Bởi một khi toàn bộ tài sản của công ty được SCIC đưa lên sàn giao dịch thì số phận của vườn cây sẽ được định đoạt ở một nhà đầu tư khác. Khi đó bản thân họ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng đầu tư và hoạt động của một “ông chủ” mới. Trong khi đó việc đề xuất bỏ ra ngoài sàn đấu giá 170 ha cao su, cà phê mà các hộ dân đang nhận khóa là phương án khả dĩ nhất nhưng còn phải đợi đến sự quyết định của phía SCIC. Nếu làm được như vậy là giải quyết được bài toán ổn định sản xuất cho 166 hộ dân đang sở hữu 170 ha cà phê và cao su. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: “Công ty CP nông sản Tân Lâm đang sở hữu nhiều đất đai gắn liền với vấn đề lao động, việc làm của người lao động. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Trị đã nhiều lần kiến nghị với Chính phủ về phương án tái cơ cấu lại hoạt động của công ty theo hướng có lợi cho người lao động nhằm giữ vững trật tự, trị an nông thôn cũng như việc làm, thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, quyền quyết định phương án giải quyết là tùy thuộc vào SCIC. Do đó, mong có sự hợp tác tích cực từ phía SCIC cũng như sự thấu hiểu, chia sẻ của người lao động trong quá trình tái cơ cấu lại hoạt động của Công ty CP nông sản Tân Lâm. HỒ NGUYÊN KHA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mua bán nước biển ở... vùng biển

Mua bán nước biển ở... vùng biển
9 giờ trước

QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
10:45 tối Thứ 5

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Đi trước nêu gương

Đi trước nêu gương
04:10 17/05/2016

(QT) - Nhiều năm nay, mô hình kinh tế đa dạng, hiệu quả của gia đình anh Lê Văn Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) được nông dân địa phương biết...

Xã Hải Phú về đích xây dựng nông thôn mới

Xã Hải Phú về đích xây dựng nông thôn mới
09:42 14/05/2016

(QT) - Sau 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với sự nỗ lực của các cấp, ngành, đoàn thể cùng sự chung tay của người dân, bộ mặt nông...

Bàu Thủy Ứ, điểm đến của du khách gần xa

Bàu Thủy Ứ, điểm đến của du khách gần xa
09:42 14/05/2016

(QT) - Mặc dù chúng tôi đến sớm nhưng bàu Thủy Ứ đã đông kín khách. Năm nay, khách ngoài tỉnh như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng đến đây nhiều hơn trước. Họ cho rằng, bàu Thủy Ứ là...

Xây dựng mô hình tưới khoa học cho cây trồng

Xây dựng mô hình tưới khoa học cho cây trồng
02:47 12/05/2016

(QT) - Năm 2016, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tiếp tục diễn ra hạn hán gay gắt ngay từ đầu vụ đông xuân đã ảnh hưởng lớn quá trình sản xuất nông nghiệp. Để đảm bảo sản xuất nông...

Hiệu quả học nghề xây dựng ở Vĩnh Hòa

Hiệu quả học nghề xây dựng ở Vĩnh Hòa
02:39 12/05/2016

(QT) - Về xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Phước Ngạn là học viên lớp học nghề kỹ thuật xây dựng năm 2013. Anh Ngạn cho biết: “Sau 3 tháng...

POWERED BY
Việt Long